Cách Bảo Quản Bánh Ngải Lạng Sơn Bổ Dưỡng Đơn Giản, Chuẩn Vị Người Tày

Bánh ngải Lạng Sơn là món ăn đặc sản nổi tiếng. Vị ngọt thơm, mềm dẻo của bánh đã làm “say lòng” nhiều thực khách. Đây cũng là món quà tốt cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn.

cách bảo quản bánh ngải lạng sơn

cách bảo quản bánh ngải lạng sơn


Bánh ngải Lạng Sơn – đặc sản xứ Lạng thơm ngon, lạ miệng

Bánh ngải hay còn có tên gọi khác là bánh giầy ngải. Nguồn gốc của loại bánh này xuất phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng. Ở Lạng Sơn, đây được xem là loại bánh đặc sản, có vị ngọt thơm, mềm dẻo. 

bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải Lạng Sơn có màu xanh rất bắt mắt (Ảnh: Sưu tầm)

Bánh ngải cứu Lạng Sơn được làm quanh năm, hầu như tại các khu chợ nào của địa phương này du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp bánh được bán với mức giá rẻ. Đặc biệt, vào dịp tết Thanh minh, các dịp lễ hội Lạng Sơn hay dịp ăn mừng vụ lúa mới, bánh ngải sẽ được người dân làm nhiều hơn. 

Nguyên liệu chính của bánh là lá cây ngải cứu, vì vậy nó có rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: điều hòa khí huyết, cầm máu, giúp lưu thông máu hay an thai,… Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là đặc sản Lạng Sơn được nhiều du khách mua về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch vùng biên. 

2. Cách làm bánh ngải Lạng Sơn

Nhắc đến những món ăn làm nên tinh hoa ẩm thực Lạng Sơn, du khách thường nghĩ ngay đến vịt quay, phở chua, khâu nhục… Bên cạnh đó, bánh ngải cũng được xem là một thức quà nổi tiếng nhất định không nên bỏ lỡ khi có dịp đến với địa phương này.

Với những tín đồ yêu bếp, cách làm bánh ngải cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây và thực hành ngay tại nhà: 

2.1. Bánh ngải Lạng Sơn làm từ gì? 

bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải được làm nên từ những nguyên liệu rất phổ biến (Ảnh: Sưu tầm)

See also  Cách bảo quản sò điệp và các loại hải sản sống qua đêm

Cách làm bánh ngải đặc sản Lạng Sơn rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

  • 400g bột nếp
  • 350g lá ngải cứu ngon
  • 3g vôi bột
  • 200g đường đỏ
  • 20g đậu phộng
  • 20g dừa khô
  • 10g mè đen
  • 2 muỗng canh dầu ăn

2.2. Các bước làm bánh ngải Lạng Sơn

Bước 1: Sơ chế lá ngải

  • Lá ngải phải là loại lá non, sau khi hái về nhặt sạch và rửa qua với nước. Sau đó cho 3g vôi vào tô, hòa tan với 3 lít nước. Khi nước lắng xuống, lấy phần nước phía trên để hầm với lá ngải đã sơ chế. Hầm trên bếp lửa vừa khoảng 30p đến khi lá nhừ. 
  • Sau đó, bạn tiếp tục vớt phần lá ngải ra, rửa sạch với nước và vắt kiệt, thái nhỏ. Lúc này, bạn cho lá ngải vào nồi và đun trên bếp lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi lá khô đều. 

bánh ngải Lạng Sơn

Lá ngải cứu là nguyên liệu không thể thiếu cho món bánh ngải (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác và làm bột bánh

  • Làm bột bánh: Cho 100ml nước vào phần lá ngải ở trên, sau đó cho vào máy xay nhuyễn. Tiếp tục cho thêm 400g bột nếp trộn với phần lá ngải xay nhuyễn, trộn đều tay đến khi bột có độ dẻo, sánh mịn. 
  • Làm nhân bánh: Cho đường vào chảo đun đến khi tan hết, sau đó cho thêm đậu giã nhỏ, phần dừa khô và vừng đen vào. Tiếp tục đảo khoảng 10 phút đến khi hỗn hợp này quyện lại với nhau thì tắt bếp để nguội. Vo hỗn hợp thành những viên nhỏ để làm nhân bánh. 

Bước 3: Bọc bánh 

  • Nặn phần bột bánh thành những miếng tròn, dày khoảng 5mm, sau đó bọc kín viên nhân đã vo tròn trước đó rồi ấn dẹt bánh lại. Khi hoàn thiện, thoa lớp dầu ăn mỏng lên hai mặt bánh để bánh không dính và có được độ mịn nhất định.

bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải Lạng Sơn có cách làm đơn giản, dễ chế biến tại nhà (Ảnh: Sưu tầm)

Bước 4: Hấp bánh

  • Bánh ngải Lạng Sơn được hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Khi chín, bánh sẽ có màu xanh sẫm với mùi thơm rất đặc trưng. 

 Cách bảo quản bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải Lạng Sơn thường chỉ bảo quản được trong 2 – 3 ngày. Theo kinh nghiệm từ người dân tại đây thì bánh ăn trong ngày sau khi chế biến là ngon nhất. Lúc này, bánh sẽ đảm bảo được vị dẻo thơm, không bị khô. 

See also  Quả hồng xiêm: Dinh dưỡng và lợi ích cho bà bầu, trẻ nhỏ - - cách bảo quản hồng xiêm chín

Tuy nhiên, nếu không ăn hết, bạn có thể bảo quản bánh bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào ăn thì có thể hấp lại để bánh có được độ dẻo như vừa chế biến. 

bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (Ảnh: Sưu tầm)

Bánh ngải Lạng Sơn mua ở đâu? 

Giá bánh ngải Lạng Sơn được bán chỉ từ 2.000 – 3.000 VNĐ/cái. Vì vậy, ngoài việc thưởng thức, bạn cũng có thể mua loại bánh này về là quà sau chuyến du lịch xứ Lạng. Du khách dễ dàng mua bánh ngải ở dọc đường đi, tại các địa điểm du lịch Lạng Sơn hoặc chợ Đông Kinh, chợ Tân Thanh Lạng Sơn…

bánh ngải Lạng Sơn

Bạn có thể dễ dàng mua món bánh ngải trên khắp các tuyến phố Lạng Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Bánh dầy ngải thơm, ngon, thanh mát – Đặc biệt tốt cho sức khỏe

Bánh ngải (còn gọi là bánh giầy ngải) là loại bánh xuất xứ từ các tỉnh miền núi phía bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, nơi người dân tộc Tày – Nùng sinh sống, khi đến nơi đây bạn sẽ được thưởng thức món bánh dẻo thơm, ngon đặc biệt này.

*

cách làm bánh ngải lạng sơn 1

Hôm nay Cửa hàng Bánh Chưng Ngon sẽ giới thiệu với các bạn về món bánh dày ngải ở Lạng Sơn, món bánh màu xanh, thơm ngon, ăn mát và tốt cho sức khỏe.

Lạng Sơn là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt hơn còn là vùng đất có nhiều món ăn ngon, đặc sản, đậm đà hương vị. Đến đây, khi bạn vào những phiên chợ sẽ được thưởng thức món bánh ngải rất ngon.

Bánh ngải là món ăn truyền thống của dân tộc miền núi trung du Bắc Bộ. Món ăn thơm ngon, thanh mát và đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Ngải cứu là một loại thuốc, là một loại thực phẩm quý, có thể làm các món ăn, ở Lạng Sơn lá ngải là nguyên liệu kết hợp làm bánh dầy thành món bánh dầy ngải cứu nhân vừng.

Bánh giầy ngải làm nhiều vào dịp Tết Thanh minh, dịp mừng vụ lúa mới. Hiện nay bánh ngải được bán quanh năm, tại các chợ phiên mùa nào cũng có.

Bánh ngải thơm, dẻo phải do sử dụng loại nếp nương, không lẫn gạo tẻ. Đường làm nhân bánh bánh là đường phên có màu vàng, vị ngọt không quá đậm, lá ngải cứu non và tươi.

See also  Cách bảo quản trái cây tươi lâu bằng những mẹo đơn giản - cách bảo quản trái cây tươi lâu

Lá ngải rửa sạch, cho vào nồi nấu với nước tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ.

Sau khi đun nhừ, đổ ra rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ xơ, vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay cho vào cối giã thật nhuyễn.

Gạo vo, sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 6-8 tiếng, rồi vớt ra để ráo nước, cho vào chõ đồ chín thành xôi. Khi đồ đến lúc lên hơi, người ta thường tưới thêm nước sôi, để khi giã bánh sẽ dẻo hơn.

Xôi đồ chín cho vào cối giã cùng lá ngải đã giã nhuyễn từ trước, xôi giã ngay lúc còn nóng để đảm bảo bánh mền, mịn và dẻo.

Nhân bánh là thành phần chính tạo ra hương vị thơm ngon cho bánh. Nhân được làm từ vừng đen rang chín giã nhỏ trộn với đường phên đã được nấu chảy trên bếp nóng và để đặc lại.

Sau khi xôi được giã nhuyễn đưa ra mâm để nặn bánh. Những chiếc bánh nóng hổi được phết một lớp sáp ong để giữ độ bóng, dẻo, thơm và để chúng không dính vào nhau.

Bánh ngải thực ra là món bánh chay, làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, ăn rất thanh mát và không bị ngấy. Bánh có mùi thơm dịu, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi hương từ vừng. Nếu ai đã từng ăn một lần có thể sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.

Do nguyên liệu làm bánh dầy ngải có thành phần lá ngải cứu nên bánh sẽ có được những đặc tính tốt từ lá ngải cứu đem lại như sau:

Bổ máu, lưu thông máu;

Làm đẹp với mọi làn da, trị mụn, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt;

Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu;

Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi;

Ngoài ra còn giúp an thai, hỗ trợ điều trị đau bụng rối loạn chu kỳ ở phụ nữ,…

*

Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục: cách bảo quản

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách bảo quản bánh ngải Lạng Sơn
  • Mua bánh ngải ở Lạng Sơn
  • Bánh ngải Lạng Sơn mua ở đâu
  • Bánh ngải Lạng Sơn nhân gì
  • Mua bánh ngải cứu ở đâu
  • Địa chỉ mua bánh ngải Lạng Sơn
  • Bánh ngải Lạng Sơn làm từ gì
  • Bánh ngải nhân gì
 
 
 
 
 
 
 
See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply