Bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa nên thực hiện như thế nào? Nếu bạn chưa biết thì nên xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

cách bảo quản trái cây đi xa
Rau củ quả, trái cây đều là những mặt hàng rất dễ hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển nếu không được đóng gói, bảo quản đúng cách. Nhẹ thì bị dập nát, héo úa, nặng thì bị thối rữa, hư hỏng không sử dụng được. Do đó, để đảm bảo trái cây luôn tươi ngon đến địa chỉ nhận, người gửi cần tuân thủ 2 cách đóng gói, bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa được Coko chia sẻ dưới đây.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Nhu cầu vận chuyển trái cây hiện nay
Hiện tại nhu cầu tiêu thụ trái cây của người tiêu dùng ngày càng tăng lên do đời sống xã hội được cải thiện. Đặc biệt là các loại hoa quả, trái cây từ những vùng khác, tỉnh khác được ưa thích vì hương vị mới lạ hơn những loại trái cây, hoa quả bản địa. Có thể lấy ví dụ như những loại hoa quả miền Nam như sầu riêng, thanh long, chôm chôm… được người Bắc rất thích và ngược lại những loại hoa quả miền Bắc như mận, đào, vải… được tiêu thụ nhiều ở miền Nam
Chính vì nhu cầu này mà việc vận chuyển trái cây, nhất là vận chuyển đường xa phải đáp ứng được yêu cầu đảm bảo sự tươi ngon, nguyên vẹn, tránh dập nát… làm ảnh hưởng đến chất lượng trái cây trong quá trình vận chuyển
Vì thế mà việc đóng gói, bảo quản trái cây để vận chuyển, nhất là vận chuyển đường xa là điều quan trọng và cần được thực hiện đúng cách để giữ nguyên được chất lượng, sự tươi ngon của trái cây khi được giao đến cho khách hàng
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Yêu cầu đóng gói của dịch vụ vận chuyển các mặt hàng trái cây đi xa
Để trái cây đảm bảo độ tươi ngon và những giá trị thực phẩm cũng như vệ sinh của mình, khi vận chuyển các chành xe, nhà xe, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực vận tải cần phải quan tâm nhiều đến các nội dung, yêu cầu đóng gói, bảo quản đáp ứng tốt các điều kiện đặt ra để quá trình vận chuyển đạt được kết quả cao và hoàn thiện nhất.
Nguyên nhân chính dẫn đến hư hại trong quá trình vận chuyển đường dài chính là sự va chạm và chèn ép lẫn nhau của trái cây khi trong xe. Đặc biệt là khi xe đi qua những con dốc, cua quẹo, đoạn đường chất lượng kém. Việc đóng gói với một mục đích quan trọng đó chính là giảm lực tiếp xúc và sự tiếp xúc của trái cây, tránh hư dập nát dẫn đến hôi thối.
Phần lớn các loại trái cây yêu cầu nhiệt độ cao để giữ được độ tươi và giá trị của mình. Nhưng cũng có những loại trái không yêu cầu nhiều độ thấp mà vẫn tốt với nhiệt độ bình thường. Do đó, tùy vào yêu cầu đặc điểm của từng trái mà các nhà xe sẽ trang bị cách vận chuyển khác nhau, có thể là xe tải thường, cũng có thể là các xe tải khoang lạnh. Hiện nay đa số các nhà xe còn đóng gói nước đá hoặc đá gel để bảo quản hoa quả hoặc trang bị các hộp đựng chuyên dụng để tránh va đập.
Trái cây đang là mặt hàng chủ chốt cần tập trung quan tâm chú ý trong vận tải
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Những bước đầu khi bảo quản trái cây để vận chuyển
Lựa chọn trái cây
Để vận chuyển trái cây đường dài thì khâu chọn trái cây cần phải được chú trọng. Nếu như người bán chọn các quả không đảm bảo chất lượng, đã chín tới hay bị hư hỏng thì dù kỹ thuật vận chuyển hay bảo quản có tốt đến dường nào cũng sẽ không thể bù đắp được. Tùy theo từng loại trái cây mà người bán sẽ có tiêu chí chọn lựa để vận chuyển đường xa khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các trái cây để chuyển đi đường dài sang địa điểm khác phải đảm bảo hai tiêu chí sau:
- Trái cây phải tươi ngon, không bị xây xát hay bị sâu bệnh. Bên vẻ ngoài có màu sáng tươi, không bị thâm hay bị dập.
- Trái còn nguyên cuống, cuống còn tươi xanh và cứng. Đặc biệt nên lựa các loại quả vừa thu hoạch xong, tránh lựa những loại quả đã thu hoạch lâu.
Xử lý trái cây khi mới mua về
Trái cây khi mới được chuyển từ nhà vườn về kho vận chuyển không tránh khỏi những bụi bẩn. Để xử lý việc này, các bạn cần thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Rửa sạch trái cây. Tốt nhất là nên dùng vòi nước chảy loại có tia nhỏ, chỉnh lượng nước mạnh và vừa phải để rửa trôi hết chất bẩn, nấm hay vi khuẩn ra khỏi trái cây, tuy nhiên không nên quá mạnh tay sẽ làm gây dập nát trái cây, đặc biệt đối với các loại quả mềm. Công đoạn này cần sự cẩn thận để vỏ quả bị xước hay bị dập nát không đáng có.
- Bước 2: Ngâm trái cây trong nước muối tầm 5 phút, không để quá lâu.
- Bước 3: Dùng vải lau sạch phần núm quả để tránh bị dập núm, nhưng vẫn có thể đảm bảo nấm mốc, vi khuẩn được lau sạch và không gây hư hại cho quả.
- Bước 4: Làm ráo trái cây, có thể sử dụng quạt tăng tốc độ ráo, nhưng không nên để quá lâu sẽ khiến quả bị khô và héo.
- Bước 5: Gói quả thật kín trong bao PE và bảo quản ở nhiệt độ 15 độ C.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Vận chuyển trái cây đi xa dễ gặp phải sự cố gì?
Rủi ro trong quá trình vận chuyển là điều khó có thể tránh khỏi khi giao nhận hàng hóa. Dù là hàng thông thường, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ hay rau củ quả, trái cây thì đều dễ gặp phải sự cố khi giao nhận. Việc đóng gói, bảo quản trái cây không đúng cách chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trái cây bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Thông thường, những sự cố thường gặp khi vận chuyển trái cây đi xa sẽ gồm có:
- Trái cây bị dập nát hoặc héo úa: Không đóng gói trái cây trong thùng chuyên dụng, không đảm bảo về yếu tố nhiệt độ khi vận chuyển chính là lý do khiến trái cây bị dập, héo trong quá trình giao nhận. Bởi vì, hoạt động vận chuyển di chuyển trên nhiều tuyến đường, địa hình cũng như chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc trái cây bên trong bị tác động dẫn đến dập nát hay héo úa là tình huống thường xuyên gặp phải.
- Trái cây bị thối rữa, hư hỏng không sử dụng được: Với những loại trái cây cần vận chuyển liên tỉnh, 2 chiều Bắc – Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài nếu không được đóng gói, bảo quản đúng cách sẽ rất dễ bị hư hỏng nặng khi giao nhận. Một số sự cố thường gặp là hoa quả bị thối, bị héo quắt, giảm chất lượng, thậm chí không sử dụng được.
Việc gặp phải sự cố khi vận chuyển trái cây tuy là điều khó tránh, nhưng bạn có thể hạn chế bằng cách đóng gói đúng chuẩn. Ngoài ra, việc bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa đúng cách cũng giúp hạn chế sự cố gặp phải hiệu quả.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Yêu cầu đóng gói, bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa như thế nào?
