Hàng hóa dễ vỡ là gì? Cách đóng gói hàng dễ vỡ đạt 100% bao gồm : vật liệu gói hàng, cách bọc, thùng carton đựng, kí hiệu trên thùng…XEM CHI TIẾT>>>
Bạn đang xem: cách bảo quản chè khi vận chuyển hàng không
Vận chuyển hàng dễ vỡ là nỗi lo của rất nhiều người. Nếu chẳng may gặp rủi ro hàng hóa hư hỏng, bể vỡ trên đường vận chuyển, thiệt hại cho chủ hàng rất lớn. Nhất là với các loại hàng giá trị cao. Vì thế, Bắc Trường Sơn sẽ mách bạn 6 bước để giúp bạn đóng gói hàng dễ vỡ an toàn trong quá trình vận chuyển.
Hàng dễ vỡ là gì?
Hàng dễ vỡ xin nhẹ tay tiếng anh là
Fragile goods
Hàng dễ vỡ tiếng anh là fragile được in rất nhiều trên các thùng carton. Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay tiếng anh bao gồm các câu như: “Fragile, please your hands lightly”; “Fragile, Handle with care. Please”; “Perishable goods, apply gen.
Hàng dễ vỡ là những mặt hàng hóa dễ bị hư hỏng, đổ vỡ và biến chất được sản xuất để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. “Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay” là một khẩu hiệu được sử dụng rất nhiều khi ghi chú trên các thiết bị đóng gói. Nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế như ở Việt Nam.
Các mặt hàng dễ vỡ
Hiện nay trong vận chuyển hàng hóa thì một số mặt hàng dễ vỡ phải kể đến đó là:
- Vật liệu sành sứ như bát đĩa
- Vật liệu thủy tinh như chén, ly cốc hay đồ điện tử có màn hình bằng thủy tinh như điện thoại, ti vi LCD,…
- Bóng đèn
- Tranh ảnh : Thường có khung bằng gỗ, nhựa, và kính hoặc mica.
- Hàng dễ vỡ có chứa chất lỏng : chai rượu, bia hay các mặt hàng hóa mỹ phẩm như lọ nước hoa bằng sành, thủy tinh…
Có cần thiết phải đóng gói hàng dễ vỡ khi vận chuyển
Các loại hàng hóa dễ vỡ được sử dụng rất nhiều và thông dụng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Vì vậy, nhu cầu vận chuyển hàng hóa dễ vỡ vô cùng lớn.
Mỗi ngày, có hàng ngàn chuyến xe vận chuyển hàng dễ vỡ di chuyển trên đường. Do khả năng chống trọi với các dạng địa hình phức tạp kém nên khâu đóng gói chiếm một vài trò cực kì quan trọng. Chính việc đóng gói lại là giải pháp tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa dễ vỡ trong suốt quá trình vận chuyển. Nếu chẳng may đóng gói hàng sai cách thì không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho hàng hóa dễ bị vỡ hơn.
THAM KHẢO : 3 lý do nên chọn thùng carton để đóng hàng
Quy định chung về đóng gói hàng hóa gửi bưu điện, viettel post, ghtk
Nguyên đai nguyên kiện trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
Tất cả các bưu kiện đều phải đóng gói sẵn sàng trước khi vận chuyển, được niêm phong bởi Người Bán. Các đơn vị vận chuyển như Viettel, GHN, GKTK, J&T… sẽ chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo nguyên tắc “nguyên đai, nguyên kiện”. Và sẽ không chịu trách nhiệm với nội dung hàng hóa bên trong nếu sản phẩm được giao tới tay Người Mua. Hoặc hoàn về tay Người Bán trong tình trạng còn nguyên niêm phong và bao bì không bị rách/vỡ/ướt/móp méo.
Sử dụng vật liệu chèn để giảm sóc, va chạm
Hàng hóa đóng gói cần chịu được các tác động lực khi vận chuyển (bị đè lên, bốc vác, bê xếp,….). Và các tác động tự nhiên trong điều kiện môi trường bình thường (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm). Khi đóng gói cần sử dụng vật nhồi chèn như giấy báo vò nhàu, hạt xốp hoặc giấy bọt khí. Để chèn kín các khoảng trống, tránh sự chuyển động của hàng hóa bên trong hộp khi vận chuyển.
Sử dụng băng keo dán hàng dễ vỡ
Gói kín bằng băng keo, đảm bảo không rơi sản phẩm ra khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển. Không dùng dây thừng, dây vải để đóng gói.
- Với các mặt hàng dễ bị bẩn, ướt, cần đặt vào túi nylon dán kín bằng băng dính trước khi đóng gói.
- Hóa đơn hay tài liệu hướng dẫn sử dụng cần để trong thùng hàng trước khi đóng gói, không dán bên ngoài thùng.
- Các sản phẩm nhỏ có thể bị đổ ra vào trong thùng niêm phong chắc chắn, như túi vải hoặc túi dệt plastic, rồi cho kiện hàng vào trong thùng carton.
- Đối với các hàng hóa có hình dạng đặc biệt thì phải bao gói và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn hoặc lồi ra.
Các hàng hóa đặc biệt như chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng dễ móp méo, dễ nóng chảy… phải được đóng gói để đáp ứng được với điều kiện vận chuyển. Những loại hàng hóa này phải được dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
Trên bao bì các bưu kiện phải có đầy đủ thông tin
Trên bao bì tất cả các bưu kiện đều phải có thông tin:
- Thông tin Người nhận, bao gồm: Tên người nhận, số điện thoại và địa chỉ người nhận
- Mã vận đơn của đơn hàng
- Ghi chú hàng không vận chuyển được bằng đường hàng không. Nếu có ít nhất 01 sản phẩm trong bưu kiện nằm trong nhóm sản phẩm không thể vận chuyển bằng đường hàng không.
Nguyên tắc đóng gói hàng dễ vỡ
Khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc:
1/ Đối với những loại hàng dễ vỡ thì chủ xe và chủ hàng cần sử dụng các thùng gỗ kín hay thùng xốp cứng chịu lực tốt để đóng gói hàng hóa. Những mặt hàng dễ vỡ không nên đặt cùng mà nên đặt cách xa nhau. Đặc biệt là các hàng hóa vận chuyển đường dài bắc – nam hoặc vận chuyển quốc tế.
2/ Nên sử dụng băng dính để dán bên ngoài thùng, không nên dùng dây thừng, dây vải … để buộc hàng.
3/ Đối với các loại hàng hóa dễ vỡ có kích thước nhỏ. Chủ hàng có thể sử dụng phương pháp đóng gói trong hộp, nghĩa là xếp chúng vào nhiều lớp hộp từ nhỏ đến lớn dần. Các phần nhô ra ngoài hay các cạnh sắc của sản phẩm có thể bọc bằng giấy pannen gấp hoặc các miếng lót. Để giảm thiểu khả năng va đập gây hư hại cho các loại hàng hóa khác.
4/ Gói hàng phải có 1 bề mặt nhẵn, phẳng để đảm bảo dán được bill gửi.
2 cách đóng gói hàng dễ vỡ hiệu quả được dùng nhiều nhất năm 2020
1/ Cuộn kín sản phẩm bằng bìa giấy carton hoặc bọt khí
Sử dụng giấy carton mỏng để gói hàng đem lại nhiều lợi ích như : tiết kiệm, chống ẩm tốt, nhẹ và đặc biệt rất thân thiện với môi trường.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng giấy gói Bubble để cuộn kín sản phẩm. Các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập.
Giấy gói Bubble là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (1,27 cm) giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Quá trình gắn này cho phép nilon xốp tạo đệm để tránh va chạm. Nhưng nếu sử dụng giấy gói Bubble có nhược điểm giá cao và chất liệu nilon, khó phân hủy.
Vì thế giấy carton mỏng chính là lựa chọn mà xã hội hiện đại đang hướng tới.
2/ Sử dụng hộp kép
Đóng hộp kép hoặc đóng nhiều hộp là một phương pháp hiệu quả. Để bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ ở những nơi mà việc đóng gói không phù hợp.
Chọn một hộp chứa hàng vận chuyển mới có độ bền được khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (15,24 cm) so với kích thước của thùng ban đầu. Lót xuống đáy của hộp chứa hàng vận chuyển mới bằng hai hoặc ba inch (5,08 cm đến 7,62 cm). Vật liệu ép lỏng (đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 10 lbs/ 4,54 kg). Giấy gói bubble (đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 50 lbs/22,68kg), bọt phủ, tấm phủ polyetylen hoặc các vật liệu lót khác.
Đặt thùng của nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu lót. Và ở giữa hộp chứa hàng vận chuyển và đặt tấm lót xung quanh năm cạnh còn lại. Dán kín các nắp hộp bằng vật liệu và phương pháp được khuyên dùng.
Các bước để đóng gói hàng dễ vỡ an toàn như nhân viên chuyển phát
1/ Lựa chọn giấy bọc hàng dễ vỡ để đóng gói
Phương án tối ưu nhất là sử dụng giấy bìa carton mỏng để bọc hàng dễ vỡ. Bởi loại giấy này mềm, mỏng, nhẹ vừa phải. Sử dụng vật liệu này để bảo quản hàng hóa rất tốt, tránh bị va chạm làm trầy xước hàng hóa. Đặc biệt là khả năng chống ẩm, chống thấm rất cao, thân thiện với môi trường và giá thì siêu hạt dẻ.
Và một khâu cực kỳ quan trọng để giúp bảo quản hàng dễ vỡ không bị vỡ trong quá trình vận chuyển là 1 chiếc thùng carton phù hợp để đựng hàng hóa. Vậy làm sao để lựa chọn được đơn vị cung cấp thùng carton đựng hàng dễ vỡ uy tín, chất lượng là một vấn đề không phải đơn giản.
2/ Lựa chọn đơn vị cung cấp thùng carton, giấy bọc hàng uy tín
Đối với hàng dễ vỡ, bạn cũng nên lưu ý khi chọn thùng carton đựng hàng như sau:
- Tùy theo kích thước của hàng hóa mà bạn nên chọn kích cỡ thùng carton vừa phải. Không nên quá to vừa cồng kềnh lại có khoảng trống, dễ bị va đập. Cũng không nên chọn thùng có kích thước gần bằng hàng hóa. Như thế sẽ không chèn được thêm vật liệu chống sốc ở giữa, và vô tình có thể gây xước hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất là bạn hãy lựa chọn thùng carton có kích thước lớn hơn hàng hóa khoảng 1 – 2cm là hợp lý nhất.
- Đối với hàng hóa dễ vỡ có trọng lượng nặng như tivi, khung tranh cỡ lớn. Bạn nên chọn
thùng giấy carton 7 lớp
để đảm bảo an toàn nhất cho hàng hóa của mình. - Đối với hàng dễ vỡ nhẹ như chai rượu, bia, lọ nước hoa, điện thoại. Bạn có thể sử dụng thùng giấy 3 lớp để tiết kiệm chi phí khi vận chuyển mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa không bị bể vỡ.
Với nhiều năm kinh nghiệm Bắc Trường Sơn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những thùng carton, giấy carton bọc hàng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
3/ Vật liệu khác cần thiết
Băng keo đóng gói là cần thiết để bảo vệ hộp.
Có thể sử dụng bọc bong bóng ( giấy gói Bubble là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao 1,27 cm ), giấy gòn, giấy báo. Để chèn vào khoảng giữa thùng carton và hàng hóa để hạn chế va đập, bảo vệ vật phẩm.
Có thể sử dụng túi khí để lấp đầy không gian trống còn lại trong hộp.
Đóng gói đậu phộng cũng có thể được sử dụng để điền vào bất kỳ khoảng trống.
Vỏ xốp cũng có thể hữu ích.
4/ Cách bọc hàng dễ vỡ
Với từng loại hàng hóa dễ vỡ mà có cách đóng gói khác nhau, cụ thể là :
Bát đĩa
Bát đĩa có loại nhiều loại khác nhau, được làm từ thủy tinh, sứ, …nên rất dễ vỡ. Quy cách đóng gói hàng hóa thường có 1 chuẩn nhất định. Vì vậy cách đóng gói dĩa, khi chuyển nhà sẽ thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bọc từng dĩa bằng giấy báo hay bọc bong bóng, rồi dùng keo dán lại.
- Tiếp theo, lót giấy hoặc xốp bong bóng ở đáy thùng xốp.
- Tiếp tục xếp dĩa theo chiều dọc, cho dĩa nằm đứng. Không nên cố nhồi nhét quá nhiều dĩa vào trong thùng quá nhỏ. Làm như vậy, trong quá trình di chuyển và nâng thùng lên, chúng sẽ bị chèn ép và rất dễ vỡ.
Như vậy là bạn có thể xếp được dĩa dễ dàng vào thùng, một cách có khoa học và an toàn.
Ly cốc
Có 2 cách gói ly đơn giản:
- Thứ nhất: Dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại, rồi đặt giấy nhàu nát vào giữa ly, để giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống.
- Thứ hai: Dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong.
Tiếp theo, ta cũng đặt giấy lót đáy thùng carton hoặc khăn càng tốt. Chọn thùng carton có kích thước trung bình để gói. Ta đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó đặt ly nhỏ trên cùng. Lưu ý khi đặt ly, nên lấp đầy khoảng trống bằng xốp. Hay giấy vụn nhằm tránh sự va chạm thiệt hại.
