Tóm tắt:
Bài viết này sẽ trình bày một số cách tiếp cận, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong trưng bày và giới thiệu trưng bày tại một số bảo tàng ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, phân tích những vấn đề đặt ra, những bài học kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất những hướng đi trong việc ứng dụng công nghệ, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, đặc biệt là bối cảnh dịch COVID – 19 đặt ra những thách thức đối với bảo tàng trong nỗ lực mới để hoạt động hiệu quả và thu hút công chúng hơn nữa.
Bạn đang xem: cách bảo quản tang orange
Tóm tắt:
Bài viết này sẽ trình bày một số cách tiếp cận, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong trưng bày và giới thiệu trưng bày tại một số bảo tàng ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, phân tích những vấn đề đặt ra, những bài học kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất những hướng đi trong việc ứng dụng công nghệ, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, đặc biệt là bối cảnh dịch COVID – 19 đặt ra những thách thức đối với bảo tàng trong nỗ lực mới để hoạt động hiệu quả và thu hút công chúng hơn nữa.
Từ khóa:
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – The Industrial Revolution 4.0
2. Công nghệ số – Digital Technology
3. Bảo tàng ảo 3D – 3D Virtual Museum
4. Thuyết minh tự động – Audio Guide
5. Số hóa 3D – 3D Digitalization
6. Thực tế ảo – Virtual Reality
7. Trưng bày bảo tàng – Museum exhibition
8. Phương pháp trưng bày – method of display
1.Mở đầu
Trong bối cảnh phát triển đất nước thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay, để bảo tàng thực hiện tốt chức năng của mình (chức năng cơ bản và chức năng mới phù hợp thực tiễn) thì phải xây dựng mục tiêu bảo tàng vì con người và sự phát triển tiến bộ của xã hội, thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, sở thích, hành vi, xu hướng của công chúng để có những kế hoạch chiến lược phù hợp. Có thể nói đây là một xu hướng tích cực mang hơi thở thời đại của “nền kinh tế tri thức”.
Công chúng và việc xác định đúng nhu cầu của công chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bảo tàng, là thước đo chất lượng hoạt động của mọi bảo tàng trên thế giới1. Trước đây, công chúng với tư cách là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bảo tàng từ chỗ bị động tiếp thu những thông tin được bảo tàng cung cấp, đến nay đã chuyển dần sang xu hướng hoàn toàn mới là: muốn được tự mình trải nghiệm, khám phá và khai thác các bộ sưu tập hiện vật gốc và các hình thức dịch vụ khác có trong bảo tàng. Theo đó, sản phẩm đầu tiên và quan trọng nhất phục vụ, đáp ứng nhu cầu công chúng đó chính là hệ thống trưng bày bảo tàng. Vậy, các bảo tàng Việt Nam phải làm thế nào, mà cụ thể là phải sử dụng phương pháp trưng bày thế nào để thu hút/hấp dẫn công chúng? Vấn đề này tuy đã “xưa cũ” nhưng vẫn là nỗi “trăn trở” của các bảo tàng, thậm chí vẫn là vấn đề “nóng” trong sự vận động, phát triển, đổi mới của các bảo tàng Việt Nam hiện nay. Với vấn đề/nội dung này, đã có rất nhiều bài viết đề cập đến thực trạng và các giải pháp cụ thể cũng như những gợi mở những xu hướng mới… Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã đưa thế giới bước sang một thời đại phát triển mới, thời đại công nghệ 4.0 mà các quốc gia không thể đứng ngoài quỹ đạo phát triển ấy. Với cách tiếp cận như vậy cũng như trên cơ sở thực tiễn quá trình công tác, trao đổi, phối hợp với các bảo tàng trong và ngoài nước, trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin trình bày một góc tiếp cận trưng bày bảo tàng, đó là trưng bày và giới thiệu trưng bày ứng dụng công nghệ số và nêu một số vấn đề nổi lên khi đề cập đến phương pháp trưng bày trong xây dựng bảo tàng, trưng bày mới hoặc đổi mới trưng bày… của các bảo tàng ở Việt Nam hoặc có thể là một số nước đang phát triển ở Châu Á.