Để đảm bảo trái cây khi vận chuyển đường xa luôn tươi ngon đến địa chỉ nhận, các bên vận chuyển đều có những yêu cầu nhất định về cách đóng gói và bảo quản. Việc tuân thủ và thực hiện đúng những tiêu chí này sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro khi vận chuyển trái cây, đồng thời đảm bảo cho hàng hóa đến nơi an toàn:
- Thông thường, để trái cây hay rau củ quả luôn tươi và giữ được chất lượng tốt nhất khi vận chuyển, các đơn vị giao nhận đều yêu cầu cụ thể về cách đóng gói. Theo đó, bạn phải sử dụng các loại thùng, hộp đựng chuyên dụng để đóng gói mặt hàng này. Việc chọn được loại thùng phù hợp cho từng rau củ quả, trái cây sẽ giúp bạn hạn chế khá tốt rủi ro khi giao nhận.
- Bên cạnh việc chọn đúng loại thùng chuyên dụng để đóng gói hàng hóa, bạn còn phải chọn được loại phương tiện vận chuyển phù hợp nhất. Với mặt hàng là trái cây tươi cần yêu cầu về nhiệt độ khi vận chuyển, bạn sẽ phải sử dụng đến các loại xe tải đông lạnh để bảo quản hàng hóa tốt nhất trong nhiệt độ thích hợp.
- Với những loại rau củ quả hay trái cây không cần bảo quản trong khoang lạnh và có thể sử dụng xe tải bình thường để vận chuyển thì bạn cần sử dụng đá gel để bảo quản. Tùy thuộc vào loại trái cây vận chuyển mà bạn có thể áp dụng nhiều cách bảo quản khác nhau cho phù hợp.
Việc tuân thủ đúng các yêu cầu về đóng gói, bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa sẽ giúp bạn đảm bảo mặt hàng này đến địa chỉ nhận an toàn, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Cách đóng gói, bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa chi tiết
Để giúp bạn có được cách đóng gói, bảo quản trái cây khi vận chuyển đường xa chuẩn nhất, bạn có thể thực hiện như sau:
Cách đóng gói, bảo quản trái cây cần chuyển đi nhanh
Đối với các loại rau củ quả và trái cây cần gửi vận chuyển đi nhanh, bạn nên chú ý đóng gói trong thùng xốp, thùng carton hoặc các bao gai để hạn chế va đập trong quá trình vận chuyển. Khi đóng gói, bạn chú ý bọc trái cây trong những loại túi chuyên dụng sau đó xếp cẩn thận vào thùng.
Loại thùng được sử dụng đóng gói phải chắc chắn và có thể trồng nhiều thùng khác lên khi vận chuyển. Đồng thời, bạn cần đảm bảo thùng có nhiều kẽ hở, lỗ thông hơi để trái cây bên trong không bị hấp hơi dẫn đến hư hỏng. Với những loại trái cây tươi, bạn không nên bọc trong các túi nilon để tránh bị ủ khí khiến trái cây bị ướt dẫn đến giảm chất lượng.
Cách đóng gói, bảo quản trái cây lạnh
Bên cạnh cách đóng gói các loại trái cây cần chuyển đi nhanh thì bạn cũng nên “bỏ túi” cho mình cách đóng gói, bảo quản trái cây lạnh khi vận chuyển. Khác với những cách đóng gói thông thường, khi vận chuyển hàng hóa là trái cây có yêu cầu về nhiệt độ bảo quản, bạn cần phải sử dụng cách chuyên dụng để đóng gói.
Theo đó, bạn cần cho trái cây vào thùng xốp hoặc thùng ướp đá. Lượng đá trong thùng phải đảm bảo có khả năng làm lạnh trong 24 giờ liên tục. Khi đóng gói, bạn cần đóng kín thùng để tránh đá bị tan và khiến nước đá chảy ra ngoài gây hư hỏng trái cây. Thông thường, cách đóng gói này sẽ phù hợp để vận chuyển những đơn hàng trong khu vực nội thành bằng xe tải thông thường.
Với những loại trái cây cần vận chuyển đi xa thì sẽ phải sử dụng đến các loại xe chuyên dụng đó là xe tải lạnh. Khi giao nhận trái cây bằng loại xe này, bạn chỉ cần đóng gói vào thùng thoáng khí và đặt vào khoang lạnh của xe tải. Loại thùng nên lựa chọn là thùng xốp để giúp hạn chế tác động va đập khiến trái cây bầm dập, hư hỏng.
Cách bảo quản trái cây khi vận chuyển
Như đã nói ở trên, đối với mỗi loại trái cây khác nhau lại có cách bảo quản khác nhau.
Thanh long
Sau khi đã lựa những quả thanh long màu đỏ tươi ngon và đẹp mắt, thanh long được bọc bằng bao polyetylen có đục 20 – 30 lỗ bằng kim và đóng kín lại. Sau đó vận chuyển trong điều kiện trời mát, tốt nhất bạn nên vận chuyển trong container lạnh 5◦c và độ thông khí 20 – 25m3/giờ.
Xoài
Sauk hi thu hoạch, được phân loại và rửa sạch, rồi ngâm trong dung dịch Cacl2 hoặc Ca(NO3)2, nồng độ sử dụng 4-6%, vớt ra để khô ở điều kiện tự nhiên, sau đó được đựng trong túi nilong có kích thước 15×25cm.
Bảo quản trong nhiệt độ tối đa là 10,5 – 12,5◦c. Thời gian bảo quản trên 30 ngày xoài vẫn giữ được độ tươi ngon.
Lưu ý là xoài không nên để trong xe lạnh dưới 10◦c, xoài dễ bị hư nếu như nhiệt độ lạnh quá sẽ làm chuyển màu, thịt mềm đi.
Sầu riêng
Sầu riêng thường được xử lý qua các giai đoạn: rửa sạch, nhúng dung dịch clo, bóc vỏ, tách múi, phân loại múi, đóng gói. Sầu riêng được đóng trong hộp PP và vận chuyển trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ khoảng 40◦c.
Măng cụt
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản măng cụt là 13◦c.
Đối với mỗi cá nhân, nếu bạn muốn gửi hoa quả từ mình đi nơi khác làm quà thì chúng ta cần chú ý đến một số cách bảo quản như sau:
Bạn có thể gửi qua đường hàng không để không mất nhiều thời gian vận chuyển, trái cây được bọc trong nilong thoáng như vậy sẽ không bị đọng nước, tránh bị hỏng.
Bạn có thể bọc từng trái trong tờ báo để tránh hoa quả bị dập và yêu cầu để trong khoang lạnh.
Lựa chọn đơn vị vận chuyển trái cây uy tín
Hiện tại với nhu cầu thị trường với mặt hàng trái cây trong nước và quốc tế tăng cao thì có rất nhiều đơn vị vận chuyển đã triển khai dịch vụ này. Tuy nhiên thì để đảm bảo hàng hóa đến tay người sử dụng được tươi ngon, đảm bảo chất lượng nhất thì việc lựa chọn một đơn vị uy tín là điều rất quan trọng
Hy vọng với chia sẻ này, bạn đã có thêm kiến thức để đảm bảo trái cây, rau củ quả khi vận chuyển luôn an toàn và tươi ngon đến địa chỉ nhận
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách đóng gói trái cây đi xa
- Khi vận chuyển trái cây đi xa để tránh trường hợp quả nhanh chín
- Cách bảo quản rau củ trong thùng xốp
- Cách ship trái cây
- Cách vận chuyển trái cây từ Nam ra Bắc
- Cách bảo quản trái cây trong thùng xốp
- Cách bảo quản rau gửi đi xa
- Cách vận chuyển nhãn đi xa