Bỏ túi các cách bảo quản vải thiều tươi lâu và vẫn giữ nguyên độ ngon để có thêm những kiến thức cho những lần mua vải tiếp theo của bạn và gia đình nhé. Click xem ngay!
Nhắc đến trái cây mùa hè thì không thể không nhắc đến vải thiều – loại trái cây thơm lừng, ngon ngọt cũng với các cách chế biến đa dạng như thức uống , món bánh . Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ giúp bạn bỏ túi được một số cách bảo quản vải tươi lâu nhé!

cách bảo quản vải
Cách bảo quản vải tươi lâu
Bảo quản vải thiều bằng cách chọn vải chất lượng và sơ chế đúng cách
Muốn bảo quản vải được lâu, trước tiên chúng ta cần chọn được loại vải chất lượng và sơ chế đúng cách.
Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa, vỏ tròn căng, màu sắc đồng đều và phần cuống còn tươi.
Sau đó, tiến hành loại bỏ những quả bị hư, cắt bớt phần cuống rồi đem đi rửa sạch. Cuối cùng, để vải vào hộp đựng thực phẩm rồi đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 – 2 tuần.
2 Bảo quản vải thiều bằng cách phân loại chất lượng quả
Phân loại chất lượng quả dựa trên tiêu chí kích thước, màu sắc, hương vị,…sẽ giúp bạn bảo quản vải trong thời gian lâu dài, vì ở những giai đoạn chín khác nhau, trái cây của chúng ta sẽ tiết ra những loại khí khác nhau có thể làm chín nhanh hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của những quả khác.
Trong quá trình phân loại, bạn nên loại bỏ những quả đã bị hư để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo sang những quả khác.
3 Bảo quản vải thiều bằng hóa chất đúng cách (trường hợp số lượng lớn)
Chọn những quả có màu sắc sáng, đều màu và cột lại thành từng chùm nhỏ (mỗi chùm khoảng từ 3 – 5kg).
Tiếp đến, pha loãng dung dịch NaHSO3 với 1l nước sạch rồi nhúng từng chùm vải vào trong đó khoảng 10 phút.
Sau khi nhúng dung dịch NaHSO3 xong, bạn lấy chùm vải ra rồi nhúng tiếp vào dung dịch HCL 4% khoảng 2 – 5 phút. Cuối cùng, phơi khô vải trước quạt gió rồi đóng gói trong hộp xốp, bảo quản kho mát có nhiệt độ từ 4 – 5°C.
Cách làm này giúp vỏ cứng hơn, giữ được màu sắc, hạn chế mất nước và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm hư vải trong khoảng 1 tháng.
Lưu ý:
- Trong quá trình thực hiện, bạn cần tuân theo đúng liều lượng, các yêu cầu về nguyên liệu, chuẩn bị như mang găng tay chuyên dụng,… nhé!
- Nên tham khảo thêm ý kiến từ những chuyên gia, có kinh nghiệm để có cách sử dụng phù hợp nhất với trường hợp vải của bạn.
4 Bảo quản vải thiều trong thùng xốp để vận chuyển đi xa
Không chỉ quan trọng ở khâu chọn mua loại vải thiều ngon việc bảo quản sao cho vải để được lâu cũng rất quan trọng đó nha, bởi một năm mùa vải chỉ có một lần thôi đấy.
Cách bảo quản vải thiều thông dụng và hữu hiệu nhất để vận chuyển đi xa chính là sau khi thu hoạch cho vải vào các thùng xốp, lót thêm các bao túi nhựa để khi vận chuyển vải đi xa hạn chế được sự va đập, làm hư vải và giữ cho màu sắc của vỏ vải được lâu hơn.
Ngoài ra, người ta còn lót thêm một ít đá để bảo quản độ tươi trong vòng 24h. Chính vì thế, bạn cần lưu ý bọc kĩ vải bằng túi nhựa trước để tránh khi đá tan sẽ làm vải bị hư hỏng.
Nên chọn các thùng xốp giữ nhiệt, đục thêm một vài lỗ giúp cho không khí trong thùng được thông thoáng hơn nhé!
5Bảo quản vải thiều bằng cách bọc giấy báo rồi cho vào hộp nhựa hoặc túi nilon
Với lượng vải nhiều thì bạn có thể cho vào thùng xốp, tuy nhiên với lượng vải ít thì sao nhỉ? Đầu tiên, bạn cắt rời từng trái vải ra và cắt ngắn bớt phần cuống vải.
Sau đó lót một vài lớp giấy báo vào trong hộp nhựa rồi bắt đều xếp các trái vải vào. Để bảo quản lâu hơn thì bạn nên xếp cứ một lớp giấy báo rồi đến một lớp vải, làm lần lượt như vậy đến khi đầy hộp. Đậy nắp lại và cho vảo ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho hộp nhựa vào ngăn đông tủ lạnh, như vậy thời gian bảo quản sẽ được kéo dài hơn. Khi ăn chỉ cần lấy một lớp vải ra rã đông là có thể ăn rồi đấy!
6Bảo quản vải thiều bằng túi zip
Nếu không có hộp đựng bạn có thể chia nhỏ các khẩu phần vải cho vào túi nilon hoặc túi zip, bọc kín lại rồi cho vào tủ lạnh đều được nhé!
Hoặc bạn có thể cho vải vào túi và dùng máy hút chân không chuyên dụng, sau đó hút sạch không khí trong túi và hàn miệng túi lại cho kín. Cách này sẽ giúp bảo quản vải khỏi các vi khuẩn, nấm mốc và rất thuận tiện khi bạn muốn vận chuyển vải đi xa.
7 Bảo quản vải thiều trong ngăn đông tủ lạnh
Như đã hướng dẫn ở các cách trên, khi đựng vải trong hộp có lót giấy báo hoặc đựng trong túi nilon, túi zip, bạn cũng đừng quên bảo quản chúng ở trong ngăn đông tủ lạnh (bảo quản được hơn 2 tháng).
Bởi khi vải được làm đông sẽ giúp cho vải giữa được độ tươi ngon lâu hơn, kéo dài thời gian bảo quản ra, nhất là với các trường hợp khi bạn mua quá nhiều vải mà chưa thể dùng hết một lần.
Tuy nhiên, nếu bạn sẽ cách này làm tốn diện tích của tủ lạnh thì vẫn còn một cách đó là bạn bóc vỏ trái vải ra hết, cho vào hộp đựng, rắc thêm một ít đường để ngâm cho trái vải được lâu.
Sau đó đậy nắp lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này khi ăn sẽ rất tiện mà hương vị lại ngon ngọt không kém vải tươi một chút nào đâu nhé!
8 Bảo quản vải thiều bằng cách phơi hoặc sấy khô
Vải sau khi được rửa sạch, cắt ngắn phần cuống, bạn có thể mang đi phơi khô tự nhiên ở ngoài nắng (quá trình này mất khoảng 9 – 10 ngày) đến khi phần vỏ khô lại. Cầm lên tay, lắc nhẹ, nghe tiếng lộc cộc chứng tỏ phần hạt đã khô lại là được rồi đấy.
Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể cho vải vào lò nướng, lò vi sóng,… để sấy khô trái vải. Nếu bạn đã quá ngán vải tươi thì đừng quên làm thử cách này nhé. Hương vị của vải sấy khô ngon ngọt, thịt vải dẻo mềm chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê cho mà xem.
9 Bảo quản vải sấy khô dùng được lâu
Vải thiều sấy khô bạn chia ra thành từng phần nhỏ (mỗi phần khoảng 500gr) rồi đem bỏ vào túi nilong, buộc kín lại. Sau đó, bọc thêm khoảng 2 – 3 lớp túi nữa rồi đem bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cách làm này có thể bảo quản vải sấy khô từ 5 – 8 tháng.
Mách nhỏ: Cứ cách 2 – 3 tháng bạn nên kiểm tra vải khô 1 lần để tránh tình trạng những quả hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng của những quả khác.
10 Bảo quản vải thiều bằng cách ngâm với nước muối pha loãng
Vải thiều mua về bạn đem bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài rồi cho vào ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 1 tiếng.
Sau đó vớt ra để vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín nắp rồi đem bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này có thể bảo quản vải trong khoảng từ 3 – 4 tuần.
11 Bảo quản vải thiều bằng cách xay hoặc ép
Ngoài các cách bảo quản trái vải tươi, nguyên vẹn thì vẫn còn một số cách bảo quản cũng rất hay ho nữa. Tuy nhiên các cách này thường đã qua chế biến nên sẽ chỉ giữ được độ dinh dưỡng trong vải.
Bạn lột bỏ vỏ và phần hạt, rồi cho vào máy xay sinh tố hoặc máy ép trái cây để lấy phần nước, lọc bỏ xác vải. Cho nước vải vào trong chai (đã được làm sạch).
Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Bạn cũng có thể sử dụng nước vải để chế biến thành các thức uống, sinh tố khác cũng rất ngon nữa đấy, cách này vừa hay lại vừa tiện đúng không nào!
12 Bảo quản bằng cách làm vải ngâm
Nếu bạn không thích hương vị của vải sấy khô thì có thể thử qua cách làm vải ngâm thử nhé.
Cách này thì đơn giản và ít tốn thời gian hơn nhiều, bạn chỉ cần bóc bỏ vỏ vải và hạt đi. Sau đó cho vảo vào hũ đựng, đun nóng nước đường cho sánh lại, để nguội rồi đổ ngập phần vải trong hủ. Đậy nắp lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Với cách làm vải ngâm này, ngoài việc có thể dùng trực tiếp, bạn cũng có thể pha với đá hoặc làm trà vải để uống cũng rất ngon đấy nhé!
13 Bảo quản vải thiều bằng cách lên men làm rượu
Vải thiều mua về bạn đem rửa sạch, bóc vỏ và bỏ hạt. Sau đó, đem thịt vải đi ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút.
Tiếp đến, vớt vải ra, để cho ráo rồi rồi cho vào một cái bình hoặc hũ đã rửa sạch. Sau đó, đổ 1 rượu trắng ngập lên vải, đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 2 – 4 tuần là có thể sử dụng được.
Cách Bảo Quản Vải Sấy Khô
Tác dụng của quả vải thiều sấy khô
- Quả vải khô chứa 66 calo mỗi 100 g, tương đương với quả nho sấy. Đặc biệt, thành phần của nó bao gồm lượng lớn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe
- Các nghiên cứu cho thấy Oligonol , một polyphenol có trọng lượng phân tử thấp, được tìm thấy rất nhiều trong quả vải thiều sấy khô. Oligonol được cho là có tác dụng chống oxy hóa và phòng chống cảm cúm. Ngoài ra, nó còn giúp làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan, giảm cân và bảo vệ da khỏi các tia UV có hại.
- Giống như các loại trái cây họ cam quýt, vải sấy khô là một nguồn cung cấp vitamin-C tuyệt vời cho cơ thể (Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ trái cây giàu vitamin-C giúp cơ thể con người phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và làm sạch các gốc tự do gây viêm, có hại)
- Vải khô cũng là nguồn cung cấp vitamin B rất phức tạp như thiamin, niacin và folates. Những vitamin này rất cần thiết vì chúng hoạt động bằng cách đóng vai trò là yếu tố giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo.
- Vải khô cũng mang nhiều khoáng chất như kali và đồng . Kali là thành phần quan trọng giúp sản xuất hồng cầu và giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp; do đó, nó cung cấp bảo vệ chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô

Để bảo quản vải sấy khô được lâu, bạn cần biết được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản.
Độ ẩm trong quả vải khô.
Sau khi sấy khô, cùi vải có vị ngọt sắc, dẻo quạnh nhờ quá trình làm mất nước. Độ ẩm trong vải sấy tuy không còn nhiều nhưng khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường (độ ẩm trung bình 75%), phần vỏ và cùi vải sẽ rất dễ bị nhiễm ẩm và sinh ra nấm mốc, hư hỏng.
Chất lượng quả vải khô dùng bảo quản
Thời gian bảo quản vải sấy khô được bao lâu phụ thuộc vào chất lượng quả vải sấy ban đầu.
Vải sấy khô loại ngon, quả tròn đều, thịt quả dẻo thơm có thể bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm. Những quả vải khô loại 2, loại 3, chất lượng quả kém chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn, trung bình từ 2 – 3 tháng.
Cách chọn vải sấy khô thơm ngon
Hiện nay, trên thị trường vải sấy khô được rao bán với nhiều mức giá khác nhau. Đối với vải sấy khô bóc vỏ loại 1, quả to tròn, màu vàng, long vàng thường có giá từ 150. 000 đến 200.000 đồng/kg.
Vải sấy loại 2 có vỏ nâu đen, long đen có giá từ 85.000 – 150.000 đồng/kg. Đối với vải sấy khô cả quả giá dao động từ 80.000 – 120.000 đồng/kg.
Vì được sấy khô cả vỏ ngoài nên khi bạn không có kinh nghiệm rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. Vì thế, bạn nên chọn mua vải sấy có nhãn hiệu uy tín như vải Thanh Hà, Lục Ngạn và chọn sản phẩm có hạn sản xuất gần đây nhất.