2. Ứng dụng công nghệ số tại các bảo tàng Việt Nam
2.1. Xu hướng ứng dụng công nghệ số trong bảo tàng tại Việt Nam
Xu hướng hiện đại hóa thông qua ứng dụng công nghệ số trong trưng bày và giới thiệu trưng bày là một xu hướng tất yếu của các bảo tàng hiện đại2. Theo đó, hiện đại hóa trưng bày hay giới thiệu trưng bày không chỉ là phương thức online mà còn là các phương thức số hóa, điện tử hóa hoạt động… Ở Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Khu trưng bày Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội (Phòng trưng bày Khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long) – thuộc Văn phòng Quốc hội… là một vài trong số ít những nơi đi đầu thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại trong trưng bày và giới thiệu trưng bày. Đến nay, đã có nhiều bảo tàng, di tích cũng đã có những bước đầu triển khai ứng dụng (tuy còn ở quy mô nhỏ, chưa được đồng bộ): Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… Đặc biệt, tuy là bảo tàng chuyên ngành, nhưng với tính chất khác biệt, Bảo tàng Viettel đã có sự đầu tư và trở thành bảo tàng đứng đầu có nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ tương tác ảo 3D (tương tác thực tại ảo) trong giới thiệu trưng bày bảo tàng. Từ năm 2013, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã ứng dụng công nghệ này để giới thiệu 2 trưng bày chuyên đề: Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và Đèn cổ Việt Nam với mục đích nhằm phát huy trưng bày lâu dài và tới rộng rãi công chúng sau khi trưng bày chuyên đề kết thúc, đặc biệt là đối với công chúng chưa hoặc không có điều kiện thăm quan trưng bày đồng thời cũng là một cách thức lưu trữ tư liệu sau trưng bày (các trưng bày chuyên đề thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 6 tháng và trước đây, BTLSQG chỉ xuất bản ấn phẩm dưới dạng: tờ gấp, cataloge, sách). Trên cơ sở kinh nghiệm ban đầu, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiếp tục lập kế hoạch và thực hiện xây dựng nội dung giới thiệu hệ thống trưng bày thường trực. Tuy kinh phí đầu tư còn hạn chế nhưng Bảo tàng cũng đã cố gắng từng bước tiếp cận, nghiên cứu và phối hợp với Công ty Vietsoftpro thực hiện được một số phần trưng bày như hiện nay công chúng được tham quan qua website của Bảo tàng. Trong quá trình phát huy, Bảo tàng cũng đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía công chúng và đồng nghiệp về sự phù hợp với xu hướng phát triển của các bảo tàng hiện đại. Đặc biệt là phần tương tác, tìm hiểu giá trị những hiện vật tiêu biểu mà thông thường khi tham quan trưng bày bảo tàng, khách tham quan sẽ bị hạn chế trong việc quan sát kỹ tất cả các chi tiết hoa văn hoặc nội dung giới thiệu sâu, phong phú về hiện vật. Có những khách đánh giá rằng, xem trưng bày ảo thấy dễ hiểu, chi tiết và đầy đủ thông tin hơn tham quan trưng bày thật. Chẳng hạn, khi quan sát trống đồng Ngọc Lũ trong tủ kính tại trưng bày thực của Bảo tàng thì khách không thể cảm thụ được hết những giá trị của bảo vật quốc gia này nhưng khi tham quan trên trưng bày tương tác ảo 3D, khách tham quan có thể quan sát được các chi tiết hoa văn trang trí cũng như các thông tin chi tiết về hiện vật và tự tương tác các nội dung tham quan mà mình mong muốn…
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá nhu cầu công chúng cũng như nhận thức, xác định được xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại, đặc biệt là trước bối cảnh diễn ra dịch bệnh CoVID-19 đã khiến tất cả chúng ta nhìn nhận lại, củng cố thêm căn cứ thực tiễn về hướng đi/hoạt động cho các bảo tàng, nhất là hoạt động ứng dụng công nghệ trong trưng bày và giới thiệu trưng bày3.
Bảo tàng ảo 3D giới thiệu phần Văn hóa Đông Sơn thuộc trưng bày thường trực BTLSQG
Hoạt động tương tác điện tử 3D tìm hiểu trống đồng Ngọc Lũ tại Không gian trải nghiệm, khám phá BTLSQG
3. Ứng dụng công nghệ số tại một số bảo tàng khác
a. Giới thiệu trưng bày
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, các ứng dụng trong việc giới thiệu trưng bày ngày càng đa dạng và hướng tới công chúng một cách thiết thực hơn. Nhiều phần trưng bày thực tế như không gian trưng bày, nội dung thuyết minh được số hóa và truyền tải thông tin qua nhiều phương thức ứng dụng công nghệ như trưng bày ảo, tham quan tương tác 3D, thuyết minh tự động, tham quan qua kính thực tế ảo…
Trưng bày tham quan ảo tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
Phương thức giới thiệu trưng bày thông qua số hóa không gian trưng bày, hiện vật trưng bày thực tế là một cách tiếp cận đã được sử dụng nhiều trên thế giới. Ở Việt Nam, một vài năm gần đây, cũng bắt đầu được ứng dụng tại một số các bảo tàng. Không gian trưng bày được số hóa 3D và đưa lên Internet, công chúng có thể từ các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng.. tham quan, tương tác.
