» Bảo quản và chế biến Dứa – cách bảo quản quả dứa đã gọt

Dứa có tên tiếng Anh là Ananas comosus; còn gọi: khóm; thơm; Là cây ăn trái nhiệt đới, có rất nhiều phương pháp chế biến Dứa như: đông lạnh, đóng hộp, làm nước cốt…

cách bảo quản trái thơm đã gọt vỏ

cách bảo quản trái thơm đã gọt vỏ

Cách chọn mua thơm (dứa) ngon

Dựa vào màu sắc quả

Khi đi mua thơm điều bạn cần chú ý đầu tiên chính là màu sắc của quả. Những quả thơm chín ngon thường sẽ có màu vàng bắt mắt, đôi khi có chỗ sẽ xen lẫn màu xanh. Đây là những quả đã chín ngon và đạt được độ ngọt nhất định.

Hạn chế mua những quả chín không đều màu. Nếu quả có màu xanh nhiều nghĩa là chúng chưa chín hẳn, còn quả chín vàng nhưng xen lẫn màu nâu đậm thì chúng đã bị chín quá lâu và sắp bị hư.

Cách chọn mua thơm dứa ngon

Quan sát hình dáng quả

Nên chọn mua những quả có hình dáng hơi bầu, quả ngắn vì những quả này sẽ nhiều thịt hơn so với những quả dáng dài.

Chọn mua thơm có mắt càng lớn càng tốt. Đây là những quả già, chín tự nhiên, không bị chín ép và khi gọt vỏ – bỏ mắt sẽ không mất quá nhiều thịt.

Cách chọn mua thơm dứa ngon

Ngửi thử mùi thơm của quả

Bạn có thể ngửi thử hương thơm của thơm để kiểm tra mức độ chín của quả. Những quả có mùi thơm ngọt ngào, không quá nồng thì chúng đã vừa ăn.

Quả có mùi quá nồng thì quả đã chín mùi, rất nhanh hư và dễ xảy ra hiện tượng lên men tự nhiên. Ngược lại, quả còn xanh thường rất ít hoặc không tỏa hương.

Cách chọn mua thơm dứa ngon

Cảm nhận bằng tay

Nếu quả thơm chín vừa bạn sẽ cảm nhận được độ mềm vừa phải khi sờ tay vào. Lớp vỏ của quả thơm chín thường hơi bị nhăn nhẹ.

Khi ấn vào mà quả bị lõm vào trong nghĩa là quả thơm này đã chín quá mùi rất nhanh hư. Còn nếu cảm thấy cứng, nặng tay thì dĩ nhiên đó là quả thơm chưa chín.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Cách chọn mua thơm dứa ngon

Cách bảo quản thơm (dứa)

Bảo quản thơm (dứa) khi không có tủ lạnh

Đối với thơm còn nguyên quả chưa sơ chế hay cắt thái thì bạn có thể bảo quản chúng trong khoảng từ 5 ngày đến 1 tuần. Điều bạn cần là để chúng thật sự khô ráo, tránh đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay những nơi ẩm ướt.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Cách bảo quản thơm dứa

Bảo quản thơm (dứa) khi có tủ lạnh

Bạn có thể rửa sơ quả thơm và để nguyên vỏ rồi cho vào tủ lạnh. Bằng cách này, bạn có thể bảo quản chúng trong khoảng 10 – 15 ngày.

Nếu bạn gọt vỏ và cắt nhỏ rồi bảo quản bằng ngăn mát thì thời gian sử dụng tối đa là 1 tuần. Tuy nhiên, bạn nên tranh thủ dùng hết càng sớm càng tốt nhé.

Khi bạn đem những miếng thơm (dứa) đã gọt vỏ, cắt nhỏ cho vào ngăn đông của tủ lạnh thì thời gian bảo quản có thể lên đến 6 tháng. Nhưng bạn nên nhớ, bạn phải dùng hết ngay sau khi rã đông và tuyệt nhiên không được cấp đông lại một lần nữa.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

 Cách bảo quản thơm dứa

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Các phương pháp chế biến dứa

Dứa đông lạnh

Dứa quả tươi, không meo mốc, không bầm dập, không ủng thối. Chín từ 3 mắt đến 2/3 quả đối với dứa hoa, 1 mắt – 1/3 quả với dứa ta. Có thể dùng quả chín hơn nhưng chua có mùi men rượu, chưa chín nẫu. Loại này sẽ phải sản xuất riêng. Những quả bị dập, hư hỏng không quá 1/2 quả trước khi đưa vào sản xuất phải cắt bỏ phần dập nát, xếp riêng.

See also  Cách làm đặc sản Huế thơm ngon chuẩn vị - cách bảo quản mắm ruốc

Dứa ta, dứa hoa phải để riêng từng loại. Những quả đủ tiêu chuẩn độ chín, đem phân hạng để riêng, vặt bỏ cuống, tránh bầm dập, lẫn lộn. Đem ngâm các loại vào thùng có pha sẵn nước sát khuẩn 5mg clo/lít trong 5 phút, sau đó dùng bàn chải tre cọ sạch bùn cát bám ngoài quả dưới vòi nước chảy. Rửa xong cho lên bàn nghiêng để ráo nước, rồi chuyển đến bàn cắt đầu. Dùng dao sắc cắt hai đầu quả dứa, lát cắt phải phẳng và thẳng góc với lõi, không lầm dập nát, không làm nhiễm bẩn. Chuyển đến nơi đột lõi. Trước khi đột lõi phải kiểm tra cấp hạng để điều chỉnh lõi dao.

Dứa loại 1 dùng cỡ dao 18 – 20mm, dứa loại 2 dùng dao 20 – 25mm. Khi đột phải chú ý đặt đầu có mặt phẳng nhất xuống dưới, nếu 2 đầu đều bị lệch thì trả lại bộ phận cắt đầu. Không được đột một lần nhiều cấp hạng khác nhau, để không bị sót, lõi phải ngay, thẳng, không xiên, gãy, mất thịt dứa.

Kiểm tra lại cấp hạng đưa sang bộ phận gọt vỏ.

Gọt vỏ bằng dao:

Dứa gọt xong không được sót vỏ xanh, vỏ gọt đều, thịt quả không dập vỡ. Xếp đứng riêng từng quả vào khay, đưa sang bộ phận cắt mắt.

Trước khi cắt mắt phải kiểm tra phẩm chất các hạng, độ chín của dứa. Dùng dao sắc cắt mắt, nếu con sót những đường vỏ xanh phải gọt sạch. Những vùng đã được gọt sạch mắt dứa không được cắt thêm thành những đường rãnh không cần thiết. Các đường cắt mắt phải theo hình trôn ốc, mặt rãnh hình tam giác, vết dao cắt, sửa phải nhẵn, không được ăn sâu vào tận lỏi. Dứa đã cắt mắt xong không con viền xanh, vết nẫu, vết dập nhẹ. Chỉ cho phép còn lại những chấm đen nhỏ như đầu kim và những hạt nằm trong thịt dứa.

Gọt xong mắt nhúng qua nước muối có nồng độ 0,7 – 1,0% để sạch tạp chất và sát khuẩn. Nước muối phải nấu sôi, đế nguội và lọc sạch. Đặt dứa lên bàn nhôm nghiêng có rãnh thoát nước hoăc lỗ thoát nước.

Dứa đã ráo đem cắt khoanh, cắt riêng từng đợt theo cấp hạng và độ chín, cắt bằng tay phải dùng dao thật sắc, cắt nhẹ nhàng tránh dập nát, chọn đầu quả dứa có mặt phẳng cắt trước. Độ dày mỗi khoanh 15mm, khoanh dứa đều, không bị lệch, hai mặt phẳng. Chọn các khoanh dứa theo từng cỡ, những khoanh nhỏ hơn yêu cầu chuyển sang cắt miêng dẻ quạt. Những khoanh bị nát có thể cắt thành dứa vụn có chiều dài không quá 40mm. Ngoài cách cắt ngang quả dứa người ta còn cắt theo chiều dọc, mỗi quả thành 4, 6 hoặc 8 tùy theo đường kính quả dứa, giao điểm các nhát dao phải chuyển theo dọc đúng tâm quả dứa, để có những miếng dứa đều, không lệch, không nát.

Dứa ta, dứa hoa đã cắt xong đóng riêng, mỗi loại sản phẩm theo hình dạng cũng để riêng. Cho vào túi cùng cấp hạng, kích thước, không hỗn tạp, không còn vỏ xanh và mắt… mỗi túi 0,5kg ± 2%. Đóng gói xong phải chuyển nhanh đến phòng lạnh có nhiệt độ – 35 đến – 40°c có quạt gió tốc độ 2m/giây. Thời gian đông lạnh tùy thuộc vào loại dứa, kích thước miếng và trọng lượng túi, thường từ 3 đến 5 giờ, để trung tâm túi đạt – 12°c lượng nước đóng băng 8%. Sản phẩm đạt yêu cầu cho ra đóng thành kiện. Mỗi kiện thường đóng 9 túi. Trên mỗi kiện ghi đầy đủ loại sản phẩm, số lượng, ngày đông lạnh, họ tên người đóng kiện. Đưa nhanh đến phòng bảo quản ở nhiệt độ không quá – 18°c.

Dứa khoanh phải tròn đều, măt cắt ngay ngắn, sạch sẽ, không còn lõi, dày 14 – 16mm, đường kính mỗi khoanh không quá 55mm.

Dứa bổ dọc không có lõi, mắt được gọt ngay ngắn, các rãnh phải song song, cùng chiều, miếng dứa nguyên vẹn.

Dứa dẻ quạt không sót lõi, kích thước của cung không dưới 40mm, kích thước tương đối đồng đều.

Dứa miếng nhỏ kích thước tương đối đều.

Dứa đóng lạnh tốt phải có màu vàng nhạt đến vàng rợm, không bầm dập hư hỏng, không lẫn màu của mắt, vỏ. Sau khi đông lạnh và tan giá chậm trong không khí vẫn giữ được mùi thơm tự nhiên, không có mùi ủng, mùi lạ.

See also  Bảo quản đá khô thế nào cho đúng cách ? - cách bảo quản đá khô

Dứa đông lạnh phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: tạp chủng không quá 5000 con/1g sản phẩm, không có E.Coli, Cl. Weichi; hoạt độ bromelin trong dứa bảo quản ở < 18°c trước 6 tháng phải con hơn 80%, từ 6 đến 12 tháng còn 50% so với dứa tươi.

Dứa hộp

Quả dứa chín, cắt bỏ 2 đầu, đục lõi, gọt vỏ, tỉa mắt cắt lát ngang. Phân loại các lát theo độ dày, mỏng, nhỏ, lớn… Lát nhỏ nghiền nát lấy dịch quả.

Các lát có đường kính 5,6 – 8,8cm được xếp vào lon, đổ ngập siro có độ ngọt 4° Brix, đóng nắp, đưa thanh trùng ở độ sôi 20 – 30 phút. Các lon được làm nguội ngay sau 1-3 phút. Chú ý hộp dứa phải đóng đầy không cho không khí lọt vào. Dứa hộp có thể giữ được lâu. Ăn ngon, thơm, ngọt dịu.

Nước cốt dứa

Các quả dứa có kích thước nhỏ, các lát dứa đường kính 5,6cm được đưa vào bộ phận nghiền, lọc bỏ xác hoặc quay ly tâm để lấy dịch quả. Thanh trùng ở nhiệt độ 90,6°c trước khi đóng vào lon và làm nguội ngay sau 1-3 phút. Hoặc đun nóng dịch quả dứa từ 82 đến 85°c, rót vào lon, đóng kín nắp thanh trùng 25 – 30 phút ở nhiệt độ 80 – 82°c hoặc 15 phút ở nhiệt độ 100°c.

Dịch quả còn có thể cô đặc trước khi đóng lon. Nước cốt dứa dùng pha các loại nước uống rất bổ, ngon.

Mứt dứa (phương pháp công nghiệp)

Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, thái miếng, dùng kim châm 2 mặt, ngâm vào nước muối 2% trong 24 giờ. Vớt ra, để ráo, ngâm vào nước muối 4% và cứ thay nước hàng ngày, tăng độ muối lên đến 8%. Sau khi ngâm nước muối, miếng dứa sẽ mềm và được lên men nhẹ. Vót ra để ráo nước, ngâm vào nước lạnh 12 giờ thay nước nhiều lần. Vớt ra để ráo, đổ ngập siro có độ đường 30° Brix chứa 0,1% acid citric. Nâng dần độ đường lên 5° Brix mỗi ngày cho đến khi đạt được 50° Brix đồng thời tăng độ acid lên 1%. Giữ trong 10 ngày, sau đó có thể đóng gói.

Mứt dứa (làm theo phương pháp cổ truyền)

Chọn dứa vừa chín tới (mắt mở, vỏ màu vàng tươi) gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch trong nước muối loãng, thái khoanh dày 2cm. Cho dứa vào nước phèn đun sôi chần qua, vớt ra, rửa sạch, để ráo. Xếp dứa vào xoong (tốt nhất là loại xoong tráng men) cứ một lớp dứa một lớp đường, trên cùng rắc lớp đường dày hơn, đậy kín vung, để qua đêm cho đường ngấm vào dứa. Đặt xoong dứa lên lửa nhỏ, khi dứa sôi, đảo đều, đường tan hết, bắc xuống, để nguội. Lại đặt lên bếp, đun tiếp, rắc ít phèn chua giã nhò, đảo nhẹ tay. Bắc xuống để 4 tiếng, cứ làm như thế cho đến khi nước đường cạn sánh thì bắc xuống, gắp dứa lên sàng cho dứa khô se lại, trở luôn tay cho dứa khô.

Mứt dứa đặc

Chọn dứa chín đều, tươi, gọt vỏ, bò mắt, rửa sạch, bổ làm 4, bo lõi, thái miếng nhỏ, mỏng.

Cho đường và ít nước vào xoong, quấy tan đường, bắc lên bếp lửa đun nhỏ lửa thành siro đặc, cứ lkg dứa cho 0,5kg đường, bỏ dứa vào, thỉnh thoảng quấy nhẹ tay. Khi nước đường sánh, trong cho vài giọt vani trộn đều, bắc xuống để nguội, bảo quản trong lọ thủy tinh, đậy kín miệng.

Dùng ăn tráng miệng rất ngon, kích thích ăn uống, bổ gan, vị, tỳ.

Mứt dứa đông

Chọn dứa vừa chín (độ chín 1, 2) gọt vỏ, bỏ mắt rửa sạch. Bổ dứa ra, bỏ lòi, xay nhuyễn. Trộn dứa với đường và acid citric (0,1%), trút vào xoong (tốt nhất là xoong tráng men), bắc lên bếp, đun nhỏ lửa, quấy mạnh tay. Khi đưa một thìa mứt lên cao, nghiêng một bên cho mứt chảy xuống, nếu mứt chảy thành miếng mỏng là được. Trút xoong mứt vào lọ thủy tinh rộng miệng và để mứt đông. Mứt dứa có thể ăn tráng miệng hoặc làm nhân các loại bánh, kẹo.

Nước dứa

Dứa chín gọt sạch vỏ, bỏ mắt, ngâm vào nước clo (5mg/lit) trong 3 phút hoặc ngâm trong nước muối 10% trong 5 phút. Vớt ra, rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước cốt. Cho đường vào nước dứa, bắc lên bếp đun sôi lăn tăn, bắc xuống để nguội, cho vào lọ thủy tinh đậy kín miệng.

See also  Bỏ túi 10 bí quyết bảo quản xe ô tô luôn như mới【Update 2022】 - cách bảo quản giữ dìn xe ô tô

Nước dứa có hương vị tự nhiên, vàng tươi. Dùng pha nước giải khát trong mùa hè rất tốt.

Nước dứa tươi

Dứa chín tươi gọt vỏ, bỏ mắt, lõi, thái mỏng, ướp đường trộn đều, để ngấm trong 2 giờ. Hòa nước sôi để nguội với đường, trút vào chỗ dứa, trộn đều. Nước có màu vàng nhạt, trong, ngọt, mát, dậy mùi dứa tươi. Dùng làm nước giải khát trong mùa hè có nhiều vitamin, giúp dễ tiêu hóa nhất là những lần ăn quá nhiều thịt.

Rượu dứa

Dứa chín (độ 3, 4) gọt vỏ, bỏ mắt và lõi, xay nhuyễn, vắt lấy nước, bỏ bã.

Hòa đường trộn vào nước dứa, lọc sạch. Đun sôi khoảng 10 phút, để nguội còn khoảng 30°c, cho men vào quây đều, ủ trong 4 giờ (mở nắp), cứ 1kg dứa cho 2 bánh men thuốc bắc. Sau đó cho vào hũ, lọ thủy tinh có nút đậy chặt, ủ lại một tháng, chắt lấy nước trong, ủ thêm 3 tháng nữa, sẽ có loại rượu dứa trong, thơm, màu hổ phách đẹp, độ rượu khoảng 18° rất hợp với phụ nữ. Làm rượu khai vị rất ngon.

Dấm dứa

Chọn quả dứa tươi, không dập, ủng, gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa sạch, thái mỏng, cho vào cối xay hoặc ép lấy nước. Đun nước dứa sôi trong 5 phút, bắc xuống để nguội.

Lấy một chén rượu cho vào nước dứa (tùy theo lượng nước dứa nhiều ít mà cho rượu 1, 2 chén), cho thêm ít men dấm, rót vào lọ thủy tinh, đậy lại bằng khăn thưa. Để nơi thoáng mát khoảng 8 ngày sau nước dứa thành dấm có thể dùng được. Chắt dấm ra, cho thêm nước dứa vào để làm tiếp đợt dấm mới. Dấm làm bằng nước dứa vị chua dịu, thơm, ngon, dùng trộn rau, làm nước chấm rất ngon.

Kẹo dứa

Chọn dứa vừa chín tới, vỏ vàng tươi, gọt vỏ, bỏ mắt rửa sach, bỏ lõi, nạo nhỏ. Ướp dứa với đường (lkg dứa cho 0,5kg đường) trong 30 phút. Bắc xoong dứa lên bếp, đun nhỏ lửa, trộn đều tay. Khi đường keo lại, quấy thấy rít tay thì bắc xuống, cho vài giọt vani, trộn đều. Trút kẹo ra mâm đã có láng một lớp dầu ăn mỏng, dàn đều, dày khoảng lcm, nén nhẹ. Dùng kéo để cắt thành từng miếng nhỏ. Để nguội, bọc từng miếng bằng giấy bóng, cho vào túi nylon. Kẹo dứa dẻo, thơm, dễ ăn, được nhiều người ưa thích.

Dứa kho

Dứa chín, gọt vỏ, bỏ mắt, chẻ 4, thái mỏng hình tam giác. Củ cải muối thái lát, rửa nhiều lần cho bớt mặn, vắt khô nước.

Bắc xoong dầu ăn lên bếp đun nóng già, phi thơm kiệu, cho lần lượt củ cải, đậu phụ rán vang thái con chỉ, dứa, nấm rơm (hay thịt ba chỉ) xào sẵn cùng nước tương, đường, muối, hạt tiêu cho ngấm. Chế thêm ít nước, đun sôi, hạ lửa, đun đến lúc nước còn sền sệt. Bắc xuống. Ăn với cơm, rất thơm, ngon.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Mách chị em mẹo giữ hoa quả tươi lâu sau khi đã gọt vỏ

Hoa quả sau khi đã gọt vỏ thường dễ bị thâm đen, trông thiếu tính thẩm mỹ. Vì vậy, để cho những miếng hoa quả đã gọt vỏ luôn có màu đẹp, các chị em hãy ghi nhớ những mẹo sau đây.

Táo, lê

Đầu tiên chúng ta cần bọc kín phần táo, lê đã cắt bằng màng bọc thực phẩm hoặc cắt táo, lê thành miếng nhỏ rồi ngâm vào một bát nước muối trong vài giây.

Ngoài ra, các chị em có thể ngâm táo, lê trong hỗn hợp nước ấm và nước cốt chanh được pha theo tỉ lệ 1:1 rồi ngâm trong khoảng 5 phút rồi vớt ra và để ráo nước. Với cách làm này, màu sắc của những miếng trái cây đã gọt vỏ vẫn sẽ tươi ngon trong nhiều giờ đồng hồ.

Để bảo quản phần bơ chưa ăn đến, các chị em chỉ cần nhỏ lên đó một vài giọt chanh là miếng bơ sẽ tươi lâu và không bị thâm đen.

Dứa

Các chị em có thể giữ được độ tươi của những miếng dứa đã bổ bằng cách cất trong một hộp nhựa được đậy nắp kín và đặt trong tủ lạnh.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Mẹo giữ hoa quả tươi lâu sau khi đã gọt vỏ. Đồ họa: Hải Ngọc

Mẹo giữ hoa quả tươi lâu sau khi đã gọt vỏ. Đồ họa: Hải Ngọc

Chanh

Để giúp cho những miếng chanh đã cắt không bị khô, các chị em hãy cho chanh vào túi ni lông và buộc chặt lại, như vậy miếng chanh sẽ tươi lâu hơn.

Đu đủ

Để cho những miếng đu đủ đã bổ tươi lâu hơn, chúng ta hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín đu đủ lại sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Ngoài ra, các chị em cũng có thể úp mặt lộ phần thịt của đu đủ vào một cái đĩa sau đó đặt vào tủ lạnh.

Dưa hấu

Đối với những miếng dưa hấu chưa ăn đến, các chị em hãy gọt sạch vỏ sau đó sắt thành những miếng nhỏ rồi cho vào hộp nhựa, đậy nắp thật kín và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.

Trên đây là nhưng thông tin giúp bạn có thể chọn mua thơm (dứa) ngon, cách bảo quản và các món ăn hấp dẫn từ loại quả này. Chúc bạn luôn vui vẻ!

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách bảo quản quả dứa được lâu
  • Bảo quản dứa trong ngăn đá
  • Dứa gọt rồi để được bảo lâu
  • Cách bảo quản dừa đã gọt vỏ
  • Cách bảo quản dứa tươi
  • Dứa để qua đêm có ăn được không
  • Cách bảo quản la dứa tươi trong tủ lạnh
  • Cách bảo quản thơm lâu hư
 
 
 
 
 
 
 
See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply