Cách bảo quản gạo để lâu không bị mọt và ẩm mốc I Gạo Trung An – cách lựa chọn và bảo quản gạo

Bài viết dưới đây của Coko để học cách bảo quản gạo chống mọt, mối và ẩm mốc. Hãy bảo quản gạo đúng cách bạn nhé.

cách xử lý mọt gạo

cách xử lý mọt gạo

Gạo là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam. Chính vì vậy gạo thường được mua với số lượng lớn. Gạo để lâu thường xuất hiện mối mọt, nếu mang đi nấu cơm thì không còn hương vị thơm ngon, làm giảm giá trị dinh dưỡng và hương vị tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản đúng cách mối mọt sẽ rất dễ tấn công. Đọc ngay bài viết dưới đây của Coko để học cách bảo quản gạo chống mọt, mối và ẩm mốc hiệu quả 100% nhé.

Mối mọt là gì? Những ảnh hưởng của mối mọt đến gạo?

Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc bao gồm lúa mì, gạo và ngô, khiến giá trị dinh dưỡng cũng như vị ngon của các loại hạt ngũ cốc bị giảm đi.

Cách bảo quản gạo chống mọt

Nhiều người cho rằng gạo để lâu sẽ sinh ra mối mọt, nhưng thật ra, điều này không đúng. Bởi vì thực chất, mọt gạo đã có từ khi chúng ta mua gạo về. Chỉ là khi để gạo qua một thời gian thì sâu mọt sẽ nở ra, chúng chui ra ngoài ăn các hạt gạo nên chúng ta mới nhìn thấy.

Đối với gạo mới bị nhiễm ấu trùng gạo, sâu mọt chưa nở ra thì khi chế biến gạo bằng cách đun nấu sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của gạo. Nhưng đối với gạo đã bị mối mọt ăn thì chất lượng lẫn hương vị của hạt gạo sẽ bị giảm đáng kể.

Tại sao trong gạo lại xuất hiện mối mọt?

Nhiều người cứ nghĩ là gạo để lâu hoặc phần gạo ở đáy hũ sẽ bị mối mọt sinh ra nhưng điều này không đúng nhé. Thực chất, khi chúng ta mua gạo về đã có mối mọt bên trong và do điều kiện không khí cũng như cách bảo quản gạo của chúng ta chưa đúng nên đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho mối mọt phát triển và sinh sôi.

Khi mối mọt vẫn còn đang ở giai đoạn ấu trùng thì khi chế biến gạo vẫn chưa gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hương vị của gạo. Nhưng khi ấu trùng phát triển thành mối mọt và ăn gạo thì gạo sẽ bị hỏng và mất đi hương vị thơm.

Khi gạo bị mọt có ăn được không?

Đối với gạo mới bị dính ấu trùng, mọt chưa kịp nở ra thì khi chế biến gạo bằng cách đun nấu sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của gạo. Tuy nhiên nếu gạo đã bị mọt gạo ăn thì không những chất lượng mà hương vị của hạt gạo cũng bị giảm đáng kể. Như vậy, nếu gạo bị mọt vẫn có thể ăn được nhưng hương vị và giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ không được như lúc đầu.

See also  Cách thức bảo quản giấy - cách bảo quản màu sonnet

Gao_bi_mot_phai_lam_sao

Gạo bị mọt có ăn được không?

Cách bảo quản gạo không bị mối mọt ẩm mốc

Gạo là một miếng mồi thơm ngon, cuốn hút mối mọt. Để giúp bạn có thể đảm bảo được hương vị thơm ngon của gạo khi nấu chín thì hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản gạo đúng cách, để không bị mối mọt xâm phạm

Cách bảo quản gạo chống mọt

1. Bảo quản gạo trong tủ lạnh

*Cách bảo quản:

Ở nhiệt độ thấp hơn 15 độ C, bạn có thể để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 đến 5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản, cách này có thể tiêu diệt cũng như ngăn không cho mối mọt đẻ trứng, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, tủ lạnh trong các gia đình thường không quá lớn, vì vậy gạo nên được chia nhỏ vào các túi zipper trước khi đem để vào tủ lạnh.

Gạo là loại thực phẩm hút ẩm cao nên bạn cần bảo quản ở nơi thật thoáng mát, khô ráo. Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.

Ngoài gạo ra, bạn cũng có thể áp dụng cách này để bảo quản các loại ngũ cốc và gia vị trong nhà bếp của mình nữa đấy.

2. Bảo quản gạo trong vại, lu, thùng đựng gạo thông minh

Từ xưa đến nay, người ta thường sử dụng lu hoặc vại để bảo quản gạo, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi nên rất nhiều gia đình đã chuẩn bị một chiếc vại nhỏ để bảo quản vừa đủ cho 1 tháng. Tuy nhiên bạn cần phải đậy nắp hũ đựng gạo ngay sau khi sử dụng để tránh độ ẩm và ngăn chặn các loại côn trùng như dán, chuột vào thâm nhập và phá hỏng gạo hoặc tránh bụi bẩn rơi vào.

Thùng đựng gạo

Điều thứ 2 cần quan tâm khi bảo quản gạo bằng lu là lu đựng gạo cần làm bằng các nguyên liệu như sành sứ, bởi vì những hũ đựng gạo nhựa rất có thể sẽ bị chuột cắn, sẽ làm hỏng lu và gạo rơi vãi ra ngoài.

Lưu ý đặt ở những nơi khô ráo, thông thoáng tránh những nơi ẩm thấp và tránh những vật dụng phát nhiệt như lò vi sóng, lò nướng nhé.

3. Bảo quản gạo bằng tỏi

Tỏi có tác dụng ngăn mối mọt tấn công và sinh sôi nên gạo bạn mua về có trữ lâu cũng hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe. Ngoài việc hạn chế mối mọt tấn công, tỏi còn giúp cho chất lượng gạo được giữ nguyên một cách tối đa.

– Cách bảo quản:

“Bảo quản gạo bằng tỏi” – Nghe có vẻ lạ nhưng đây là một cách bảo quản gạo mang lại cho bạn hiệu quả không ngờ đó. Bảo quản gạo không chỉ giúp loại bỏ mối mọt mà còn giữ được chất lượng gạo và kéo dài thời gian sử dụng gạo mà không lo bị mối mọt. Bạn chỉ cần bóc vài tép tỏi và để vào trong thùng gạo.

Sau khi cho hết gạo vào, bạn lấy vài tép tỏi bóc vỏ đi rồi cho tỏi lên trên gạo. Tùy theo hộp gạo to hay nhỏ mà bạn tăng giảm lượng tỏi cho phù hợp. Sau khi để tỏi vào thì bạn cần đậy kín thùng gạo vào để tránh bụi bẩn cũng như các loại côn trùng thâm nhập.

4. Bảo quản gạo bằng ớt

Ớt là thực phẩm không chỉ được dùng để tăng thêm vị ngon cho các bữa ăn mà còn có tác dụng đuổi mối mọt trong gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

See also  Xương rồng: Siêu thực phẩm mới, đặc sản của người dân Quảng Nam - cách bảo quản cây xương rồng

– Cách bảo quản:

Bạn cắt đôi quả ớt, moi bỏ hạt cho vào thùng gạo.

5. Bảo quản gạo bằng muối

Ngoài cách bảo quản bằng tỏi, muối cũng có công dụng “bài trừ” các loại mỗi mọt ra khỏi gạo của bạn đấy. Khi ăn gạo, nếu nuốt phải muối mặn, mối mọt sẽ sợ và cũng sẽ bỏ đi.

– Cách bảo quản:

Hãy rắc đều một chút muối vào thùng gạo. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn, lại làm cho gạo dễ bị ẩm.

6. Bảo quản gạo trong túi nhựa, chai nhựa

Đây là cách bảo quản không chỉ mối mọt, mà bụi bẩn lẫn các loại côn trùng đều không thể tấn công gạo, vừa vệ sinh vừa an toàn cho cho sức khỏe.

– Cách bảo quản:

Dùng túi nhựa hoặc chai nhựa khô hoàn toàn để cho gạo vào. Vì nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc. Như vậy vi khuẩn sẽ càng sinh sôi và càng gây hại hơn đấy.

Sau khi đổ gạo đầy túi (chai), bạn đậy thật chặt và mang đặt ở nơi khô ráo.

Cách xử lý gạo khi bị mối mọt

Khi gạo của bạn đã bị mọt tấn công thì phải làm sao? Gạo bị mọt vẫn có thể ăn được nếu bạn phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Nhiều người vội vàng đem gạo ra nắng phơi để tiêu diệt mọt nhưng phương pháp xử lý gạo bị mọt xâm hại này là hoàn toàn sai lầm nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Cách xử lý gạo khi bị mối mọt

Khi bạn đem gạo ra phơi nắng, một phần mọt sẽ chết, và một phần vẫn ẩn trú trong hạt gạo, hơn thế nữa chất lượng gạo của bạn cũng bị giảm xuống, gạo mất hết nước và khô cong rồi vỡ vụn.

Để xử lý gạo khi bị mọt bạn có thể sàng gạo nhẹ nhàng để loại bỏ mọt và phơi gạo ở nơi thoáng mát để gạo không bị khô cong và bị vỡ.

Cách diệt mọt gạo nhanh, hiệu quả nhất

Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh

Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển, chính vì vậy trước khi cho gạo vào thừng đựng gạo hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày.

Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Dùng ớt đuổi mọt gạo

Cách dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Dùng ớt đuổi mọt gạo

Dùng muối đuổi mọt gạo

Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi luôn. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Rắc muối vào gạo để đuổi mọt

Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo

Trước tiên, bạn trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.

Sai lầm khi bị bảo quản gạo

  • Phơi gạo dưới ánh nắng trực tiếp hoặc để gạo ở nhiệt độ thấp sẽ làm giảm chất lượng gạo

  • Thùng đựng gạo không được vệ sinh sạch sẽ hoặc chưa khô ráo. Đây là điều kiện tốt để mọt có thể sinh sôi nảy nở và phá hỏng gạo.

See also  Bảo quản Bia hơi Hà Nội đúng chuẩn - cách bảo quản bia chai

 Những lưu ý bạn cần biết khi bảo quản gạo

Chọn đúng vật dụng để đựng gạo

Chọn đúng vật dụng để đựng gạo vừa giúp bảo quản gạo tốt hơn vừa giữ được hương vị của gạo. Chọn vật dụng đựng gạo phụ thuộc vào số lượng gạo bạn có cũng như kích thước của nơi để hộp đựng. Một số vật dụng đựng gạo thường gặp là hộp nhựa, chai nhựa, túi zip, chum gạo, thùng chứa gạo,hộp đựng gạo chuyên dụng,…  Các hộp chứa gạo chuyên dụng có thể chứa được 12kg đến 40kg gạo.

 Vệ sinh vật dụng đựng gạo

Thùng chứa gạo là nơi ở lý tưởng của mối mọt gạo, dù bạn đã loại bỏ hết mọt gạo thì trứng của chúng vẫn có thể còn nằm ở đáy thùng. Vì vậy để tránh gạo bị mọt bạn cần vệ sinh thùng chứa gạo sau mỗi lần sử dụng.Cụ thể bạn cần phơi thùng thật khô ráo và khử khuẩn trước khi thay gạo mới. Bên cạnh đó cần đặt thùng chứa gạo ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt. Điều này sẽ đảm bảo được chất lượng của gạo và an toàn sức khỏe cho bạn.

Gao_bi_mot_phai_lam_sao

Vệ sinh vật dụng đựng gạo

Thời gian bảo quản gạo tốt nhất

Người tiêu dùng thường có thói quen mua số lượng gạo lớn và tích trữ gạo lâu dài. Tuy nhiên thời gian bảo quản gạo tốt nhất là trong vòng tối đa 2 tháng. Cụ thể vào mùa thu, gạo được bảo quản tốt nhất trong vòng 1 tháng. Còn vào mùa hè thời gian bảo quản gạo tốt nhất được rút xuống chỉ còn 2 tuần. Chính vì vậy bạn chỉ nên mua một lượng gạo vừa đủ với số lượng thành viên gia đình và đủ dùng trong khoảng thời gian này.

Cách xử lý gạo bị mọt

Trong trường hợp bạn phát hiện gạo bị mọt tấn công thì bạn không nên đem gạo đi phơi nắng ngay. Lí do là vì mối mọt rất sợ ánh sáng, chúng sẽ trốn vào nơi trú ẩn. Bên cạnh đó phơi nắng lại khiến gạo bị mất nước và trở nên khô, vụn, ảnh hưởng đến chất lượng gạo, không thể sử dụng gạo để nấu ăn được nữa. Cách tốt nhất là bạn nên sàng gạo một cách nhẹ nhàng để những con mọt bị rơi xuống, sau đó đem gạo đi phơi ở nơi có bóng râm và thoáng gió để mối mọt tự rời đi.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Gao_bi_mot_phai_lam_sao 

Cách xử lý gạo bị mọt

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp một số mẹo để đuổi mọt gạo cũng như các cách xử lý gạo bị mọt. Bạn cũng nên nhớ thường xuyên vệ sinh thùng chứa gạo, phơi khô ráo hoàn toàn. Ngoài ra bạn không nên mua quá nhiều gạo cùng một lúc, vừa khó bảo quản vừa khó kiểm tra gạo có bị mọt hay không. Nếu gặp phải mọt hoặc bị ẩm mốc không sử dụng được thì phải vứt đi rất lãng phí. Chỉ nên bảo quản gạo trong vòng hai tháng và không nên tích trữ nhiều gạo trong nhà nhé.

Lời kết

Trên đây Cokovietnam đã giới thiệu đến bạn 7 cách bảo quản gạo khỏi mối mọt và ẩm mốc. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn bảo quản gạo thật tốt nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mọt gạo bò khắp nhà
  • Thuốc đuổi mọt gạo
  • Cách đuổi mọt ra khỏi nhà
  • Mọt gạo sinh ra từ đầu
  • Gạo bị mọt ăn có sao không
  • Cách xử lý gạo bị mốc
  • Hình ảnh con mọt gạo
  • Gạo bị sâu có ăn được không
 
 
 
 
 
 
 
See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply