Dứa có tên tiếng Anh là Ananas comosus; còn gọi: khóm; thơm; Là cây ăn trái nhiệt đới, có rất nhiều phương pháp chế biến Dứa như: đông lạnh, đóng hộp, làm nước cốt…

cách bảo quản la dứa đông lạnh
Cách bảo quản dứa
Là cây ăn trái nhiệt đới, họ Dứa (Bromeliaceae), sống dai, có thân rễ ngắn, lá hình máng xối dài và hẹp, cứng, xếp hình hoa thị, khi lớn ra ngồng dài 30 – 40cm, mang cụm hoa màu tím, xanh nhạt hay đỏ. Quả mọng, phần ăn được (quả dứa) thực ra là trục của bông và các lá bắc mọng nước, còn hoa thì nằm trong các mắt dứa. Quả chín vàng màu gạch tôm, có khi nặng 3 – 4kg. Có rất nhiều chủng. Dứa là một trong các loại trái nhiệt đới hàng đầu, rất được ưa chuộng, cùng với xoài được coi là “vua”, “nữ hoàng” của các loại trái. Mùi trái thơm, hấp dẫn, độ ngọt cao (16 – 20° Brix hoặc hơn), độ chua vừa phải, mã quả lại đẹp, màu sắc bên ngoài cũng đẹp.
Trong dứa có lượng đường trung bình 11,6g; protein 0,7g; lipid 0,3g; canxi 17mg; phospho 12mg; vitamin A 35mg; B1 0,06mg và vitamin C 22mg/100g dứa tươi. Đặc biệt trong dứa có men bromelin, giúp tiêu hóa protein, nên người ta thường dùng dứa trộn với các món khai vị. Dứa dùng để ăn, gần đây quả dứa còn là nguyên liệu chiết bromelin dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thuốc chữa bệnh. Rễ dứa chữa tiểu tiện khó, đái ra sỏi sạn. Dịch ép lá và quả lam thuốc tẩy, nhuận tràng, nôn chữa sốt.
Quả dứa là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, hàng năm trên thế giới sản xuất khoảng 10 triệu tấn, đứng thứ 6 sau quả có múi, nho, chuối, táo, xoài. Song dứa có lượng nước khá cao đến 87%, nhiều chất bổ dưỡng nên dễ bị sâu bệnh, hư hỏng. Do đó người ta phải tìm cách bảo vệ và chế biến để đưa đến tay người tiêu dùng vẫn đảm bảo chất lượng.
Một số giống dứa do vỏ mỏng, bị nắng buổi chiều chiếu vào sẽ bị thiêu cháy một phần, không tiêu thụ được. Để dứa không bị cháy nắng, người ta dùng dây buộc ngược khoảng 20 lá vào nhau, thành túm, che không cho nắng lọt vào vừa giữ cho quả không bị đổ, hoặc dùng cỏ khô che kín từng quả, phên liếp che từng hàng.
Muốn dứa có chất lượng hợp với thị hiếu của người tiêu dùng phải thu hoạch dứa đúng độ chín. người ta dựa theo màu sắc vỏ, số mắt mở để đánh giá độ chín của nó: 100% vỏ quả màu vàng sẫm, trên 5 hàng mắt mở là độ chín 4; 4 hàng mắt mở, 75 – 100% vỏ quả màu vàng tươi là độ chín 3; có 3 hàng mắt mở, 25 – 75% vỏ quả màu vàng tươi là độ chín 2; một hàng mắt mở, 25% vỏ quả chuyển màu vàng là độ chín 1; quả vẫn còn xanh bóng mắt chưa mở độ chín 0; quả còn xanh sẫm, mắt chưa mở – độ chín 00.
Thường người ta thu hoạch tại ruộng khi quả có độ chín 1 và 2 sẽ có màu sáng đẹp, để 4 – 8 ngày quả dứa vẫn tươi, dùng ăn ngay hoặc chế biến đều ngon. Nếu thu hoạch khi quả còn xanh (độ chín 0 và 00), độ đường lúc đó mới 8 – 10 Brix thì sau khi thu hoạch độ đường không tăng lên và bị hỏng sau 10-12 ngày. Thu hoạch ở độ chín 1, 2 lúc ấy độ đường đạt 11-12 Brix giữ được 6 – 9 ngày; thu hoạch ở độ chín 3, 4 độ đường rất cao 15 – 16 Brix, dứa rất chóng hỏng, chỉ giữ được 3 – 5 ngày.