Khách nước ngoài sử dụng thuyết minh qua hệ thống tự động tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Trong thực tế, đối với các không gian bảo tàng hay hiện vật tiểu biểu đều có những câu chuyện thuyết minh. Những nội dung này được biên tập, thu âm và đưa vào trong hệ thống thuyết minh tự động, giúp khách tham quan có thể chủ động tìm hiểu nội dung lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… Hệ thống cũng cho phép tiếp cận tới rất nhiều ngôn ngữ, giúp cho khách quốc tế tìm hiểu dễ dàng. Đặc biệt, trong bối cảnh các bảo tàng không thể sắp xếp đủ số lượng hướng dẫn viên với đủ các ngôn ngữ vào cũng một lúc… thì đây thực sự là một giải pháp hữu hiệu, tích cực, phù hợp.
Các em học sinh hào hứng trải nghiệm thực tế ảo – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Việc số hóa 3D không những chỉ thể hiện qua công nghệ tham quan ảo, nội dung số hóa này còn có thể ứng dụng vào một trong những công nghệ mới nhất hiện nay như VR (Vertual Reality: thực tế ảo) hay AR (Augmented Reality: thực tế ảo tăng cường) nhằm giới thiệu trưng bày. Với việc sử dụng các kính thực tế, du khách có thể như đặt mình vào không gian bảo tàng và trải nghiệm.
b. Công nghệ trưng bày
Đầu tiên phải kể đến là ứng dụng công nghệ trong trưng bày ở Khu trưng bày Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội (Phòng trưng bày Khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long) – thuộc Văn phòng Quốc hội được sự hỗ trợ, tư vấn, thiết kế của các chuyên gia Đức. Mặc dù chỉ là một phòng trưng bày về một lĩnh vực hẹp (khảo cổ) nhưng với một vài điểm ứng dụng công nghệ trưng bày cũng đã tạo cho trưng bày sự hấp dẫn, thu hút công chúng. Trước nhu cầu tham quan ngày càng tăng nhanh của công chúng thì nơi đây không chỉ còn phục vụ các đoàn khách nội bộ của Quốc hội mà trong những năm gần đây đã mở cửa đón khách tham quan.
Ứng dụng công nghệ ảo 3D (phim 3D, tương tác) tại
Khu trưng bày Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội
(Phòng trưng bày Khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long)
Ảnh: Phòng Lịch sử – Bảo tàng, Vụ Thông tin – Văn phòng Quốc hội
Hiện nay, một số bảo tàng mới được đầu tư bài bản đều vận dụng nhiều hình thức trưng bày tương đối mới nhằm thu hút khách tham quan cũng như gây ấn tượng với công chúng. Một số công nghệ có thể kể đến như: màn hình trong suốt Transparent LCD, tương tác không chạm (LeapMotion), 3D Mapping, Video Wall, Holofan…4
Tương tác không chạm tại Bảo tàng Viettel
Công nghệ tương tác không chạm (LeapMotion) sử dụng thiết bị nhận dạng hoạt động của tay, qua đó có thể ứng dụng tương tác trực tiếp để tìm hiểu thông tin, hay tương tác với hiện vật đã được số hóa 3D một cách trực quan… Ứng dụng công nghệ cho phép trưng bày có nhiều cách tiếp cận gây ấn tượng với khách tham quan.
Tương tác chi tiết thông tin hiện vật trên màn hình trong suốt – Bảo tàng Viettel
Công nghệ màn hình trong suốt giúp khách tham quan tương tác đa chiều hơn để tìm hiểu chi tiết nội dung hiện vật. Màn hình là một công nghệ trưng bày tương đối mới, không chỉ gỡ bỏ khoảng cách giữa hiện vật và người xem mà còn giúp thể hiện sâu hơn về mặt thông tin hiện vật.
Ứng dụng 3D Mapping – Văn Miếu Quốc Tử Giám
Công nghệ 3D Mapping được ứng dụng tại một số sự kiện như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhà hát Lớn Hà Nội. Ứng dụng 3D Mapping mang đến trải nghiệm ấn tượng trong một không gian cụ thể gắn liền với không gian văn hóa, lịch sử cũng là một cách tiếp cận mới thu hút người xem.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, các bảo tàng đều nỗ lực đổi mới trưng bày (xây dựng mới hoặc đổi mới, nâng cấp), trong đó khá chú trọng ứng dụng công nghệ trong trưng bày để thu hút khách tham quan và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây vẫn còn là lĩnh vực mới nên trong quá trình thực hiện cũng còn gặp nhiều bất cập và ứng dụng, phát huy chưa thực sự hiệu quả, đôi chỗ còn gây lãng phí trong đầu tư.
3. Một số lưu ý trong ứng dụng công nghệ số
3.1. Xác định phương pháp trưng bày
Xác định phương pháp trưng bày/ cách tiếp cận để hình thành phương pháp trưng bày đó là lấy công chúng làm trung tâm.
Công chúng/khách tham quan bảo tàng là mục tiêu “sống còn” của mỗi bảo tàng bởi bảo tàng không chỉ muốn công chúng biết đến mà còn muốn họ hiểu rõ hơn về bảo tàng và mong muốn đến bảo tàng. Chính vì thế mà một trong những quan niệm mang tính truyền thống đã thay thế bằng một quan niệm mới hơn, đầy đủ hơn, cụ thể là nếu trước đây, người ta cho rằng, mọi hoạt động của bảo tàng đều lấy hiện vật làm trung tâm thì nay tuy vẫn dựa vào hiện vật, nhưng chính công chúng mới được các bảo tàng coi là trung tâm cho mọi hoạt động của bảo tàng. Điều đó cũng có nghĩa, công chúng là mục tiêu duy nhất mà các bảo tàng phải hướng tới5.
Xác định được vị trí, vai trò của công chúng đối với sự phát triển của các bảo tàng bảo tàng nói chung và bảo tàng ở Việt Nam nói riêng. Trong những năm qua, có khá nhiều bảo tàng quan tâm hơn đến vấn đề này và đã từng bước thăm dò, tìm hiểu hoặc thực hiện công tác đánh giá công chúng, thường xuyên tiếp nhận ý kiến đóng góp và đã từng bước nâng cao chất lượng phục vụ6. Tuy nhiên, Bảo tàng chưa thực hiện một cách bài bản, trên quy mô lớn, sâu rộng. Đến nay, có thể khẳng định rằng, vấn đề phục vụ công chúng đã được các bảo tàng hết sức quan tâm. Chính những điều kiện khách quan, nhu cầu của xã hội, của công chúng – những người sử dụng sản phẩm của bảo tàng, đặt ra tiền đề cho sự đổi mới và phát triển bảo tàng trong tương lai. Việc đánh giá nhu cầu công chúng nhằm xác định công chúng mục tiêu, trên cơ sở đó phân loại và xây dựng nội dung và phương pháp trưng bày phù hợp (thường trực, chuyên đề, online…) đáp ứng từng nhóm đối tượng/nhu cầu7. Trên cơ sở nhận thức đó thì mới có thể thoát được tư duy, cách thức làm trưng bày theo ý nghĩ chủ quan (thậm chí một số trường hợp còn là duy ý chí) của những curator, những nhà bảo tàng. Chẳng hạn, theo những góp ý, nhu cầu thực tế của khách tham quan bảo tàng đồng thời theo đánh giá (quan sát, định tính) bước đầu để phục vụ việc điều chỉnh ứng dụng công nghệ (audioguide, bảo tàng ảo 3D) trong giới thiệu trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia năm 2016 cho thấy, đối tượng khách châu Á, trẻ tuổi (đặc biệt là khách Việt Nam: lứa tuổi trung niên, thanh niên) sử dụng smartphone rất phổ biến, trên cơ sở đó, Bảo tàng đã điều chỉnh theo hướng kết hợp sử dụng thiết bị audioguide truyền thống (thiết bị bấm số) và ứng dụng quét mã QR sử dụng smartphone phục vụ nhu cầu hướng dẫn của khách tham quan…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, các bảo tàng không thể tuyệt đối hóa việc trưng bày hoàn toàn trên cơ sở nhu cầu công chúng, nhất là các bảo tàng có nhiệm vụ cao nhất và trước hết là phục vụ/thực hiện nhiệm vụ chính trị, giáo dục (Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh…) mà phải cần có sự nghiên cứu, chắt lọc và nắm bắt xu hướng để trên cơ sở đó xây dựng các nội dung trưng bày, giới thiệu trưng bày đảm bảo tính hài hòa, phù hợp, vừa hấp dẫn, thu hút công chúng đồng thời đảm bảo định hướng công chúng tới những giá trị tích cực (chân – thiện – mỹ)…8
3.2. Nghiên cứu, xây dựng nội dung
Tuy là xu hướng tất yếu, không thể thiếu đối với một bảo tàng hiện đại nhưng việc nghiên cứu, xây dựng nội dung cho ứng dụng công nghệ trưng bày hiệu quả là vấn đề gặp khó khăn đối với nhiều bảo tàng bởi xây dựng nội dung cho ứng dụng công nghệ cũng có những yêu cầu đặc thù. Chẳng hạn, có những tài liệu, hiện vật rất có giá trị về mặt nội dung lịch sử, văn hóa nhưng lại không đảm bảo hoặc ít giá trị về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật, nhất là loại hiện vật dưới dạng văn bản giấy, do đó khi ứng dụng công nghệ ảo 3D, 4D… sẽ khó tạo được sự hấp dẫn. Vì vậy, không phải bảo tàng nào cũng tối đa việc ứng dụng công nghệ cho tất cả các nội dung, hiện vật mà cần phải lựa chọn loại hình và lĩnh vực công nghệ nào phù hợp thì mới khai thác và cần tập trung vào vai trò của công nghệ là làm tăng giá trị, hấp dẫn hiện vật gốc.
Đây là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu khi bảo tàng tiến hành lập kế hoạch cho việc ứng dụng công nghệ trong trưng bày, giới thiệu trưng bày. Khi chúng ta nghiên cứu, lựa chọn ứng dụng loại công nghệ nào thì phải nghiên cứu là đưa nội dung, loại hình hiện vật nào cho loại hình ứng dụng đó phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng và ngược lại. Bởi suy cho cùng, công nghệ chỉ đóng vai trò là công cụ chuyển tải nội dung, tăng cường hiệu quả phát huy nội dung (nhanh chóng, rộng rãi) sinh động, hấp dẫn, thu hút công chúng. Tuy nhiên, nếu nội dung nghèo nàn thì ứng dụng công nghệ không thể đảm bảo được tính sinh động, hấp dẫn hoặc công chúng cứ xem mãi một nội dung hay trải nghiệm mãi một ứng dụng công nghệ thì sẽ thấy nhàm chán. Hơn nữa, trên thực tế, có bảo tàng đã đầu tư thiết bị ứng dụng công nghệ nhưng không thể xây dựng nội dung kịp thời, trải qua vài năm, thiết bị lạc hậu, suy giảm chất lượng và không triển khai phục vụ khách tham quan được. Vì vậy, đây là hai mặt/vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Trong đó, việc nghiên cứu, xây dựng nội dung đòi hỏi nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hiện lâu dài và tham gia của nhiều lĩnh vực, chuyên gia nghiên cứu… thì mới đảm bảo chất lượng nội dung cho ứng dụng công nghệ trưng bày, giới thiệu trưng bày hiệu quả.
Việc nghiên cứu, xây dựng và sử dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ trưng bày còn phụ thuộc vào yếu tố con người, trước hết, muốn xây dựng được trưng bày ứng dụng công nghệ đảm bảo chất lượng thì cần phải có nhân lực vừa có trình độ chuyên môn vừa có hiểu biết cơ bản về ứng dụng kỹ thuật/công nghệ, nhưng trên thực tế hiện nay, nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu như vậy ở các bảo tàng là rất hiếm.
3.3. Sử dụng hiện vật
Về quan điểm: đến nay, có ít nhất 2 xu hướng: tuyệt đối không sử dụng hiện vật phục chế trong trưng bày bảo tàng và sử dụng hiện vật phục chế trong trưng bày nhằm làm rõ ý tưởng/nội dung trưng bày (theo lối diễn giải). Thực tế thì mỗi xu hướng đều có tính hợp lý riêng và đạt được hiệu quả nhất định. Vì vậy, không nên tuyệt đối, cực đoan về một quan điểm nào mà cần phải dựa trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế về mọi mặt của một bảo tàng cụ thể. Song xu hướng chung là tăng cường tối đa sử dụng hiện vật gốc bởi hiện vật gốc là cơ sở, nền tảng, trọng tâm của trưng bày mà các nhà bảo tàng học đều đã xác định, đó là “xương sống” của bảo tàng hay theo các tác giả: Walter L.Crimm, Martha Morris and L.Carole Wharton trong Planning Successful Museum Building Projects (Lập kế hoạch cho dự án xây dựng bảo tàng thành công) thì “trái tim của bảo tàng” là: trưng bày, các sưu tập hiện vật và chương trình giáo dục9. Qua đó, cũng cho chúng ta thấy vai trò quan trọng, ý nghĩa của hiện vật đối với trưng bày bảo tàng.
Xu hướng tối đa sử dụng trưng bày hiện vật gốc còn bởi tính chất của hiện vật gốc rất đặc biệt mà không một loại hình/cách thức nào có thể thay thế được đó là, trực quan hiện vật gốc có thể mang lại tình cảm, cảm xúc lịch sử, yếu tố hình thành niềm tự hào, ngưỡng vọng, lòng yêu nước… hơn. Đó cũng chính là sự hấp dẫn và là lý do mà các bảo tàng vẫn tiếp tục được ra đời, phát triển và không ngừng thu hút công chúng trên toàn thế giới.
Đối với trưng bày ứng dụng công nghệ ảo thì vấn đề trên sẽ được giải quyết hài hòa trên cơ sở trưng bày thực. Vì vậy, việc nghiên cứu, xử lý tư liệu nội dung tài liệu, hiện vật gốc cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và thông tin đầy đủ, rõ ràng, khoa học mới có thể đảm bảo mang lại cho công chúng sự tin cậy mà công chúng mong muốn.
3.4. Nhân lực thực hiện
Để vận hành, khai thác trưng bày ứng dụng công nghệ hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào nhân lực vận hành kỹ thuật cũng như trình độ, hiểu biết của công chúng khi sử dụng công nghệ, nhất là đối với những ứng dụng tương tác, trải nghiệm mà công chúng chủ động thao tác. Trên thực tế hiện nay, nhiều bảo tàng, sau khi xây dựng bảo tàng mới với ứng dụng công nghệ hiện đại đã phát huy hiệu quả trong thời gian đầu (một vài năm), sau đó cũng đã gặp nhiều khó khăn về nhân lực đủ trình độ để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng… bởi những công nghệ được ứng dụng trong bảo tàng đều là thiết bị công nghệ chuyên dụng; rồi sự lạc hậu trước sự phát triển nhanh như vũ bão của những công nghệ mới, hiện đại, do đó việc cập nhật, nâng cấp, thay thế công nghệ liên tục là khó khăn rất lớn cho bảo tàng. Trong trường hợp, những đối tác (nhà công nghệ) đã không còn hoạt động (tồn tại) thì những sản phẩm công nghệ trở thành vô tác dụng, phản tác dụng, thậm chí là “phế thải công nghệ” trong trưng bày mà bảo tàng lại phải mất công “xử lý”. Đặc biệt, đối với những bảo tàng tự chủ tài chính thì càng cần phải thận trọng lựa chọn ứng dụng phù hợp, tránh tình trạng đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí (“một tiền gà, ba tiền thóc”). Vì vậy, vấn đề chuyển giao công nghệ cho cán bộ kỹ thuật vận hành của bảo tàng là rất quan trọng cần được đặt ra và triển khai ngay từ khâu lập kế hoạch thực hiện (cán bộ kỹ thuật phải được tham gia ngay từ đầu). Để giải quyết vấn đề này, các bảo tàng cần có những lựa chọn hướng đi phù hợp với thực tế và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, địa phương, và hướng đi của Bảo tàng Khoa học quốc gia Thái Lan được nêu ra dưới đây như một tham khảo: đó là, đối với những ứng dụng công nghệ tiên tiến, bắt kịp xu thế phát triển hiện đại được Bảo tàng triển khai ứng dụng đối với các trưng bày chuyên đề (Trưng bày về cuộc sống thời đại 4.0), trưng bày lưu động hoặc một nội dung/vấn đề trong trưng bày thường trực trên cơ sở đánh giá xu hướng nhu cầu công chúng và phục vụ nhóm công chúng mục tiêu cụ thể cho từng trưng bày và trong quá trình thực hiện, bảo tàng luôn đồng hành, gắn bó chặt chẽ với nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau.
3.5. Xu hướng hợp tác, chia sẻ các hình thức trưng bày hiện vật gốc + ứng dụng công nghệ
Việc đổi mới phương thức trưng bày bằng ứng dụng công nghệ có thể là một định hướng không mới trong công tác trưng bày ở các bảo tàng Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ phù hợp với trưng bày, mục đích, kinh phí làm sao cho hiệu quả là một vấn đề cần đặt ra và cần chú trọng.
Trước những vấn đề, khó khăn khi thực hiện ứng dụng công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng, nếu mỗi một ngành/đơn vị thực hiện đứng riêng rẽ thì khó có thể thực hiện được bởi sẽ gặp những vấn đề hoặc là về nghiên cứu, xây dựng nội dung hoặc là về ứng dụng công nghệ, vận hành, khai thác, phát huy…như đã nêu trên. Vì vậy, giải pháp hợp tác, chia sẻ cùng nhau thực hiện sẽ khai thác tối đa được điểm mạnh, tiềm lực, tính chuyên nghiệp của mỗi bên/chuyên ngành để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh mà cụ thể ở đây là giữa bảo tàng với đơn vị chuyên môn về công nghệ và đơn vị dịch vụ kết nối công chúng (Ví dụ: bảo tàng + công nghệ + du lịch/nhà trường…) đang và sẽ là xu hướng tích cực để các bảo tàng nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ, hấp dẫn thu hút khách tham quan. Đây cũng là xu hướng chung của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, quốc gia trên toàn thế giới trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay đó là: liên kết, hợp tác, chia sẻ, cùng phát triển.
4. Kết luận
Bảo tàng ngày nay không chỉ là một không gian riêng cho những nhà khoa học, những người nghiên cứu lịch sử hay những người đến thăm do “bắt buộc”10. Hai từ “bảo tàng” nói chung đã được hiểu theo nhiều nghĩa mới, không chỉ là nơi để lưu giữ những cái đã qua, những cái cũ, những cổ vật hay như một “nơi tàng trữ” mà công chúng ngày nay tìm đến bảo tàng để trải nghiệm, để học học hỏi những kiến thức mới và để có những phút giây thoải mái. Bảo tàng phải là nơi mà công chúng lựa chọn11. Để thu hút, hấp dẫn công chúng cũng như để bảo tàng trở thành nơi công chúng lựa chọn, trước hết bảo tàng phải hiểu rõ những nhu cầu của công chúng để từ đó tạo ra những hoạt động đồng thời bảo tàng cũng luôn phải đổi mới kịp thời đáp ứng được những nhu cầu ấy. Trong đó, ứng dụng công nghệ tăng cường sự hấp dẫn của trưng bày, giới thiệu trưng bày bảo tàng chỉ là một trong rất nhiều giải pháp nhưng đó là giải pháp quan trọng, phù hợp xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.
Nói như vậy nhưng không có nghĩa là ứng dụng công nghệ: bảo tàng tương tác ảo 3D, bảo tàng online… có thể thay thế được bảo tàng thực, tài liệu, hiện vật gốc bởi trên thực tế, chỉ khi được trực quan những hiện vật gốc thì mới có thể mang lại tình cảm, cảm xúc lịch sử thật sự. Đó cũng chính là sự hấp dẫn và lý do mà các bảo tàng tiếp tục được ra đời, phát triển và không ngừng thu hút công chúng trên toàn thế giới. Nhưng việc ứng dụng công nghệ sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường phát huy giá trị trưng bày, giá trị hiện vật rộng rãi, nhanh và hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh trong và sau dịch bệnh CoVID19 trên toàn cầu khiến cả thế giới đang có nhiều thay đổi trong việc nhìn nhận lại những giá trị trong cuộc sống, xu hướng hưởng thụ, trải nghiệm của công chúng cũng như những thay đổi trong cách thức hoạt động, vận hành, phát triển của các lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực hoạt động bảo tàng, nhất là trưng bày và giới thiệu trưng bày bảo tàng với xu hướng ứng dụng công nghệ, giới thiệu bảo tàng online lại càng được khẳng định và trở nên cấp thiết, thúc đẩy thực hiện mạnh mẽ hơn. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung, loại hình công nghệ ứng dụng bắt kịp với xu hướng hiện đại và phù hợp với nội dung, thực tiễn hoạt động của từng bảo tàng là rất quan trọng rất cần được bảo tàng quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng phát huy được những điểm mạnh, lợi thế, tích cực của công nghệ cũng như hạn chế các vấn đề, để khi đổi mới hoặc xây dựng, vận hành, khai thác bảo tàng đảm bảo tính khả thi, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu đặt ra, đó là đáp ứng nhu cầu và ngày càng thu hút công chúng hơn./.
Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan
PGĐ Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Chú thích:
1. Timothy Ambrose and Crispin Paine (2000), Cơ sở bảo tàng (bản dịch của Lê Thị Thúy Hoàn), Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xuất bản, H.2000.
2. Trương Quốc Bình, “Tăng cường việc Nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ để đổi mới hoạt động bảo tàng ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, H.2002.
3. Nguyễn Thị Thu Hoan, “Bảo tàng Lịch sử quốc gia với việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ”, 2020, http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3090/71554/bao-tang-lich-su-quoc-gia-voi-viec-tiep-can-va-ung-dung-cong-nghe.html.
4. Hoàng Quốc Việt, Hướng tiếp cận trong việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại trong trưng bày và giới thiệu trưng bày bảo tàng ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Huế, 2015.
5. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1996,1997), Sự nghiệp bảo tàng – Những vấn đề cấp thiết, Nxb Hà Nội, tập 1,2,3, H.1996-1997.
6. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Các phương pháp đánh giá Bảo tàng, Trưng bày và khách tham quan, Tài liệu biên soạn, (Khóa học mùa hè nghiên cứu và thực hành bảo tàng), Hà Nội, H.2006.
7. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, Nxb Hà Nội, H. 2004.
8. Nguyễn Thị Thu Hoan, “Vai trò của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ học đường”, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, 2001.
9. Walter L.Crimm, Martha Morris and L.Carole Wharton, Planning Successful Museum Building Projects. A division of Rowman & LittleField Publishers, INC.
10. Vương Hoằng Quân (2008), “Cơ sở Bảo tàng học Trung Quốc” (Cục Di sản văn hóa Việt Nam dịch và xuất bản), Hà Nội.
11. E.Kaulen (chủ biên), “Sự nghiệp bảo tàng của nước Nga”, Nxb “VK”, Mockba, Tài liệu dịch của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Xem thêm những bài viết liên quan đến chủ đề cách bảo quản tang orange
Bing help
- Tác giả: support.microsoft.com
- Đánh giá: 3 ⭐ ( 6376 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm:
Cách bảo quản giúp tăng tuổi thọ của đèn led nhà xưởng
- Tác giả: denledtphcm.com.vn
- Đánh giá: 5 ⭐ ( 5414 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Từ khi có sự xuất hiện của điện cùng các thiết bị điện chiếu sáng đã mang lại nhiều lợi ích đến cuộc sống chúng ta. Và khi đời sống kinh tế ngày một phát triển hơn kéo theo đó là nhu cầu về mặt chiếu sáng cho các khu vực lưu trữ, sản xuất hàng hóa. Đèn led nhà xưởng đang là thiết bị được nhiều tin dùng nhất hiện nay bở
Bảo quản đúng cách giúp tăng tuổi thọ ổ cứng Laptop
- Tác giả: phanlevina.com
- Đánh giá: 4 ⭐ ( 5890 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Bảo quản đúng cách giúp tăng tuổi thọ ổ cứng Laptop nội dung do Phanlevina.com biên soạn
Cách vệ sinh kính hiển vi và bảo quản tăng độ bền, tính chính xác nhất
- Tác giả: thietbichuyendung.com.vn
- Đánh giá: 3 ⭐ ( 5006 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm:
Cách bảo quản cá sống bơi tung tăng trong tủ lạnh
- Tác giả: vnexpress.net
- Đánh giá: 3 ⭐ ( 6317 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Chủ nhà IQ ‘vô cực’ đã nghĩ ra cách bảo quản cá tươi sống như thế này.
Cách sử dụng và bảo quản giúp tăng độ bền của quạt
- Tác giả: www.dienmayxanh.com
- Đánh giá: 5 ⭐ ( 8912 lượt đánh giá )
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Để kéo dài tuổi thọ quạt, cần biết sử dụng hợp lý và bảo quản tốt. Với bài viết sau, dienmayxanh.com hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản giúp tăng độ bền của quạt.
Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục: cách bảo quản