Trong bài “Cảnh sắc và hương vị đất nước”, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những ví von rất hay về món giò lụa, chả lụa: “Không sợ là huênh hoang thiếu khiêm tốn, ta có thể nói rằng biết chế lợn ra thành cân giò lụa, đó là đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc. Theo chỗ tôi biết, thì trong số những dân tộc toàn cầu ăn thịt lợn và chế biến món lợn hình như giò lụa là một tiết mục độc đáo chỉ ta mới có, chỉ người Việt Nam ta mới nghĩ ra và làm ra thôi…”. Quả thật nếu đi khắp 5 châu, chúng tôi tin chắc không thể tìm ra một dân tộc nào khác có cách làm chả lụa ngon như người Việt mình.
Ngày rằm, mùng 1, ngày giỗ, ngày Tết trên mâm cỗ luôn hiện diện đĩa giò, đĩa chả lụa thơm phức. Cũng chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết cổ truyền, chị em có thể tranh thủ học cách làm chả lụa đơn giản dưới đây nhé.
“Muốn ăn cơm trắng với giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh…”
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm chả giò ngon
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách làm chả quế chay
- Cách làm chả lụa tại nhà
- Cách làm chả chay từ đậu phụ
- Cách làm chả lụa chay từ bột mì
- Cách làm chả Huế
- Cách làm chả Huế không cần lá chuối
- Chả chay làm từ gì
- Chả lụa Huế
Cách làm chả lụa truyền thống
Nguyên liệu và dụng cụ làm chả lụa
Chả lụa hay giò lụa được làm chủ yếu từ thịt heo tươi cùng với chút gia vị, được gói bằng lá chuối và luộc chín. Đặc biệt ngay khi được thưởng thức món chả lụa mới ra lò, bạn sẽ phải mê mẩn với hương thơm, màu sắc của chúng. Từng miếng thơm lừng mùi thịt tươi mới, màu hồng đào mới nhìn đã thấy quá ưng rồi nhé. Không cần phải ra chợ mua mà với nguyên liệu và dụng cụ làm chả lụa dưới đây, các chị em có thể tự làm chả lụa tại nhà.
Các nguyên liệu và dụng cụ làm chả lụa chính bao gồm:
- Thịt nạc vai
- Bột năng hoặc bột bắp
- Bột nở
- Hành tím
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường, hạt tiêu
- Dụng cụ: có lá chuối, dây buộc, màng bọc thực phẩm
Mẹo chọn thịt làm chả lụa
Chọn loại thịt ngon chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của chả lụa. Bạn nên chọn loại thịt heo mà mổ ngay sau 4-5 tiếng. Lúc này các sợi protein vẫn còn có độ kết dính cao nên khi xay thịt là ngon nhất, thịt dẻo, thơm. Bên cạnh đó tuyệt đối không chọn những con heo bị bơm thuốc tăng trọng quá nhiều khiến cho giò không được ngon như ý muốn mà còn gây hại sức khỏe.
Trên thân con heo được chia thành nhiều vị trí khác nhau. Nếu chịu khó ra chợ, bạn sẽ thấy các mẹ hay hỏi: thịt mông hôm nay bao nhiêu, thịt đùi hôm nay có ngon không…Theo chia sẻ của những người làm chả lụa chuyên nghiệp, bạn nên chọn phần thịt mông hoặc thịt nạc vai. Những vị trí này đều có phần thịt săn chắc và có thêm chút mỡ nữa giúp cho miếng chả lụa ăn không bị quá khô.
Có một lưu ý đặc biệt quan trọng: bạn nên cắt thịt thành miếng mỏng, ướp chút gia vị rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó mới lấy ra làm giò chả nhé.
Chất phụ gia cần thiết
Nhiều người nghe đến chất phụ gia thì cảm thấy sợ sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhất là thời gian qua bạn đọc được thông tin có nơi lạm dụng chất hàn the để giò giòn thơm hơn vượt quá mức cho phép của Bộ Y tế.
Để thay thế cho hàn the, bạn có thể chọn mua phụ gia Carrageenan được đánh giá là an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm này giúp chả lụa có màu đẹp, giòn, dai, độ kết dính cao với mùi vị thơm ngon. Những chất này sử dụng đúng liều lượng thì không sao đâu nhé. Ngoài ra, bạn cũng sử dụng thêm 1 số các loại bột năng và bột bắp để ổn định cấu trúc của chả lụa nữa.
Cách làm chả lụa ngon tại nhà
Có một thực tế hơi buồn là càng ngày chúng ta càng lười làm các món ăn của dân tộc. Một phần cũng bởi giờ chúng được bày bán khắp nơi với mức giá phải chăng. Một phần bởi ai cũng bận rộn với công việc. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng với những người lúc nào cũng hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà thì vẫn có thể dành chút ít thời gian học cách làm chả lụa đơn giản dưới đây.
Nguyên liệu cần có
- Thịt nạc vai: 500g (có 70% là nạc, 30% là mỡ)
- Bột năng hoặc bột bắp: 30g
- Bột nở: 15g
- Hành tím: 1 củ
- Nước đá lạnh: 50ml
- 1 thìa nước mắm
- ½ thìa hạt nêm
- ½ thìa đường
- ½ thìa hạt tiêu
- Dụng cụ làm chả lụa: có lá chuối, dây buộc, màng bọc thực phẩm
Mẹo nhỏ: để chả lụa ngon, không bị bở thì bạn nên sử dụng chút bột năng hoặc bột bắp nhé.
Các bước làm chả lụa ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
– Trước tiên với thịt heo, bạn rửa sạch với nước. Cho chút muối vào nước và ngâm thịt khoảng 15 phút cho hết mùi hôi. Sau đó bạn cho ra rửa lại lần nữa, thấm khô nước. Rồi thái thành miếng nhỏ.
– Với hành tím, bạn bóc nhỏ và băm nhuyễn.
– Với lá chuối, bạn rửa sạch, sau đó luộc qua với nước sôi cho sạch sẽ rồi mới lau khô.
Bước 2: Ướp thịt heo
– Tiếp đế bạn cho thịt heo thái miếng vào bát. Thêm hành tím đã băm nhỏ cùng ½ thìa hạt nêm vào đảo đều. Cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút. Nhờ làm cách này mà chả lụa sẽ thơm và giòn hơn rất nhiều nha.
Bước 3: Xay nhuyễn thịt heo
– Bạn cho phần thịt heo vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn. Tiếp đến cho vào hũ thủy tinh rồi bạn cho thêm 1 thìa nước mắm, ½ thìa đường, ½ thìa hạt tiêu, chút bột năng, bột nở.
– Bạn chú ý đảo thật đều và nhuyễn các nguyên liệu. Sau đó thì đậy kín nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 45 phút nữa.
– Tiếp theo, bạn cho thịt ra và xay tiếp. Lần này bạn bấm máy xay khoảng 15s xong cho 1 chút nước vào và bấm máy xay tiếp 10s nữa, rồi cho tiếp chút nước lạnh. Làm tiếp tục cứ khoảng 10 đến 15s thì ngưng 1 chút, thêm nước rồi xay đến khi thịt chuyển thành màu hồng trắng, dẻo và dính.
– Sau đó bạn cho thịt ra bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, đảo thật đều để chả lụa có độ bóng, mịn và dẻo.
Bước 4: Tiến hành làm chả lụa
– Bạn trải 1 lớp màng bọc thực phẩm ra trước. Sau đó cho 3 miếng lá chuối to lên trên. Bạn cho giò sống vào giữa rồi nắm 2 mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau. Sau gói lại, gấp 1 đầu giò, dựng đứng giò lên.
– Sau tiếp bạn cắt phần lá dư, dùng tay ấn giò sống và gấp lại. Lưu ý cố gắng gói giò thành hình tròn dài và cân đối. Rồi dùng dây bộc chả lụa lại theo cả chiều dọc và chiều ngang cho chắc chắn.
Bước 5: Cách hấp chả lụa
– Bạn cho chả lụa vào xửng hấp và hấp trong khoảng 30-45 phút. Đợi khi chả giò đã chín thì vớt ra và để ráo nước.
– Lưu ý: thời gian để hấp giò lụa còn phụ thuộc vào độ dày hay độ mỏng của những chiếc giò mà bạn gói nữa nhé. Nếu mà giò to thì thời gian cần tăng lên.
Cuối cùng đợi giò nguội hơn thì bạn có thể cắt khoanh và ăn ngay cho hấp dẫn nhé. Chúng tôi đảm bảo bạn sẽ thích mê khi ăn những miếng đầu tiên. Phần thịt còn màu hồng đào, hương thơm thì ngào ngạt mà ăn vừa giòn vừa dai nữa.
Ngoài ra, để bảo quản chả lụa được lâu, bạn chú ý: cho chả lụa hấp để khô hoàn toàn rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh. Thời gian lưu trữ từ 5-7 ngày. Khi ăn đến đâu thì bạn cắt đến đó rồi dùng màng bọc thực phẩm phủ lên phần còn lại.
Lưu ý khi làm chả lụa tại nhà
Như đã chia sẻ một phần ở trên thì một số lưu ý khi làm chả lụa quan trọng nhất là chọn được thịt heo tươi ngon, hấp dẫn, có độ đàn hồi tốt. Nên chọn thịt nạc vai hoặc thịt mông, có cả nạc và mỡ là tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cần chú ý:
– Khi xay giò tạo ra lực ma sát lớn khiến cho cấu trúc protein của thịt bị biến đổi. Do vậy trước khi xay bạn cho vào ngăn đông của tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng. Trong quá trình xay thì thêm nước đá hoặc nước lọc vào để giảm bớt nhiệt độ
– Khi gói nên dùng lạt giang buộc chặt với lớp lá chuối thật kín để tránh tình trạng nước vào trong ngấm đến thịt giò. Tuy nhiên lưu ý lúc gói chả cũng không nên gói quá chặt vì bên trong có cả bột năng, bột nở. Nếu mà gói chặt quá khi hấp sẽ dễ bị vỡ. Không chỉ vậy, bạn cũng cần chừa lại không gian cho thịt sống được nở ra nữa.
– Tiếp theo là lưu ý thời gian và nhiệt độ hấp chả lụa. Nếu hấp ngắn quá thì dễ làm cho chả lụa bị sống, khó bảo quản. Còn hấp dài quá khiến thịt chín, chả bị khô và không còn hấp dẫn nữa. Bạn phải để cho nước trong nồi thật sôi rồi mới cho chả lụa vào hấp. Giò phải được hấp vừa đủ chín, không quá lửa cũng không non quá. Theo chia sẻ của người có kinh nghiệm thì nếu giò 1kg thì bạn luộc khoảng 1 tiếng là được. Còn giò mà ít hơn thì giảm bớt thời gian xuống.
Giá bán chả lụa hiện nay
Nhiều gia đình không có thời gian để làm chả lụa nên điều họ quan tâm nhất hiện nay là giá bán chả lụa khoảng bao nhiêu.
Thực ra giá bán chả lụa cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
– Chả lụa ngon nhất từ 180.000- 260.000 đồng: đây là loại chả chất lượng được làm từ thịt nạc mông với thịt thăn tươi. Thịt còn nóng hổi, kết dính tốt, không chất phụ gia.
– Chả lụa giá từ 150.000- 170.000 đồng: loại chả này sẽ có pha thêm chút mỡ nữa.
– Chả lụa giá khoảng 100.000 đồng: loại này có thể pha nhiều chất phụ gia, thịt heo cũng không được ngon.
Trong thời điểm gần Tết mức giá các loại chả lụa có thể được điều chỉnh tăng cao. Tuy nhiên bạn cũng cần sáng suốt lựa chọn loại thực phẩm chất lượng nhất theo mẹo mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Mách bạn cách chọn chả lụa ngon nhất
– Chả lụa cắt ra phải có màu hồng phớt trắng ngà
– Bề mặt phải có nhiều lỗ rỗ nhỏ do làm từ thịt nạc ngon, được nghiền nhuyễn quánh dẻo, bọc kín nên khi hấp giò thì không khí tìm cách thoát ra ngoài tạo thành lỗ.