Sau khi cắt dứa nên để nơi thoáng mát, xếp vào các sọt mang đến nơi tiêu thụ, xếp và chuyển vận nên nhẹ nhàng tránh bầm dập. Lúc ăn đứa tươi nên gọt vỏ dày 1 – 2cm, cắt bỏ mắt để tránh dứa bị các sâu bọ, rắn độc liếm vào.
Từ quả dứa chín người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn: dứa hộp, nước cốt dứa, bánh dứa…
Các phương pháp chế biến dứa
Dứa đông lạnh
Dứa quả tươi, không meo mốc, không bầm dập, không ủng thối. Chín từ 3 mắt đến 2/3 quả đối với dứa hoa, 1 mắt – 1/3 quả với dứa ta. Có thể dùng quả chín hơn nhưng chua có mùi men rượu, chưa chín nẫu. Loại này sẽ phải sản xuất riêng. Những quả bị dập, hư hỏng không quá 1/2 quả trước khi đưa vào sản xuất phải cắt bỏ phần dập nát, xếp riêng.
Dứa ta, dứa hoa phải để riêng từng loại. Những quả đủ tiêu chuẩn độ chín, đem phân hạng để riêng, vặt bỏ cuống, tránh bầm dập, lẫn lộn. Đem ngâm các loại vào thùng có pha sẵn nước sát khuẩn 5mg clo/lít trong 5 phút, sau đó dùng bàn chải tre cọ sạch bùn cát bám ngoài quả dưới vòi nước chảy. Rửa xong cho lên bàn nghiêng để ráo nước, rồi chuyển đến bàn cắt đầu. Dùng dao sắc cắt hai đầu quả dứa, lát cắt phải phẳng và thẳng góc với lõi, không lầm dập nát, không làm nhiễm bẩn. Chuyển đến nơi đột lõi. Trước khi đột lõi phải kiểm tra cấp hạng để điều chỉnh lõi dao.
Dứa loại 1 dùng cỡ dao 18 – 20mm, dứa loại 2 dùng dao 20 – 25mm. Khi đột phải chú ý đặt đầu có mặt phẳng nhất xuống dưới, nếu 2 đầu đều bị lệch thì trả lại bộ phận cắt đầu. Không được đột một lần nhiều cấp hạng khác nhau, để không bị sót, lõi phải ngay, thẳng, không xiên, gãy, mất thịt dứa.
Kiểm tra lại cấp hạng đưa sang bộ phận gọt vỏ.
Gọt vỏ bằng dao:
Dứa gọt xong không được sót vỏ xanh, vỏ gọt đều, thịt quả không dập vỡ. Xếp đứng riêng từng quả vào khay, đưa sang bộ phận cắt mắt.
Trước khi cắt mắt phải kiểm tra phẩm chất các hạng, độ chín của dứa. Dùng dao sắc cắt mắt, nếu con sót những đường vỏ xanh phải gọt sạch. Những vùng đã được gọt sạch mắt dứa không được cắt thêm thành những đường rãnh không cần thiết. Các đường cắt mắt phải theo hình trôn ốc, mặt rãnh hình tam giác, vết dao cắt, sửa phải nhẵn, không được ăn sâu vào tận lỏi. Dứa đã cắt mắt xong không con viền xanh, vết nẫu, vết dập nhẹ. Chỉ cho phép còn lại những chấm đen nhỏ như đầu kim và những hạt nằm trong thịt dứa.
Gọt xong mắt nhúng qua nước muối có nồng độ 0,7 – 1,0% để sạch tạp chất và sát khuẩn. Nước muối phải nấu sôi, đế nguội và lọc sạch. Đặt dứa lên bàn nhôm nghiêng có rãnh thoát nước hoăc lỗ thoát nước.
Dứa đã ráo đem cắt khoanh, cắt riêng từng đợt theo cấp hạng và độ chín, cắt bằng tay phải dùng dao thật sắc, cắt nhẹ nhàng tránh dập nát, chọn đầu quả dứa có mặt phẳng cắt trước. Độ dày mỗi khoanh 15mm, khoanh dứa đều, không bị lệch, hai mặt phẳng. Chọn các khoanh dứa theo từng cỡ, những khoanh nhỏ hơn yêu cầu chuyển sang cắt miêng dẻ quạt. Những khoanh bị nát có thể cắt thành dứa vụn có chiều dài không quá 40mm. Ngoài cách cắt ngang quả dứa người ta còn cắt theo chiều dọc, mỗi quả thành 4, 6 hoặc 8 tùy theo đường kính quả dứa, giao điểm các nhát dao phải chuyển theo dọc đúng tâm quả dứa, để có những miếng dứa đều, không lệch, không nát.
Dứa ta, dứa hoa đã cắt xong đóng riêng, mỗi loại sản phẩm theo hình dạng cũng để riêng. Cho vào túi cùng cấp hạng, kích thước, không hỗn tạp, không còn vỏ xanh và mắt… mỗi túi 0,5kg ± 2%. Đóng gói xong phải chuyển nhanh đến phòng lạnh có nhiệt độ – 35 đến – 40°c có quạt gió tốc độ 2m/giây. Thời gian đông lạnh tùy thuộc vào loại dứa, kích thước miếng và trọng lượng túi, thường từ 3 đến 5 giờ, để trung tâm túi đạt – 12°c lượng nước đóng băng 8%. Sản phẩm đạt yêu cầu cho ra đóng thành kiện. Mỗi kiện thường đóng 9 túi. Trên mỗi kiện ghi đầy đủ loại sản phẩm, số lượng, ngày đông lạnh, họ tên người đóng kiện. Đưa nhanh đến phòng bảo quản ở nhiệt độ không quá – 18°c.
Dứa khoanh phải tròn đều, măt cắt ngay ngắn, sạch sẽ, không còn lõi, dày 14 – 16mm, đường kính mỗi khoanh không quá 55mm.
Dứa bổ dọc không có lõi, mắt được gọt ngay ngắn, các rãnh phải song song, cùng chiều, miếng dứa nguyên vẹn.
Dứa dẻ quạt không sót lõi, kích thước của cung không dưới 40mm, kích thước tương đối đồng đều.
Dứa miếng nhỏ kích thước tương đối đều.
Dứa đóng lạnh tốt phải có màu vàng nhạt đến vàng rợm, không bầm dập hư hỏng, không lẫn màu của mắt, vỏ. Sau khi đông lạnh và tan giá chậm trong không khí vẫn giữ được mùi thơm tự nhiên, không có mùi ủng, mùi lạ.
Dứa đông lạnh phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: tạp chủng không quá 5000 con/1g sản phẩm, không có E.Coli, Cl. Weichi; hoạt độ bromelin trong dứa bảo quản ở < 18°c trước 6 tháng phải con hơn 80%, từ 6 đến 12 tháng còn 50% so với dứa tươi.
Dứa hộp
Quả dứa chín, cắt bỏ 2 đầu, đục lõi, gọt vỏ, tỉa mắt cắt lát ngang. Phân loại các lát theo độ dày, mỏng, nhỏ, lớn… Lát nhỏ nghiền nát lấy dịch quả.
Các lát có đường kính 5,6 – 8,8cm được xếp vào lon, đổ ngập siro có độ ngọt 4° Brix, đóng nắp, đưa thanh trùng ở độ sôi 20 – 30 phút. Các lon được làm nguội ngay sau 1-3 phút. Chú ý hộp dứa phải đóng đầy không cho không khí lọt vào. Dứa hộp có thể giữ được lâu. Ăn ngon, thơm, ngọt dịu.
Nước cốt dứa
Các quả dứa có kích thước nhỏ, các lát dứa đường kính 5,6cm được đưa vào bộ phận nghiền, lọc bỏ xác hoặc quay ly tâm để lấy dịch quả. Thanh trùng ở nhiệt độ 90,6°c trước khi đóng vào lon và làm nguội ngay sau 1-3 phút. Hoặc đun nóng dịch quả dứa từ 82 đến 85°c, rót vào lon, đóng kín nắp thanh trùng 25 – 30 phút ở nhiệt độ 80 – 82°c hoặc 15 phút ở nhiệt độ 100°c.
Dịch quả còn có thể cô đặc trước khi đóng lon. Nước cốt dứa dùng pha các loại nước uống rất bổ, ngon.
Mứt dứa (phương pháp công nghiệp)
Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng, dùng kim châm 2 mặt, ngâm vào nước muối 2% trong 24 giờ. Vớt ra, để ráo, ngâm vào nước muối 4% và cứ thay nước hàng ngày, tăng độ muối lên đến 8%. Sau khi ngâm nước muối, miếng dứa sẽ mềm và được lên men nhẹ. Vót ra để ráo nước, ngâm vào nước lạnh 12 giờ thay nước nhiều lần. Vớt ra để ráo, đổ ngập siro có độ đường 30° Brix chứa 0,1% acid citric. Nâng dần độ đường lên 5° Brix mỗi ngày cho đến khi đạt được 50° Brix đồng thời tăng độ acid lên 1%. Giữ trong 10 ngày, sau đó có thể đóng gói.
Mứt dứa (làm theo phương pháp cổ truyền)
Chọn dứa vừa chín tới (mắt mở, vỏ màu vàng tươi) gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch trong nước muối loãng, thái khoanh dày 2cm. Cho dứa vào nước phèn đun sôi chần qua, vớt ra, rửa sạch, để ráo. Xếp dứa vào xoong (tốt nhất là loại xoong tráng men) cứ một lớp dứa một lớp đường, trên cùng rắc lớp đường dày hơn, đậy kín vung, để qua đêm cho đường ngấm vào dứa. Đặt xoong dứa lên lửa nhỏ, khi dứa sôi, đảo đều, đường tan hết, bắc xuống, để nguội. Lại đặt lên bếp, đun tiếp, rắc ít phèn chua giã nhò, đảo nhẹ tay. Bắc xuống để 4 tiếng, cứ làm như thế cho đến khi nước đường cạn sánh thì bắc xuống, gắp dứa lên sàng cho dứa khô se lại, trở luôn tay cho dứa khô.
Mứt dứa đặc
Chọn dứa chín đều, tươi, gọt vỏ, bò mắt, rửa sạch, bổ làm 4, bo lõi, thái miếng nhỏ, mỏng.
Cho đường và ít nước vào xoong, quấy tan đường, bắc lên bếp lửa đun nhỏ lửa thành siro đặc, cứ lkg dứa cho 0,5kg đường, bỏ dứa vào, thỉnh thoảng quấy nhẹ tay. Khi nước đường sánh, trong cho vài giọt vani trộn đều, bắc xuống để nguội, bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín miệng.
Dùng ăn tráng miệng rất ngon, kích thích ăn uống, bổ gan, vị, tỳ.
Mứt dứa đông
Chọn dứa vừa chín (độ chín 1, 2) gọt vỏ, bỏ mắt rửa sạch. Bổ dứa ra, bỏ lòi, xay nhuyễn. Trộn dứa với đường và acid citric (0,1%), trút vào xoong (tốt nhất là xoong tráng men), bắc lên bếp, đun nhỏ lửa, quấy mạnh tay. Khi đưa một thìa mứt lên cao, nghiêng một bên cho mứt chảy xuống, nếu mứt chảy thành miếng mỏng là được. Trút xoong mứt vào lọ thủy tinh rộng miệng và để mứt đông. Mứt dứa có thể ăn tráng miệng hoặc làm nhân các loại bánh, kẹo.
Nước dứa
Dứa chín gọt sạch vỏ, bỏ mắt, ngâm vào nước clo (5mg/lit) trong 3 phút hoặc ngâm trong nước muối 10% trong 5 phút. Vớt ra, rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước cốt. Cho đường vào nước dứa, bắc lên bếp đun sôi lăn tăn, bắc xuống để nguội, cho vào lọ thủy tinh đậy kín miệng.
Nước dứa có hương vị tự nhiên, vàng tươi. Dùng pha nước giải khát trong mùa hè rất tốt.
Nước dứa tươi
Dứa chín tươi gọt vỏ, bỏ mắt, lõi, thái mỏng, ướp đường trộn đều, để ngấm trong 2 giờ. Hòa nước sôi để nguội với đường, trút vào chỗ dứa, trộn đều. Nước có màu vàng nhạt, trong, ngọt, mát, dậy mùi dứa tươi. Dùng làm nước giải khát trong mùa hè có nhiều vitamin, giúp dễ tiêu hóa nhất là những lần ăn quá nhiều thịt.
Rượu dứa
Dứa chín (độ 3, 4) gọt vỏ, bỏ mắt và lõi, xay nhuyễn, vắt lấy nước, bỏ bã.
Hòa đường trộn vào nước dứa, lọc sạch. Đun sôi khoảng 10 phút, để nguội còn khoảng 30°c, cho men vào quây đều, ủ trong 4 giờ (mở nắp), cứ 1kg dứa cho 2 bánh men thuốc bắc. Sau đó cho vào hũ, lọ thủy tinh có nút đậy chặt, ủ lại một tháng, chắt lấy nước trong, ủ thêm 3 tháng nữa, sẽ có loại rượu dứa trong, thơm, màu hổ phách đẹp, độ rượu khoảng 18° rất hợp với phụ nữ. Làm rượu khai vị rất ngon.
Dấm dứa
Chọn quả dứa tươi, không dập, ủng, gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa sạch, thái mỏng, cho vào cối xay hoặc ép lấy nước. Đun nước dứa sôi trong 5 phút, bắc xuống để nguội.
Lấy một chén rượu cho vào nước dứa (tùy theo lượng nước dứa nhiều ít mà cho rượu 1, 2 chén), cho thêm ít men dấm, rót vào lọ thủy tinh, đậy lại bằng khăn thưa. Để nơi thoáng mát khoảng 8 ngày sau nước dứa thành dấm có thể dùng được. Chắt dấm ra, cho thêm nước dứa vào để làm tiếp đợt dấm mới. Dấm làm bằng nước dứa vị chua dịu, thơm, ngon, dùng trộn rau, làm nước chấm rất ngon.
Kẹo dứa
Chọn dứa vừa chín tới, vỏ vàng tươi, gọt vỏ, bỏ mắt rửa sach, bỏ lõi, nạo nhỏ. Ướp dứa với đường (lkg dứa cho 0,5kg đường) trong 30 phút. Bắc xoong dứa lên bếp, đun nhỏ lửa, trộn đều tay. Khi đường keo lại, quấy thấy rít tay thì bắc xuống, cho vài giọt vani, trộn đều. Trút kẹo ra mâm đã có láng một lớp dầu ăn mỏng, dàn đều, dày khoảng lcm, nén nhẹ. Dùng kéo để cắt thành từng miếng nhỏ. Để nguội, bọc từng miếng bằng giấy bóng, cho vào túi nylon. Kẹo dứa dẻo, thơm, dễ ăn, được nhiều người ưa thích.
Dứa kho
Dứa chín, gọt vỏ, bỏ mắt, chẻ 4, thái mỏng hình tam giác. Củ cải muối thái lát, rửa nhiều lần cho bớt mặn, vắt khô nước.
Bắc xoong dầu ăn lên bếp đun nóng già, phi thơm kiệu, cho lần lượt củ cải, đậu phụ rán vang thái con chỉ, dứa, nấm rơm (hay thịt ba chỉ) xào sẵn cùng nước tương, đường, muối, hạt tiêu cho ngấm. Chế thêm ít nước, đun sôi, hạ lửa, đun đến lúc nước còn sền sệt. Bắc xuống. Ăn với cơm, rất thơm, ngon.
Giới thiệu về cây Lá dứa
- Tên thường gọi: Lá dứa thơm, cây Cơm nếp, cây Lá nếp…
- Tên khoa học: Pandanus amaryllifolia Roxb.
- Họ khoa học: họ Dứa gai –Pandanaceae.
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Cây Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm. Tại Đông Nam Á, cây thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Ở nước ta, cây mọc hoang dại hay được trồng đặc biệt tại các tỉnh phía nam để lấy lá tươi hay khô cho vào thức ăn như bánh, kẹo, pha trà…
Loài này thích hợp trồng nơi dưới bóng râm, đất thịt ẩm ướt, nếu để cây Lá dứa nơi nhiều ánh nắng thì lá nhạt màu hơn. Nếu trồng làm cây cảnh thì chọn đất trồng giữ ẩm tốt. Hiện nay, cây còn được trồng làm cây cảnh trang trí do lá có màu xanh thẫm bóng mượt và dễ chăm sóc.
Thu hái quanh năm. Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm. Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.

Lá dứa có mùi thơm đặc trưng như mùi cơm nếp, để khô càng thơm.
Mô tả toàn cây
Cây Lá dứa là thực vật thân thảo, sinh sôi và phát triển ở miền nhiệt đới. Thường mọc thành bụi, có thể cao 1m, đường kính thân 1 – 3cm, phân nhánh.

Lá hình mác như lưỡi gươm, nhẵn, dài 40 – 50cm, rộng 3 – 4cm, mép không gai. Mặt dưới màu nhạt, ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá. Mùi thơm đặc trưng như mùi cơm nếp, để khô càng thơm.
Bộ phận làm thuốc và bào chế
Bộ phận thường được sử dụng là: Lá tươi hay khô.
Lá có thể dùng làm nguyên liệu trong ẩm thực như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm
Hoặc dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.
Phối hợp với một số vị thuốc khác, nấu nước xông giúp cho các phụ nữ mới sinh nhằm tăng cường sức khỏe.
Bảo quản
Lá dứa sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó lưu trữ ở nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nhiều côn trùng, ruồi bọ.
Ngoài cây Lá dứa, cây Lá gai cũng là vị thuốc quen thuộc trị bệnh hiệu quả, tham khảo bài viết: Cây lá gai: Vị thuốc đa năng dân dã quen thuộc
Thành phần hóa học và tác dụng
Thành phần hóa học
Lá dứa chứa hương thơm đặc trưng mà các loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có. Đây là một mùi được tạo ra từ một loại emzym không bền vững và dễ oxi hóa.
Ngoài ra, cây cũng chứa một số thành phần hóa học khác như:
- Nước chiếm 90% của cây.
- Chất xơ.
- 2 axetyl-1-pyrrolin.
- Glycosides.
- Alkaloid, Tanin…

Cây Lá dứa là một cây thuốc quý, chứa nhiều chất chống oxi hóa có lợi.
Tác dụng
Hạ đường huyết:
- Kết quả nghiên cứu trên chuột tiểu đường của Lê Thị Ngọc Anh và Huỳnh Ngọc Trinh (đăng trên Tạp chí Dược học, T.55, S.7, năm 2005) cho thấy cao chiết toàn phần (cồn 50 %) từ lá dứa thơm có tác dụng hạ đường huyết đáng kể.
- Thí nghiệm trên 30 người uống trà lá dứa (hãm với nước sôi 90 độ C trong 15 phút) cũng cho thấy khả năng ức chế enzyme – glucosidase, giúp làm chậm sự hấp thu đường sau bữa ăn.
Kháng khuẩn:
Kháng các vi khuẩn gây viêm nhiễm và bệnh đường ruột như Tụ cầu vàng, Trực khuẩn mủ xanh và E. coli.
Chống oxi hóa và chống ung thư:
Chiết xuất của Lá dứa có khả năng chống oxi hóa và chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú dòng MDA-MB-231.
Hỗ trợ hệ thần kinh:
Do có chứa Alkaloid, đây là chất giúp kích thích hệ thần kinh, tăng cường khả năng máu được đưa lên não, ổn định chức năng của não bộ giúp cơ thể minh mẫn, là việc hiệu quả hơn.
Giảm stress:
Do có chứa tanin, Lá dứa giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, lo lắng trong công việc, cải thiện tâm trạng…
Cách dùng và liều dùng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Lá dứa có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Nếu dùng tươi, thu hái lá sau đó rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu. Nếu dùng khô, người dùng cần rửa sạch lá, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.
Thông thường nếu cần lấy hương thơm có thể cho 1 – 2 lá vào món ăn hoặc trà.
Kiêng kỵ:
- Uống quá nhiều nước nấu từ Lá dứa và các thảo dược có tính mát khác có thể gây đi tiểu nhiều lần.
- Nước cốt lá dễ bị ôi thiu ngoài không khí, vì vậy nên sử dụng ngay sau khi ép.

Lá dứa là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt Nam.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Hỗ trợ thần kinh suy nhược
Rửa sạch 3 miếng Lá dứa, hãm với 3 bát nước sôi và uống 2 lần sáng, chiều đều đặn sẽ có tác dụng bồi bổ thần kinh.
Ngoài ra, đối với những người hay lo lắng hoặc căng thẳng, người ta cũng dùng nước sắc của lá dứa (2 lá to sắc với một ly nước).
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Sử dụng lá dứa với liều lượng vừa đủ, rửa sạch, phơi nắng cho khô. Sau đó thái nhuyễn, nấu nước dùng uống như nước trà mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị đau nhức khớp
Lá dứa (3 lá) cùng một chén dầu dừa trộn cùng dầu bạch đàn. Sau đó, xoa bóp vùng đau và ngâm trong nước lá dứa ấm.
Phục hồi tóc, trị gàu
Lá dứa (khoảng 7 lá) đun đến khi nước ngả màu xanh đậm (khoảng 1 bát đầy), để qua đêm, sau đó thêm nước cốt của 3 quả nhàu trộn thành hỗn hợp. Gội đầu 3 lần một tuần sẽ làm tóc đen bóng.
Để loại bỏ gàu, ta dùng lá dứa xay rồi massage nhẹ nhàng trên da đầu, sau đó gội sạch.
Cách lấy nước cốt lá dứa không bị đắng tự nhiên an toàn đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm Nước cốt lá dứa Cho 45ml
Lá dứa 100 gr(lá nếp) Nước lọc 200 ml
Cách chọn mua lá dứa (lá nếp) tươi
- Khi chọn mua lá dứa bạn nên chọn những lá to, dài, có màu xanh lá đậm khi sử dụng sẽ lấy được màu xanh đậm, hương thơm nhiều hơn.
- Bạn nên tránh chọn mua những lá quá nhỏ, màu quá nhạt, cũng tránh chọn mua những lá héo úa, có dấu hiệu bị sâu bệnh hay côn trùng cắn.
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, rây lọc, tô, muỗng,…
Cách chế biến Nước cốt lá dứa
-
Sơ chế lá dứa
100gr lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt bỏ phần gốc lá có màu trắng và cắt khúc khoảng 2cm.
Mách nhỏ: Để lá dứa không bị đắng, bạn có thể ngâm lá dứa với nước ấm khoảng 5 – 10 phút trước khi đem đi lấy nước cốt nhé! -
Xay và lấy nước lá dứa
Chuẩn bị máy xay sinh tố, bạn cho hết phần lá dứa vào cùng với 200ml nước lọc và xay lá dứa với nước đến khi thật mịn.
Tiếp theo bạn hãy cho nước lá dứa ra tô lớn, dùng rây lọc phần xác lá dứa lại, bạn dùng muỗng ép phần xác lá dứa để lấy được hết nước rồi dùng muỗng vớt hết phần bọt trên mặt.
Cho nước lá dứa vào tô nhỏ hơn, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 20 tiếng để lấy nước cốt lá dứa.
Cách lấy nước cốt lá dứa không cần máy xay:Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể cho lá dứa vào cối giã, thêm 1 lượng nước vừa ngập mặt lá dứa, dùng chày giã lá dứa thật nhuyễn rồi lọc để lấy nước ép qua rây là được nhé.
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
-
Lấy nước cốt lá dứa
Sau 20 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh phần nước cốt lá dứa sẽ chìm xuống đáy tô, bạn hãy dùng vá nhẹ nhàng vớt bỏ hết phần nước trong bên trên đến khi lấy được phần nước cốt màu xanh đậm bên dưới.
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
-
Thành phẩm
Vậy là nước cốt lá dứa đã sẵn sàng, bạn có thể sử dụng ngay được rồi! Với màu xanh tươi mát, hương thơm dịu nhẹ, chắc chắn bạn sẽ có được những món ăn, thức uống thơm ngon, đẹp mắt đấy!
Nếu không sử dụng ngay hoặc sữ dụng không hết, bạn có thể cho vào trong hũ thủy tinh và đậy kín nắp để bảo quản nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Cách bảo quản nước cốt lá dứa
- Bạn có thể cho nước cốt lá dứa vào lọ thủy tinh và đậy kín nắp để bảo quản trong vòng 2 – 4 ngày.
- Bạn cũng có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh, cách này có thể bảo quản được nước cốt lá dứa trong vòng 7 – 10 ngày.
- Khi sử dụng thì bạn mở lắp lọ, dùng muỗng sạch để lấy 1 lượng vừa đủ rồi đậy kín nắp trở lại nhé.
Vậy là Cokovietnam đã hướng dẫn bạn cách lấy nước cốt lá dứa đơn giản rồi đấy! Chắc chắn bạn sẽ thực hiện được nhiều món ăn, thức uống thơm ngon đẹp mắt từ nước cốt lá dứa. Chúc bạn thành công!
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Bảo quản la dứa trong ngăn đá
- Cách làm bột la dứa tại nhà
- Cách bảo quản nước la dứa
- Cách bảo quản la dứa để được lâu
- Cách cắt lá dứa đẹp
- Cách bảo quản la dứa tươi trong tủ lạnh
- Cách trữ Đông la nếp
- Cách xay lá dứa