Quả vải sấy khô đạt tiêu chuẩn là có vỏ ngoài khô đều, giữ nguyên dáng hoặc móp nhẹ. Khi bóc, long vải thơm dẻo, ngọt sắc, sờ không dính tay và có màu cánh gián đậm.
Long vải có màu đen là đã bị cháy, còn long màu nâu nhạt là sấy chưa đủ độ khô. Bạn nên ăn chúng ngay trong thời gian ngắn.
Cách bảo quản vải sấy khô dùng cả năm
Bảo quản vải sấy khô nơi khô ráo, thoáng mát
Sau khi mua về hoặc tự phơi sấy tại nhà, vải khô được cho vào túi nilon, túi zip hoặc hộp kín để tránh tiếp xúc với không khí. Bạn nên bọc vải sấy khô trong 2 lớp túi và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát nhất.

Nếu có nhiều vải sấy khô, bạn nên chia nhỏ chúng thành nhiều phần để tiện dùng, không phải mở gói nhiều lần. Sau mỗi lần dùng, bạn nhớ buộc chặt túi hay đóng kín nắp hộp để hạn chế vải khô tiếp xúc với không khí quá lâu.
Lưu ý: Không nên sử dụng long vải bị nấm, mốc để tránh gây ảnh hưởng đến đường ruột với các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy.
Phơi vải khô định kỳ dưới nắng
Khi mua về, nếu cảm thấy vải sấy chưa đủ độ khô mong muốn bạn hãy mang phơi thêm 2-3 lần nắng nữa. Quá trình phơi cần đảo vải đều nắng, nhẹ tay để tránh làm vỡ nát vỏ quả. Sau đó để nguội vải, cho vào túi kín và buộc chặt lại.
Để có vải thơm dẻo dùng cả năm, bạn nên mở túi kiểm tra vải khô định kỳ 2-3 tháng. Cẩn thận hơn bạn nên mang vải ra phơi thêm một lượt nắng để chống ẩm mốc và mối mọt hiệu quả hơn.
Trong trường hợp túi vải sấy bị nhiễm ẩm, vỏ quả bị mốc nhẹ hoặc mất độ giòn, bạn có thể mang vải ra phơi khô dưới nắng hoặc cho vải vào lò nướng ở 100 độ để phục hồi lại chất lượng vỏ và quả. Sau đó, chờ vải nguội hẳn rồi cho vải vào túi nilon để tiếp tục bảo quản.
Bảo quản vải phơi khô bằng túi hút chân không

Sử dụng túi hút chân không là cách bảo vải sấy khô đạt hiệu quả tốt nhất. Chia vải sấy hành từng phần nhỏ, xếp ngay ngắn vào túi rồi dùng máy hút loại bỏ hết không khí. Cuối cùng là ép kín miệng túi và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Vải khô đựng trong túi hút hút chân không luôn đảm bảo chất lượng, không lo bị mốc trong cả năm.
Cách bảo quản trái vải khô để được lâu
Cách chọn mua vải khô
Hiện tại, các loại vải khô đang được bán trên thị trường phổ biến với vải loại 1, vải loại 2, loại 3, vải khô vỡ, dập,… Giá vải sấy khô các loại trên facebook và các sàn thương mại điện tử dao động từ 50.000/kg – 150.00/kg cho từng loại.
Tuy nhiên, vì đã được sấy khô cả vỏ ngoài nên người tiêu dùng rất dễ mua phải vải khô kém chất lượng. Vì thế, nếu mua vải sấy online, từ các đại lý bán vải khô,…, hãy đảm bảo rằng loại vải bạn mua, biếu tặng là loại vải của mùa mới, được sấy khô tự nhiên, quả vải tròn đều hoặc móp nhẹ, cùi vải màu nâu cánh gián, ăn dẻo ngọt, sờ không dính tay.
Trong trường hợp vô tình mua phải loại quả vải mà nhiều quả sâu đầu, bị dập hoặc sấy non tay, chưa đủ độ chín, tốt nhất bạn nên chọn lọc lại những quả ngon, bóc cùi vải khô và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Nếu bảo quản trong túi nilong ở điều kiện thường, những loại vải này rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, khiến quả bị mốc, hỏng, không thể sử dụng được.
Cách sử dụng quả vải khô
Bóc vỏ, lấy phần thịt vỏ quả vải ra ngoài. Đến đây, bạn có thể cho chúng vào miệng, ăn thịt (cùi) vải rồi bỏ hạt ra ngoài. Trong trường hợp muốn tách lấy thịt quả vải để ngâm rượu, bạn có thể dùng một con dao nhỏ, rạch một đường nhỏ bên ngoài thịt quả theo chiều dọc, nhẹ nhàng dùng tay lột lớp thịt vải rồi bỏ hạt. Trong quá trình lột cùi vải, nên hạn chế để cùi vải tiếp xúc với nước, nó sẽ làm cùi vải bị hỏng, khó bảo quản sau này.
Vải sấy khô là đồ ăn vặt ngon, lành mạnh cho tất cả mọi người. Bạn có thể sử dụng quả vải thiều sấy khô làm đồ ăn vặt tại nhà, đi làm, đi du lịch,…. Hầu hết mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ thích ăn vải khô vì hương vị thơm ngọt tự nhiên mà quả vải mang lại.
Với quả vải khô, bạn có thể sử dụng bằng một số cách phổ biến như sau:
– Dùng như một món đồ ăn vặt trực tiếp mà không cần bất cứ một thực phẩm bổ sung nào
– Dùng quả vải thiều khô để nấu các món hầm, nấu canh cùng thịt gà, vịt, chim bồ câu, vỏ quýt khô và các loại thảo dược khác.
– Cùi vải thiều sấy khô có thể sử dụng để nấu chè, nấu thạch, làm mứt, làm nước sốt hoặc siro,…
– Cùi vải sấy khô sử dụng làm bột hoặc thuốc sắc trong một số bài thuốc đông y. Nước sắc từ cùi vải khô có thể sử dụng để chữa bệnh thiếu máu, cơ thể suy nhược, ngăn ngừa ung thư, làm hạ huyết áp, tốt cho tim mạch,…
– Cùi vải được ngâm với rượu trắng để làm rượu thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới.

Vải sấy khô dùng để làm gì? Mẹo dùng vải thiều sấy khô tốt cho sức khỏe
Một vài lưu ý khi dùng quả vải sấy khô
Vải thiều sấy khô là thứ quà ngọt của thiên nhiên, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được quả vải thiều khô bởi có thể nó sẽ mang đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Là sản phẩm có tính nóng, lượng đường trong thành phần cao, vải khô không thích hợp sử dụng cho người huyết áp cao, tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Những người thừa cân, béo phì, cơ thể nóng, mẫn cảm, dễ nổi mụn nhọt cũng nên hạn chế ăn loại quả này.
Hạt của quả vải khô có thể sử dụng để nấu nước chữa bệnh tiểu đường, đau dạ dày, đau tinh hoàn và một vài loại đau khác

Vải khô, hình ảnh trái vải thiều sấy khô Lục Ngạn, Bắc Giang
Câu hỏi thường gặp
- Ăn vải sấy khô có tốt không?
Vải thiều sấy khô chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng có lợi. Chỉ cần ăn một vài trái vải sấy khô hàng ngày bạn đã có thể phòng ngừa các bệnh về tim.
Chất xơ của quả giúp cải thiện vị giác, làm sạch đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt chúng còn có tác dụng hỗ kiểm soát huyết áp, cải thiện lưu thông máu và chống cảm cúm. - Ăn vải khô có gây nóng không?
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trái vải khô là vị thuốc có tính nóng. Nếu tiêu thụ nhiều vải sấy khô trong một thời gian sẽ gây ra các biểu hiện xấu như mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng, đau miệng,…
- Có thể sử dụng vải khô khi mang thai và cho con bú không?
Trong quá trình mang thai, thân nhiệt người phụ nữ thường bị nóng. Nếu ăn nhiều trái vải sấy sẽ làm tính nóng được tăng cường, gây ra các biến chứng như tăng đường huyết, tiểu đường thai kỳ, xuất huyết, tăng nhiệt bên trong và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Vậy là bạn đã biết cách bảo quản vải tươi lâu, ngon ngọt và mọng nước như mới thu hoạch rồi đúng không nào? Chúc bạn thực hiện thành công và có những món ăn ngon với vải thiều nhé!
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách bảo quản vải sấy khô trong tủ lạnh
- Chế biến vải khô
- Cách bảo quản vải thiều khô
- Vải sấy khô làm món gì ngon
- Giá vải sấy khô
- Mua vải thiều sấy khô ở đâu
- Cách bảo quản nhãn sấy khô
- Quy trình sản xuất vải sấy khô