– Quan sát dao cắt mà bị xít, dính mặt giò là giò ngon. Còn nếu cắt trơn tuột là giò không ngon.
– Chả lụa thơm mùi thịt, có chút mùi lá chuối, ăn giòn dai.
– Tuyệt đối không mua giò mà có những biểu hiện như trên vì như thế là giò bị pha quá nhiều và không đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chả lụa tàu hũ ky khô

-
Chuẩn bị
15 phút
-
Chế biến
2 giờ 30 phút
-
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Chả lụa tàu hũ ky khô Cho 3 người
Tàu hũ ky khô 200 gr Lá chuối 10 lá Gia vị thông dụng 1 ít(Tiêu xay/ đường/ muối/ hạt nêm)
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chả lụa tàu hũ ky khô
-
Ngâm tàu hũ ky
Tàu hũ ky mua về bạn xé thành từng miếng nhỏ rồi đem đi ngâm nước khoảng 10 phút cho nở mềm. Sau đó, vớt ra, rửa sạch lại với nước từ 2 – 3 lần rồi để ráo.
-
Luộc tàu hũ ky
Bắc nồi lên bếp, vặn lửa vừa, cho vào nồi một lượng nước lọc gần bằng 1/3 nồi cùng 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu xay rồi nấu sôi.
Khi nước sôi, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho tàu hũ ky vào và nấu sôi lên từ 5 – 7 phút.
-
Lọc và ép khuôn tàu hũ ky
Chuẩn bị một miếng vải lọc đặt dưới khuôn ép.
Tàu hũ ky sau khi luộc xong, bạn cho vào khuôn, kéo miếng vải lọc dưới khuôn phủ lên trên rồi đặt miếng ép vào. Sau đó, cho một vật nặng lên trên cùng và tiến hành ép cho ráo nước.
Khi chả đã hoàn toàn ráo nước, lúc này, bạn kiếm thêm một vật nặng hơn nữa để đè lên và ép khuôn trong vòng 2 giờ. Vật đè càng nặng thì chả sẽ càng chặt và mịn hơn.
-
Cắt chả
Sau khi hoàn thành xong công đoạn ép khuôn, bạn lấy chả ra và cắt thành những đoạn dài.
-
Gói chả
Trải 2 tấm lá chuối lên mặt bàn rồi cho chả tàu hũ ky vào 1 góc giữa lá. Sau đó cuộn tròn lại cho thật chặt tay. Dùng dây buộc xung quanh chả theo hình chữ thập.
-
Hấp chả
Bắc xửng hấp lên bếp, cho nước vào xửng và đun sôi. Khi nước sôi, cho chả vào hấp khoảng 2 tiếng. Sau đó, vớt ra, để cho chả thật nguội rồi cắt miếng vừa ăn.
-
Thành phẩm
Chả lụa tàu hũ ky khô có vị ngọt ngọt mặn mặn, dai dai và thơm mùi tiêu xay. Khi ăn bạn có thể chấm kèm cùng với muối tiêu cho tròn vị nhé!
Chả lụa tàu hũ ky tươi

-
Chuẩn bị
30 phút
-
Chế biến
45 phút
-
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Chả lụa tàu hũ ky tươi Cho 2 người
Tàu hũ ky tươi 200 gr Tàu lá chuối 1 lá Hành tím 3 củ Dầu ăn 1 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(Tiêu sọ/ hạt nêm/ đường)
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chả lụa tàu hũ ky tươi
-
Sơ chế tàu hủ ky
Tàu hũ ky tươi mua về rửa sạch với nước rồi đem đi luộc khoảng 3 phút. Sau đó, vớt ra vắt cho thật ráo nước.
-
Sơ chế nguyên liệu khác
Hành tím lột bỏ vỏ rồi cắt lát.
Lá chuối cắt lấy phần lá và bỏ phần cọng. Sau đó, rửa sạch với nước cho hết bụi rồi để ráo.
-
Phi dầu hành
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu nóng, cho hành tím vào phi thơm.
Khi hành tím đã vàng thì bạn vớt hành ra, chỉ giữ lấy phần dầu.
-
Ướp tàu hủ ky
Tàu hũ ky đem đi xé sợi nhỏ ướp cùng 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu sọ, dầu ăn đã phi ở trên rồi trộn đều cho tàu hũ ky thấm gia vị.
-
Gói chả
Cho tàu hũ ky đã ướp vào một góc của lá chuối. Sau đó, cuộn tròn lại và bẻ gập kín 2 đầu rồi dùng dây buộc lại cho thật chặt. Buộc càng chặt thì chả sẽ càng dai ngon.
-
Hấp chả
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi một lượng nước sôi gần bằng 1/3 chiều cao của nồi và đun sôi. Khi nước sôi, cho chả vào hấp trong vòng 40 phút.
Sau đó, tắt bếp, để yên chả trong nồi đến khi chả nguội hẳn mới lấy ra sẽ giúp chả dai hơn.
-
Thành phẩm
Vậy là món chả lụa tàu hũ ky tươi đã hoàn thành xong. Chả dai dai giòn giòn được nêm nếm gia vị rất vừa ăn. Dùng chả này để xào hay kho đều rất ngon nhé!
Chả lụa tàu hũ ky xay nhuyễn

-
Chuẩn bị
10 phút
-
Chế biến
35 phút
-
Độ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Chả lụa tàu hũ ky xay nhuyễn Cho 2 người
Tàu hũ ky tươi 1 kg Gia vị thông dụng 1 ít(Tiêu xay/ bột ngọt/ muối)
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Chả lụa tàu hũ ky xay nhuyễn
-
Sơ chế tàu hũ ky
Tàu hũ ky mua về rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, dùng kéo cắt nhỏ và cho tất cả vào một cái thau lớn.
-
Ướp tàu hủ ky
Ướp tàu hũ ky cùng 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1.5 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu rồi trộn đều và để yên từ 10 – 15 phút.
-
Xay mịn tàu hủ ky
Cho tàu hũ ky vào máy xay thịt và xay thật mịn.
-
Nén và gói chả
Cho tàu hũ ky vừa mới xay ở trên vào bị và nén cho thật chặt tay. Nén càng chặt thì chả sẽ càng dai ngon hơn.
Sau đó, cuộn bị lại và dùng dây ni lông buộc chặt.
-
Hấp chả
Bắc xửng hấp lên bếp, cho vào xửng một lượng nước gần bằng 1/3 chiều cao của xửng rồi nấu sôi.
Khi nước sôi, cho chả vào hấp từ 15 – 20 phút. Sau đó, vớt ra, để nguội rồi cắt lát mỏng vừa ăn.
-
Thành phẩm
Chả lụa tàu hũ ky xay nhuyễn hoàn thành chỉ trong vài bước đơn giản. Miếng chả dai dai, có độ đàn hồi tốt và được nêm nếm gia vị rất vừa ăn. Chả này mà chấm thêm một chén nước tương nữa là ngon không còn gì bằng.
Cách chọn mua tàu hũ ky ngon, chất lượng
- Chọn tàu hũ ky có màu trắng ngà, có mùi thơm đặc trưng của đậu nành, khi sờ vào cảm nhận được một độ mềm nhất định.
- Đối với tàu hũ ky khô, khi mua bạn nên chọn những miếng tàu hũ thật khô ráo và không có dấu hiệu bị ẩm mốc.
- Không nên chọn mua tàu hũ ky có màu vàng đậm, có mùi hôi bất thường và khi sờ vào cảm thấy nhớt tay.
Cách bảo quản chả lụa chay
Để bảo quản chả lụa chay được lâu, bạn nên đặt chả ở ngăn đông tủ lạnh thì có thể bảo quản được trong vài tháng. Còn nếu để ở ngăn mát thì bạn sẽ bảo quản được từ 1 – 2 tuần.
Cách làm chả Huế
Nguyên liệu
-
1kg thịt nạc heo
-
100g mỡ
-
Gia vị để nêm gồm có: Tiêu, muối, đường, bột tỏi, bột hành, bột năng, nước mắm và baking soda
-
Vài cái túi zip
-
Ngoài ra bạn cũng chuẩn bị thêm lá chuối và dây buộc gỏi chả lụa nhé.
Cách làm chả lụa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Phần thịt và mỡ sau khi mua về bạn rửa thật sạch rồi để ráo. Sau đó, bạn tách lớp màng gân mỏng ra khỏi thịt và cắt thịt thành từng miếng nhỏ để một lát mình xay nhuyễn dễ dàng hơn. Tương tự mỡ mình cũng cắt nhỏ luôn nha các bạn.
Tiếp đó, bạn chia thịt và mỡ thành nhiều phần và cho vào túi zip, nhớ trải đều thịt ra để thịt được làm lạnh nhanh hơn. Sau đó cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng đến khi thịt xuất hiện đá nhỏ li ti, thịt hơi cứng lại là được.
Lý do mà mình phải cho thịt vào tủ lạnh là do thịt phải luôn lạnh trong quá trình xay, khi mình xay thịt thì máy xay sẽ hoạt động với công suất cao và trở nên rất nóng, nếu các bạn không giữ lạnh thịt thì khi xay, thịt chuyển sang màu tái tức là thịt bị chín, như vậy thì không làm chả lụa được nha.
Bước 2: Xay thịt lần 1 và 2
Sau khi lấy thịt từ ngăn đá ra, bạn cho lần lượt thịt và mỡ vào máy xay. Xay một lúc thì bạn mở nắp và đảo cho đều thịt cũng như để kiểm tra xem thịt còn lạnh hay không, nếu thịt hết lạnh thì bạn cần lấy thịt ra và cho vào ngăn đá làm lạnh rồi mới xay tiếp được.
Bạn nên chia thịt và mỡ làm 2 hoặc 3 lần xay tùy vào công suất và kích thước của máy xay của bạn nha.
Sau khi thấy thịt và mỡ đã nhuyễn, bạn múc ra và trộn đều chúng lại với nhau rồi cho vào túi zip để vào ngăn đá làm lạnh thêm 1 tiếng nữa.
Sau 1 tiếng, thịt đã đạt đủ độ lạnh và dẻo lại, có đá nhỏ li ti thì bạn lấy thịt ra và xay tương tự như lần đầu, bạn cũng chia thành nhiều lần xay để thịt nhanh nhuyễn hơn. Nhớ là phải đảm bảo thịt luôn lạnh trong quá trình xay nha.
Sau khi xay xong lần này thì thịt cũng đã có một độ nhuyễn mịn nhất định, bạn lại cho vào túi zip và làm lạnh thêm 1 tiếng nữa rồi mình sẽ mang ra xay lần cuối nha. Tổng cộng thì mình có 3 lần xay thịt.
Bước 3: Làm hỗn hợp ướp thịt
Trong thời gian chờ cho thịt lạnh để xay lần cuối, mình sẽ làm hỗn hợp gia vị để ướp thịt.
Bạn chuẩn bị một cái chén, rồi cho vào đó 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh bột năng, 1/2 muỗng canh tiêu, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh bột tỏi, 1/2 muỗng canh bột hành, 1/2 muỗng canh muối rồi trộn đều tất cả lên để tạo thành một hỗn hợp sệt sệt. Sau đó cho vào ngăn đá làm lạnh chung với thịt.
Bước 4: Xay thịt lần cuối
Ở lần xay cuối cùng, mình sẽ chia làm 2 lần xay, mỗi lần xay mình sẽ cho 1 nửa phần hỗn hợp ướp thịt vào cùng.
Cuối cùng, cho hết thịt vào máy xay để tất cả hòa quyện lại với nhau. Thịt lúc này đã dậy mùi thơm, nhuyễn mịn và có màu hồng tươi tương tự như giò sống các bạn hay mua đó. Nếu thấy thịt chuyển sang màu tái hoặc trắng thì có thể là thịt đã bị chín, nếu làm chả sẽ bị bở, không ngon.
Bước 5: Quết chả
Bây giờ sẽ đến công đoạn quết chả, công đoạn này rất là quan trọng, nếu làm bước này không cẩn thận thì chả lụa sẽ chỉ mịn thôi mà không có độ dai, giòn.
Bạn cho thịt đã xay ra một cái khay đủ lớn, sau đó dùng muỗng miết thịt vào thành khay như thế này nè, sau đó trộn thịt lên và miết tiếp, thực hiện cho đến khi thịt trở thành một khối dai và chắc, công đoạn này mình làm trong khoảng 15 phút, các bạn đừng làm quá lâu nếu không thịt sẽ bị cứng chứ không còn dai nữa nha.
Nếu không có thời gian xay thịt, bạn có thể dùng giò sống để thay thế khi làm chả vẫn đảm bảo chất lượng nhé.
Bước 6: Gói chả
Bạn chuẩn bị 4 chiếc lá chuối đã được rửa thật sạch, bạn nào kỹ hơn thì có thể trụng sơ lá chuối cho lá chuối mềm, dai, không bị rách trong quá trình gói chả.
Đầu tiên, bạn cho thịt vào giữa rồi trải thịt ra cho đều, sau đó, nắm mép 2 bên của lá chuối rồi cuộn vào giữa, cố định tạm bằng một sợi dây, bước này bạn phải thật làm cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm rách phần lá chuối sẽ khiến tràn thịt ra ngoài.
Sau đó bạn, dựng đứng chả lên và gấp mép một đầu lại, rồi lật ngược đầu kia, ép thịt xuống và gấp mép lại luôn.
Tiếp tục, bạn dùng 1 đoạn dây dài để buộc chặt theo chiều dọc của cuốn chả. Với phần dây dư lại, bạn dùng một ngón tay để giữ dây ngay đường buộc dọc, sau đó vòng dây 1 vòng quanh thanh chả theo chiều ngang, sau đó móc vào sợi dây dọc để cổ định. Làm cho tới khi được như thế này, nếu vẫn còn dư dây bạn cứ quấn theo sợi dây dọc rồi lại buộc theo chiều ngang.
Cuối cùng, bạn hãy lăn chả trên mặt bàn để chả được tròn đẹp hơn. Vì mình gói chỉ cho gia đình ăn thôi nên mình gói cũng không được khéo tay cho lắm, nếu bạn nào khéo tay chắc chắn sẽ gói đẹp hơn mình nhiều cho mà xem. Còn nếu bạn cũng không khéo tay như mình thì bạn có thể gói bằng giấy bạc, dễ hơn rất nhiều so với cột bằng dây như thế này đó.
Bước 7: Hấp chả
Cho chả lụa vào hấp khoảng 1 tiếng, để biết được chả đã chín chưa, bạn hãy dùng 1 cây tăm nhỏ và chọc vào cuộn chả, nếu tăm khô, không có dính nước thì tức là chả đã chín rồi đấy.
Thành phẩm
Khi chả lụa chín thì bạn vớt ra, lúc này chả còn nóng nên chưa dai, bạn hãy để chả cho thật nguội rồi mới thái lát và bắt đầu thưởng thức cùng với gia đình và bạn bè nhé.
Miếng chả lụa được làm theo cách này sẽ rất dai và giòn, đậm đà hương vị rất vừa ăn, ăn kèm cùng với một ít củ kiệu là chuẩn vị Tết luôn.
Lời kết
Tết đến xuân về lúc nào mâm cỗ cũng cần những khoanh chả lụa tròn tròn là biểu tượng của sự tròn đầy, hạnh phúc. Mọi người có thể tranh thủ học cách làm chả lụa ngon thơm đơn giản như trên, cũng không mất nhiều thời gian đâu. Đây cũng là lúc mọi người cùng nhau quây quần sau một năm làm việc vất vả. Hãy lưu giữ những khoảnh khắc thật vui và ấm áp nhé.
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách làm chả quế chay
- Cách làm chả lụa tại nhà
- Cách làm chả chay từ đậu phụ
- Cách làm chả lụa chay từ bột mì
- Cách làm chả Huế
- Cách làm chả Huế không cần lá chuối
- Chả chay làm từ gì
- Chả lụa Huế