Tranh ảnh
Ảnh hay khung ảnh đều là những mặt hàng dễ vỡ. Tùy loại sẽ khung ảnh có kích thước tương đối rộng, nên rất khó có thể đặt chúng vào thùng carton dễ dàng. Cho nên, chúng ta chỉ có thể đóng gói khung ảnh bằng cách đơn giản sau:
Bước 1: Dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại.
Bước 2: Đối với tranh ảnh nhỏ, bạn có thể xếp chúng tương tự như cách xếp dĩa. Còn đối với tranh ảnh có kích thước trên 90cm trở lên. Bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống. Nhằm tránh va chạm nhau khi di chuyển. Trường hợp này bạn nên chọn thùng 5 lớp để đựng là hợp lý nhất.
Bóng đèn
Để đóng gói bóng đèn, điều đầu tiên cần làm chính là gói đèn bằng bịch ni lông, hay xốp bong bóng. Tiếp đó, chúng ta lấy khăn, vải hay xốp bong bóng xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Sau cùng, đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy vụn nhàu nát nhằm giảm khoảng trống.
Sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh, bạn nên dùng bút màu đánh dấu và ghi tên nhãn trên toàn bộ thùng. Để đến lúc nhân viên vận chuyển tới, họ sẽ dễ dàng phân biệt và biết được mặt hàng nào là dễ vỡ. Nhằm sắp xếp sao cho hợp lý.
Tương tự, đối với các loại đồ còn lại như: bình hoa, tivi. Chúng ta chỉ cần áp dụng những cách đóng gói đồ dễ vỡ, theo những bước làm như trên là bạn có thể yên tâm khi vận chuyển.
Hàng dễ vỡ chứa chất lỏng
Đối với việc đóng gói hàng chứa chất lỏng, bạn cũng thực hiện tuần tự theo các bước trên. Cần bịt kín các chai, lọ có chứa chất lỏng để dù có bị dốc ngược thì dung dịch trong đó cũng không chảy ra ngoài.
Là dạng chất lỏng nên bạn hãy thêm vào thùng hàng các vật có khả năng hút nước. Nếu không may xảy ra va chạm, hàng bị trào hoặc sánh ra ngoài thì đã có miếng thấm hút bớt.
Thêm vào đó, bạn cũng cần ngăn cách các chai, lọ bằng những vách ngăn. Khoảng cách giữa các vật sẽ có miếng xốp, vải hoặc những chất liệu có tính đàn hồi, độ mềm cao. Lựa chọn thông minh sẽ là mút xốp, tấm bọt khí, bột nở,…
5/ Dán biểu tượng hàng dễ vỡ xin nhẹ tay lên trên mặt thùng carton đựng hàng
Fragile – Ký hiệu này có ý nghĩa: Những sản phẩm, hàng hóa chứa đựng bên trong. Có thể bị hư hỏng, hàng dễ vỡ, cần được vận chuyển nhẹ nhàng và cẩn thận.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo: Một số ký hiệu trên thùng carton mới nhất 2020
6/ Ghi đầy đủ thông tin người nhận trên thùng carton
Điều quan trọng cuối cùng là bạn hãy ghi đầy đủ thông tin người nhận, thông tin đơn hàng thật rõ ràng lên mặt trên của thùng carton. Để đơn vị vận chuyển đến lấy và chuyển cho người nhận được thuận lợi nhất.
Riêng gửi hàng dễ vỡ qua bưu điện, Viettel hoặc các đơn vị vận chuyển khác. Thì ngoài những quy cách đóng gói hàng dễ vỡ ở trên. Bạn cần phải chú ý đúng cân nặng trước và sau khi đóng gói để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển. Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi chọn thùng carton đựng hàng chất lượng.
Và phải có biên bản ký nhận bàn giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển. Để tránh sai sót, nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển nhé. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ đóng gói hàng dễ vỡ.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm đóng gói hàng dễ vỡ cho bạn. Hy vọng có thể thỏa mãn được thắc mắc của bạn.
Nếu bạn có nhu cầu mua thùng carton, giấy bìa carton bọc hàng vui lòng liên hệ hotline của Bắc Trường Sơn:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7 : 0918.136.768
Xem thêm những bài viết liên quan đến chủ đề cách bảo quản chè khi vận chuyển hàng không
Bing help
- Tác giả: support.microsoft.com
- Đánh giá: 3 ⭐ ( 1456 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm:
Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục: cách bảo quản