Nhum biển có hình dạng khá đáng sợ nhưng là một trong những loại hải sản giàu dinh dưỡng và có vị béo đặc trưng. Hôm nay, hãy cùng Coko tìm hiểu nhiều hơn về nhum biển là gì, hay còn được gọi con cầu gai là con gì, cùng với cách chế biến nhum biển sao cho ngon bữa nay nhé!
Nhum biển – con cầu gai – nhím biển là con gì?
Nhum biển có tên khoa học là Echinoidea – tên gọi chung của một lớp thuộc ngành Động vật da gai, sinh sống ở các đại dương.
Nhum biển cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như nhím biển và cầu gai.
Con nhum biển di chuyển khá chậm chạp và thức ăn của chúng thường là tảo biển. Tuy nhiên, khi sống tại một số vùng biển, chúng có thể ăn một số loại san hô thân mềm hoặc một số loại cỏ biển thân mềm.
Nhum biển có hình cầu, đường kính dao động từ 3 – 10cm, vỏ dày từ 3 – 4 phân và bên ngoài có rất nhiều gai.
Phần thịt bên trong (thường gọi là trứng nhum) rất ít so với khối lượng vỏ của chúng. Thớ thịt của nhum biển được cấu tạo thành hình sao 5 – 8 cánh, bám dọc theo vỏ, có màu cam hoặc màu vàng.
Nhum biển được biết đến là một trong những loại hải sản ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có thể thưởng thức nhum biển theo 3 cách: ăn sống, nấu cháo hoặc nướng.
Cách chọn nhum biển – cầu gai tươi ngon, nhiều trứng
Con nhum biển – cầu gai bắt đầu sinh sản từ tháng 3 – tháng 7 âm lịch và chúng thường sống ở các gành đá.
Việc bắt nhum biển cũng cần sự khéo léo và nhẹ tay bằng cách dùng móc sắt để giật cho con nhum biển rơi ra, rồi nhặt cho vào sọt.
Vì nếu bạn tác động mạnh, nhum biển sẽ tự vệ bằng cách bắn gai, đồng thời chúng sẽ bám càng chặt trên vách đá, khiến bạn không thể nào gỡ dễ dàng ra được.
Dù việc bắt nhum biển cần sự khéo léo và có thể gặp đôi chút khó khăn, nhưng trái lại việc chọn nhum biển – cầu gai sao cho tươi ngon và có nhiều thịt (trứng) cũng rất đơn giản như:
- Chọn con nhum biển còn sống, bạn có thể thấy chúng thở dễ dàng bằng cách nhìn vào gai có cử động khi có hoặc không có nước.
- Kích thước con nhum biển càng to thì thịt (trứng) bên trong càng nhiều.
Hiện tại, bạn có thể thấy có 2 loại nhum biển – cầu gai: nhum gai và nhum sọ.
Đối với nhum gai thường có màu đen, những chiếc gai bên ngoài rất cứng và dài. Trong khi với nhum sọ thì lại có màu vàng cam hoặc màu trắng và có gai ngắn, mềm hơn.
Dù thịt nhum gai có mùi tanh hơn nhum sọ nhưng theo những người sành ăn cho biết thì chất lượng của thịt nhum gai ngon hơn so với nhum sọ.
Giá nhum biển bao nhiêu và mua nhum biển ở đâu?
Bạn có thể tìm mua nhum biển tại các cửa hàng thủy hải sản, một số chợ (tùy thời điểm) hoặc một vài trang thương mại điện tử.
Như Coko cập nhật vào tháng 11/2021, giá mỗi con nhum biển dao động từ 15.000 – 25.000VND/con, trong khi phần thịt nhum đóng gói sẵn thì có giá khoảng 400.000VND/kg.
Cách sơ chế nhum biển – cầu gai đúng cách
Sơ chế nhum biển – cầu gai không quá khó khăn, bạn có thể áp dụng một số bước mà Điện máy XANH hướng dẫn như sau:
- Bạn nên mang bao tay cao su hoặc vải để tránh bị gai của nhum biển – nhum biển đâm vào.
- Có thể rửa nhum biển dưới vòi nước chảy mạnh để loại bỏ bớt cát, bụi bẩn trước khi sơ chế.
Bước 1: Dùng kéo cắt bớt gai xung quanh ở vỏ ngoài của con nhum biển.
Bước 2: Dùng mũi kéo cắt theo hình vòng tròn ở phần mông của con nhum biển.
Bước 3: Đổ hết phần nước bên trong của con nhum biển, để làm lộ ra phần thịt. Sau đó, dùng nhíp nhổ bớt gân máu và thức ăn còn đọng lại bên trong, chỉ chừa phần thịt (trứng nhum) có màu vàng hoặc màu cam.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Bước 4: Rửa sạch và tráng sơ dưới vòi nước trước khi thưởng thức hoặc chế biến.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Nhum biển làm món gì ngon?
Để cảm nhận được hương vị béo vốn có, bạn có thể ăn nhum theo kiểu sashimi cùng với mù tạt. Ngoài ra, bạn có thể nấu cháo nhum, súp nhum hoặc nướng nhum với mỡ hành cũng rất hấp dẫn.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Nuôi nhím biển “Cầu gai sọ dừa”
Với chi phí tương đối thấp, nhím biển sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít mắc bệnh, dễ nuôi và phù hợp những vùng ven biển. Nhu cầu nhập khẩu nhím biển trên thị trường thế giới khá lớn, nhất là tại Nhật, Pháp, Mỹ, Úc…
Phần ăn được của nhím biển là tuyến sinh dục vì mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Miệng của nhím biển nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng (gọi là màng bọc miệng) tạo thành và phồng lên tạo thành hình vòng cung. Thế giớ hiện có hơn 800 loài nhím biển, nhưng chỉ một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế như Hemicentrotus pulcherrimus, Authoeidaris erassispina…
Khoanh vùng nuôi
Đa số nhím biển sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới san hô, thềm lục địa từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào chân ống và gai vận động, bắt mồi nhờ bộ phận nhai nuốt.
Nhím biển có mặt ở hầu hết các vùng biển trên thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng, từ vùng giữa triều đến vùng sâu 5000m. Nhím biển thường sống ở vùng biển có độ mặn tương đối cao, dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch. Mực nước sâu trên 10m, độ mặn khoảng 28‰. Vùng nuôi phải có rong biển sinh trưởng và phát triển tự nhiên. Tất cả các đòi hỏi trên rất phù hợp với vùng biển Nam Trung Bộ, nhất là Khánh Hòa.
Nhiệt độ
Bảo đảm 120C trở lên. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của nhím biển là 18 – 220C; do đó vào khoảng tháng 10 trở di. Khi nhiệt độ nước biển ổn định khoảng 200C thì bắt đầu thả nuôi, nếu nhiệt độ xuống dưới 00C thì nhím biển sẽ ngừng sinh trưởng.
Chọn và thả giống
Chọn những con giống cở nhỏ (2-3cm). Trên mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi nên thả 50-80 con. Sau khi nuôi 1-2 tháng, theo giỏi sinh trưởng của nhím biển và tiến hành san thưa, mật độ thả không nên quá 50 con trong một lồng hoặc bể nuôi.
Thức ăn
Nhím biển là loài ăn thực vật, chủ yếu là rong tảo biển (rong bẹ, rong đuôi ngựa…). Trong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thực ăn phù hợp. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước ở mức 200C, có thể 2-3 ngày cho ăn một lần. Mỗi lồng nuôi hoặc bể nuôi chỉ nên thả khoảng 0,5kg rong bẹ, hệ số thức ăn của nhím biển là 10-15:1.
Lưu ý
Nhím biển khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chia ăn cả vẹm, động vật dạng rêu. Có thể lợi dụng đặc điểm này của nhím biển để triển khai nuôi ghép nhím và bào ngư. Cách nuôi này có thể làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi. Cho đến nay, ở Việt Nam người nuôi vẫn mua giống ngoài tự nhiên và giống nhập từ Trung Quốc về nuôi do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhím biển này.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Kỹ thuật nuôi cầu gai bằng phương pháp giàn bè
Cầu gai thuộc ngành động vật da gai (Echinodermata), lớp cầu gai (Echinoidea), còn được gọi là nhím biển.
Cầu gai có mặt ở hầu hết các vùng biển trên toàn thế giới và thường phân bố theo chiều thẳng đứng từ vùng giữa triều đến vùng biển khơi, sâu ở mức 5.000m. Cầu gai trên toàn thế giới hiện còn hơn 800 loài, riêng Trung Quốc có hơn 100 loài, nhưng số loài ăn được, thực sự có giá trị kinh tế chỉ có một số như Hemicentrotus pulcherrimus, cầu gai tím Authoeidaris erassispina, v.v
Phần ăn được của cầu gai không phải là vách cơ thể mà là tuyến sinh dục, vì mùi vị của tuyến sinh dục cầu gai thơm ngon, dinh dưỡng phong phú, có tác dụng bổ âm tráng dương, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người Nhật Bản. Hằng năm, nhu cầu về cầu gai trên thị trường đạt trên 5.000 tấn, đa phần được xuất khẩu sang Nhật Bản. Nuôi nhân tạo cầu gai có chi phí tương đối thấp vì cầu gai sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, ít sinh bệnh, thời gian đạt đến giai đoạn thương phẩm tương đối ngắn.
Hiện nay, do có thể chủ động kiểm soát các giai đoạn nuôi cầu gai nên nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Ôxtrâylia v.v đã tiến hành nuôi với quy mô lớn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một số vùng ở Trung Quốc như Liêu Ninh, Sơn Ðông, Hải Nam, Quảng Ðông, đã bắt đầu nuôi ở qui mô trung bình và phát triển nhanh chóng. Năm 2005, đã có khoảng 10 vạn con giống cỡ 2-3 cm được ương nuôi. Ðặc biệt, nhiều nơi đã tận dụng những cơ sở nuôi bào ngư (Haliotis) và tảo bẹ (laminaria) sẵn có để tiến hành nuôi thí nghiệm cầu gai theo phương pháp nuôi lồng bè.
1. Ðặc điểm sinh học cơ bản của cầu gai
Cơ thể cầu gai nói chung có dạng hình cầu và dạng bán cầu, vỏ ngoài cứng do chất đá vôi tạo thành. Trên bề mặt của vỏ ngoài có rất nhiều gai cứng, trên mặt vỏ có các chân ống xếp thành 5 hàng đôi, mỗi đôi lỗ chân ống trên tấm vỏ tương đương 1 chân ống. Miệng của cầu gai nằm ở mặt dưới do một lớp màng mỏng gọi là màng bọc miệng tạo thành và phồng lên thành dạng hình cung. Ða số cầu gai là những loài sống ở đáy biển ấm, chỗ có đá và dưới rạn san hô, từ vùng giữa triều trở lại. Ban ngày chúng vùi trong cát bùn, ban đêm ra hoạt động nhờ vào các chân ống và các gai vận động và tiến hành bắt mồi nhờ vào bộ phận nhai nuốt (marticate).
2. Chọn vùng nuôi
Chọn những vùng biển có dòng triều lưu thông và điều kiện tránh gió tốt, nước biển trong sạch, không bị ảnh hưởng do ô nhiễm sản xuất công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước bẩn khác gây nên. Mức nước cần sâu trên 10 m, nước ngọt chảy qua tương đối ít, độ mặn trên dưới 28 và ổn định, nhiệt độ bình thường hằng năm cần bảo đảm 120C trở lên. Vùng nuôi cần phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường sống cho cầu gai, đồng thời có rong biển sinh trưởng phát triển tự nhiên và dễ dàng cho việc bố trí các điều kiện nuôi.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
3. Các điều kiện nuôi kiểu giàn bè (Raft)
Giàn bè có chiều dài 60 m, rộng 5 m, mỗi một hàng bè đơn được treo 20 thừng treo, trên thừng treo, cứ cách 50 cm treo 1 lồng nuôi. Có thể sử dụng lồng nuôi sò điệp có đường kính 33 cm, mắt lưới 0,5 cm hoặc sử dụng lồng nuôi bào ngư (lồng nuôi này là 1 khung nuôi hình chữ nhật gồm 4-5 tầng, có kích thước 40 cm x 60 cm x 25cm) để nuôi cầu gai. Khi bắt đầu nuôi, có thể thả con giống cỡ nhỏ (chiều dài vỏ 2 cm), hoặc con giống cỡ trung bình (chiều dài vỏ 3 cm).
Thời gian thả giống :
Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18 C 22 C, do đó, vào khoảng tháng 10 trở đi, khi nhiệt độ nước vùng biển hạ xuống và ổn định trên dưới 200C thì bắt đầu chuyển giống từ phía bắc Trung Quốc xuống phía nam để nuôi. ở nhiệt độ nước hạ dần xuống dưới 0 C, cầu gai ngừng sinh trưởng, còn nhiệt độ nước ở vùng biển phía nam vào khoảng 150C 220C rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cầu gai. Với ưu thế khí hậu tự nhiên của khu vực bắc nam, có thể nâng cao tốc độ sinh trưởng và rút ngắn chu kỳ nuôi trồng cầu gai.
Mật độ thả con giống :
Giai đoạn đầu, trên mỗi tầng khung nên thả 50 – 80 con có cỡ 2 – 3 cm. Sau 1-2 tháng nuôi, theo dõi sinh trưởng của cầu gai và tiến hành san thưa. Mật độ thả nói chung không vượt quá 50 con/tầng, sẽ cho hiệu quả sẽ tốt hơn.
Quản lý khâu thả thức ăn :
Cầu gai thuộc động vật thiên về ăn thức ăn thực vật, chủ yếu là các loài rong tảo biển như rong bẹ (laminaria), rong đuôi ngựa (gulfweed), v.vTrong quá trình nuôi, dựa vào các điều kiện của vùng nuôi để lựa chọn thức ăn phù hợp. Vùng có nguồn tảo bẹ phong phú thì thức ăn chủ yếu là tảo bẹ. Khi thả thức ăn phải dựa vào lượng thức ăn còn sót lại cũng như điều kiện khí hậu để quyết định lượng thức ăn định thả và số lần cho ăn. Khi nhiệt độ nước trên dưới 200C, có thể 2-3 ngày cho ăn 1 lần.
Ðối với mỗi tầng của khung nuôi, mỗi lần thả khoảng 0,5 kg rong bẹ, hệ số thức ăn của cầu gai là (10-15) : 1. Cầu gai khi đói cũng ăn các loại rong tảo tạp khác, thậm chí ăn cả vẹm, động vật dạng rêu (Bryozoans), v.v Có thể lợi dụng đặc điểm này của cầu gai để triển khai nuôi ghép giữa cầu gai và bào ngư. Cách nuôi này có thể đạt được mục đích là làm sạch nước và loại trừ các sinh vật có hại bám trên bề mặt cơ thể bào ngư và trên các dụng cụ, thiết bị nuôi.
Thu hoạch và phân tích hiệu quả :
Qua 8 tháng nuôi, từ tháng 10/2005 đến tháng 5/2006, thu hoạch tổng cộng 3.850 kg cầu gai thương phẩm (chiều dài vỏ 5 6 cm), tỷ lệ sống trong toàn bộ quá trình nuôi là 83,2%, trọng lượng bình quân đạt 46,3 gram/con. Giá trị sản xuất tạo ra là 11,5 vạn nhân dân tệ, đầu tư vốn chỉ có 6 vạn và lãi thực là 5,5 vạn nhân dân tệ.
Hy vọng những kiến thức chia sẻ phía trên đã giúp bạn hiểu thêm về nhum biển là gì, hoặc nhím biển, con cầu gai là con gì cùng với cách chế biến nhum biển sao cho ngon rồi đấy! Chúc bạn thêm phần ngon miệng từ loại hải sản này.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Các món ngon từ nhum biển
- Nhím biển sống ở đầu
- Môi trường sống của cầu gai
- Trứng cầu gai
- Nhum Nha Trang
- Ăn nhum biển có tác dụng gì
- Cầu gai sinh sản như thế nào
- Nhum biển Đà Nẵng