Chiếc răng nhỏ nhưng lại cứu mạng lớn – cách bảo quản bánh răng

Cách bảo quản răng sữa tại nhà, bảo quan răng sữa sau khi nhổ cho bé. Những chiếc răng sữa có chứa các tế bào gốc có thể cứu giữ tính mạng của trẻ…

cách bảo quản răng đã nhổ

cách bảo quản răng đã nhổ

 

Tìm hiểu cách bảo quản răng sữa tại nhà, cách bảo quản răng sữa sau khi nhổ cho bé

Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của trẻ nhỏ, không chỉ giúp trẻ tập nhai xé thức ăn hay định hình hàm cho trẻ. Răng sữa còn có một vai trò vô cùng quan trọng có thể cứu giữ tính mạng trẻ về sau. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy những chiếc răng sữa có lưu giữ những tế bào gốc của trẻ để thay thế các mô bị hỏng về sau. Bởi vậy mà nhiều bậc cha mẹ tìm hiểu cách bảo quản răng sữa tại nhà để có thể dự phòng cho con em mình sau này. Vậy bảo quản răng sữa như thế nào? Liệu có thể bảo quản răng sữa tế bào gốc tại nhà? Nếu bạn quan tâm về vấn đề này hãy tìm hiểu cách bảo quản răng sữa sau khi nhổ cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

Tiềm năng chữa bệnh của những chiếc răng sữa

Tế bào gốc, vật liệu cấu tạo nên cơ thể nhờ khả năng phát triển thành các loại mô khác nhau, được phát hiện vào năm 1908, bởi nhà khoa học người Nga, Alexander Maksimov. Chúng đã được sử dụng để thay thế những mô bị bệnh và bị tổn thương trong cơ thể.

Kể từ cuối những năm 60, người ta đã thực hiện cấy ghép tủy xương. Bệnh tim,ung thư, và hỏng giác mạc, tất cả đều đã được điều trị bằng tế bào gốc.

So với lịch sử đó, các tế bào gốc tìm thấy trong răng trẻ em là phát hiện khá mới mẻ. Năm 2003, Tiến sĩ Song tao Shi đã tìm thấy tế bào gốc trong chiếc răng sữa của cô con gái 6 tuổi của ông.

Răng sữa có chứa các tế bào gốc có khả năng tái tạo xương, mô tim và sụn (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Sau đó, người ta lại phát hiện ra rằng, tủy răng trong đó có chứa vô số các tế bào gốc có khả năng tái tạo xương, mô tim và sụn. Quan trọng hơn, nó có chứa các tế bào gốc trung mô (mesenchymal cells), những tế bào có khả năng trở thành các loại tế bào tái sinh, đã từng được sử dụng để phục hồi tủy sống bị tổn thương. Chúng cũng được cho là có tiềm năng để điều trị thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, Parkinson và các chứng bệnh thần kinh khác.

Một số bệnh về máu như bệnh bạch cầu có thể được điều trị bằng tế bào gốc. Hiện tại, lựa chọn chủ yếu của những người bị bệnh bạch cầu là tìm người có cùng hệ thống kháng nguyên bạch cầu đồng ý hiến tặng tủy sống. Các tế bào gốc tạo máu được lấy từ tủy xương ngườihiến tặng sẽ được dùng để thay thế và cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, trong tương lai, y học có thể tìm ra cách biến một số lượng rất nhỏ tế bào gốc được tìm thấy trong cuống rốn hoặc răng thành một lượng tế bào đủ để chữa trị cho một người trưởng thành bị bệnh bạch cầu.

Những gia đình có thành viên mắc phải các bệnh về di truyền cũng đang đặt hy vọng của họ vào sự tiến bộ của y học hiện đại. Theo đó, bằng việc lưu trữ các tế bào gốc từ răng sữa của chính mình và các thành viên trong gia đinh, họ trông đợi sức khỏe của những người thân trong tương lai sẽ được bảo đảm hơn.

Quy trình bảo quản răng sữa

Khi chiếc răng sữa bị nhổ, chúng sẽ được đưa vào dung dịch đặc biệt tương tự như việc lưu trữ các nội tạng cấy ghép. Dung dịch này cũng có chứa kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt răng.

Becca Graham, bé gái người Scotland đầu tiên có tế bào gốc từ răng sữa được lưu trữ bởi cha của mình, đồng thời cũng là một nha sĩ (Ảnh: Internet)

Các tế bào gốc được tìm thấy trong răng sẽ được tách ra và nhân lên gấp nhiều lần để đạt số lượng mong muốn. Các tế bào và mô này sau đó sẽ được bảo quản trong một dung dịch đặc biệt nhằm bảo vệ chúng trong quá trình đông lạnh.

Khác với quy trình làm lạnh lập tức từ vài chục năm trước, giờ đây, các tế bào sẽ được hạ nhiệt dần dần cho đến khi đạt nhiệt độ -196oC. Sau đó, chúng sẽ được bảo quản trong nitơ lỏng trong khoảng thời gian lên tới 30 năm.

See also  Những vấn đề cần lưu ý trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng Amoniac và hợp chất Amoni nitrat – Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy - cách bảo quản dung dịch amoniac

Ở nước ngoài, một số phụ huynh đã bắt đầu lưu trữ răng sữa của con em mình thông qua các dịch vụ như BioEden và Store-a-tooth. Tại Anh, chi phí bảo quản răng sữa của trẻ là khoảng hơn 1000 bảng Anh/năm (tương đương khoảng 40 triệu VNĐ) trong vòng 20 – 30 năm. Răng được sử dụng để lưu trữ tế bào gốc nên được nhổ bỏ bởi một nha sĩ, người sẽ xử lý chúng một cách thích hợp để bảo quản.

Một số người tỏ ra hào hứng với dịch vụ này vì sự tiện ích của nó so với việc lưu trữ máu cuống rốn và nhiều tiềm năng to lớn sau này. Tuy nhiên, số khác lại tỏ ý e ngại khi cho rằng những lợi ích được hứa hẹn từ việc làm này có thể không chắc chắn và chỉ làm họ tốn kém vô ích.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Cách bảo quản răng sữa tại nhà có hiệu quả không?

Về cơ bản, hiện chưa có cách bảo quản răng sữa tại nhà nào có thể bảo toàn nguyên vẹn các tế bào gốc có trong răng sữa của trẻ. Bởi khi muốn lưu giữ tế bào gốc trong răng sữa của trẻ, chúng ta còn phải cần đến một loại dung dịch đặc biệt và cộng nghệ khoa học hiện đại.

Cách cất giữ răng sữa tại nhà hiện tại chỉ mang ý nghĩa lưu trữ làm kỉ niệm cho trẻ sau này chứ chưa có giá trị về y học và sức khoẻ.

Phương pháp bảo quản răng sữa tế bào gốc như thế nào thì hiệu quả? Làm gì với chiếc răng sữa của con

Hiện nay, các bệnh viện tại Anh có khả năng cách bảo quản răng đã nhổ của trẻ một cách tốt nhất. Ba mẹ nào có nhu cầu tìm hiểu về cách bảo quản răng sữa làm tế bào gốc, có thể tham khảo qua các dịch vụ như BioEden và Store-a-tooth.

  • Giá lưu trữ tế bào gốc răng sữa

Tại Anh, chi phí bảo quản răng sữa của trẻ là khoảng hơn 1000 bảng Anh/năm (tương đương khoảng 40 triệu VNĐ) trong vòng 20 – 30 năm. Răng được sử dụng để lưu trữ tế bào gốc nên được nhổ bỏ bởi một nha sĩ, người sẽ xử lý chúng một cách thích hợp để bảo quản.

Một số công ty thu thập và lưu trữ tế bào gốc như Store-a-Tooth (Provia Laboratories, Mỹ) hay StemSave (StemSave Inc, Mỹ) cũng đang mở rộng dịch vụ này trên thị trường quốc tế. Gần đây, Ngân hàng máu cuống rốn lớn nhất của Ấn Độ đã có dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng với trụ sở chính đặt tại Delhi và Mumbai.

Một số phụ huynh tỏ ra rất quan tâm đến cách giữ răng sữa cho trẻ và lưu trữ tế bào gốc vì lợi ích và nhiều tiềm năng to lớn nó mang lại. Tuy nhiên, số khác lại tỏ ra nghi ngờ và cho rằng những lợi ích được hứa hẹn có thể không chắc chắn và chỉ làm họ tốn kém thời gian và tiền bạc.

  • Quy trình bảo quản răng sữa giữ tế bào gốc:

Nếu bạn thắc mắc cất giữ răng sữa như thế nào để có thể bảo toàn tế bào gốc thì quy trình bảo quản răng sữa tại bệnh viện như sau:

Khi chiếc răng sữa được nhổ bởi nha sĩ, chúng sẽ được đưa vào dung dịch đặc biệt. Dung dịch này có chứa kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt răng, tương tự như việc lưu trữ bảo quản nội tạng cấy ghép.

Các tế bào gốc tìm thấy trong răng sẽ được tách ra và nhân lên nhiều lần để đạt số lượng cần thiết. Các tế bào này sau đó sẽ được bảo quản trong dung dịch đặc biệt để bảo vệ chúng trong quá trình đông lạnh. Khác với quy trình làm lạnh lập tức trước đây, hiện nay các tế bào sẽ được hạ nhiệt độ dần đến khi đạt  -196oC. Sau đó, mẫu tế bào gốc sẽ được bảo quản trong nitơ lỏng trong khoảng thời gian lên tới 30 năm.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bảo vệ răng sữa cho bé ngay từ hôm nay

Hiện nay, việc tìm cách bảo quản răng sữa tại nhà, cách bảo quản răng sữa sau khi nhổ cho trẻ chỉ mang tính chất lưu giữ kỷ niệm là chủ yếu, chưa thực sự có giá trị bảo quản tế bào gốc. Cách bảo quản răng sữa cho bé để lưu giữ tế bào gốc là vô cùng đắt đỏ và khó khăn đối với đa số phụ huy hiện nay. Do đó, ba mẹ vẫn cần phải dạy cho trẻ những thói quen bảo vệ răng miệng từ sớm.

Đối với trẻ, chăm sóc răng miệng mỗi ngày không phải là một thói quen vui vẻ gì, thậm chí còn có thể khiến trẻ thấy phiền phức, khó chịu. Ba mẹ nếu gặp khó khăn trong việc duy trì thói quen mới cho trẻ, đừng nên cáu gắt. Thay vào đó, ba mẹ cần kiên nhẫn cùng con rèn luyện, giải thích tác hại của việc không đánh răng cho trẻ.

Đồng thời, ba mẹ cũng có thể lựa chọn những kem đánh răng có vị ngọt thơm, an toàn cho trẻ khi nuốt phải. Cũng như chọn mua những bàn chải có hình thù, màu sắc ngộ nghĩnh khiến trẻ hứng thú hơn. Ba mẹ cũng có thể kết hợp cùng con vừa vui đùa vừa đánh răng sẽ bớt nhàm chán hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ hàng năm từ 1-2 lần để phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp.

See also  Dầu ô liu cho bé ăn dặm nào tốt: Olympias Kiddy Borges Romoli Dintel - cách bảo quản dầu olympias cho trẻ ăn bột

Cách bảo quản răng khi bị gãy

Nếu chẳng may vì một tai nạn trong giao thông, sinh hoạt hay thể thao khiến “răng duyên” của bạn rơi ra ngoài. Đừng vội vứt chúng nhé!

Thay vì trồng lại răng giả, chiếc răng vừa rơi ra vẫn còn hữu ích đấy. Chúng có thể tái sử dụng, cắm lại như ban đầu nếu bạn biết cách BẢO QUẢN. Như thế, bạn vừa tiết kiệm được chi phí làm răng giả (cắm implant>10 triệu/cái) vừa giữ được chất lượng của răng thật.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Cách bảo quản khi răng gãy

Trước khi đến nha sĩ nhờ cắm lại răng, bạn cần nhanh chóng thực hiện việc bảo quản răng như sau:

1. NGAY KHI RĂNG RƠI RA KHỎI MIỆNG

Bạn nhặt răng lên (tránh cầm vào phần chân răng-nơi có dây chằng giúp kết nối lại răng sau khi cắm). Nếu răng bẩn, có thể rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý, tuyệt đối không cạo rửa bằng bàn chải. Sau đó ngậm luôn răng vào miệng, tốt nhất giữ răng ở giữa hàm răng và môi hoặc má.

2. BẢO QUẢN RĂNG ĐẾN NHA SĨ

Bạn cứ ngậm răng như thế và tìm mua ngay 1 hộp sữa tươi. Bạn khoét một lỗ nhỏ trên hộp rồi nhả răng đang ngậm vào đấy. Trong các cách bảo quản răng, sữa tươi được xem là cách tốt nhất. Nếu bạn không kiếm được sữa tươi thì ngậm trong miệng hoặc ngâm trong nước muối sinh lý 0,9%.

Nhanh chóng mang hộp sữa đến nha sĩ, khả năng phục hồi răng lý tưởng là 45 phút đầu tiên sau tai nạn hoặc 24h đầu tiên nếu được ngâm trong sữa.

Răng cắm lại nẹp giữ trong khoảng 10-14 ngày, răng sẽ được kết nối các thành phần khác trong xương ổ răng.

3. CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI ĐƯỢC NỐI LẠI

Sau khi cắm lại răng xong, bạn cần chú ý thực hiện những bước sau:

  • Tránh nhai nhiều ở phần nối răng, các thức ăn cứng và có gia vị mạnh nên hạn chế.

  • Không chải lên răng cắm ghép trong 3-4 ngày đầu tiên.

  • Chọn nước súc miệng có độ kháng khuẩn cao để mau lành vết thương

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Xử trí răng vĩnh viễn rơi khỏi ổ răng

 

 Đại cương

     Chấn thương răng là một tình huống lâm sàng khá phổ biến trên thực tế. Chấn thương răng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân thường gặp là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt hoặc sang chấn khi ăn nhai,…
Theo Hiệp hội Chấn thương răng Quốc tế, chấn thương răng xảy ra với tần suất ở trẻ em trước tuổi đi học, trẻ em tuổi đi học và người trẻ chiếm 5% tất cả các chấn thương. Một đánh giá 12 năm theo y văn báo cáo rằng, 25% học sinh có chấn thương răng và 33% người trưởng thành đã từng bị chấn thương ở bộ răng vĩnh viễn.
Rơi răng vĩnh viễn khỏi ổ răng chiếm tỉ lệ từ 0,5 – 3% tất cả các loại chấn thương răng. Nhiều nghiên cứu cho rằng đây là một trong những loại chấn thương răng nghiêm trọng và tiên lượng phụ thuộc rất nhiều vào cách xử trí tức thì tại nơi xảy ra tai nạn và sau khi răng rơi ra khỏi ổ.
     Cắm  lại răng vào xương ổ là điều trị được lựa chọn trong mọi tình huống, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được ngay lập tức. Việc xử trí cấp cứu và kế hoạch điều trị thích hợp rất quan trọng để cho tiên lượng tốt. Cũng có một số trường hợp cá biệt không có chỉ định cắm lại răng vào xương ổ (Ví dụ: như sâu răng nặng, bệnh nha chu, bệnh nhân không hợp tác, các bệnh lý toàn thân nghiêm trọng như tình trạng ức chế miễn dịch…), cần được xử  trí  theo cách riêng. Cắm  lại răng vào xương ổ có  thể  thành công,nhưng cần biết rằng một số răng sau điều trị có thể không tồn tại lâu dài và thậm chí có thể bị nhổ bỏ sau này.

Sơ cứu răng rơi khỏi ổ răng tại nơi xảy ra tai nạn

     Răng vĩnh viễn rơi khỏi ổ là một trong số ít những trường hợp cấp cứu thực sự trong nha khoa. Ngoài việc nâng cao ý thức thì bệnh nhân  nên tìm hiểu thông tin để biết cách xử trí sau những chấn thương nghiêm trọng bất ngờ này.
Cắm lại răng tức thì tại nơi xảy ra tai nạn là điều trị tốt nhất. Nếu vì một lý do nào đó không thể thực hiện được, có những giải pháp thay thế như sử dụng nhiều loại môi trường bảo quản răng khác nhau.

Bảng 1. Các phương pháp bảo quản răng khi rơi ra khỏi ổ

 
Bảo quản Thuận lợi Bất lợi
Nước muối sinh lý Tương hợp với tế bào quanh chân răng gãy Bảo quản ,không nuôi dưỡng tế bào
Sữa tươi Tương hợp tốt Phải sạch và lạnh
Chỉ có tác dụng trong 2-3h
Phải giữ lạnh trong lúc bảo  quản và vận chuyển
Nước sạch Dễ tìm Dể gây phân hủy tế bào
Nước bọt Tiện lợi Có chứa vi khuẩn trong nước bọt
Phân hủy tế bào
See also  15 công thức tự làm bình xịt hơi cay để thử – Cách làm bình xịt hơi cay - cách bảo quản bình xịt hơi cay

     Nếu như răng đã rơi ra khỏi ổ, phải chắc chắn đó là răng vĩnh viễn (không nên cắm lại răng sữa)
     •  Giữ bình tĩnh cho bệnh nhân.
     •  Tìm lại răng và nhặt lên bằng cách nắm vào thân răng (phần màu trắng). Tránh chạm vào chân răng.
     •  Nếu răng bị bẩn, rửa sơ dưới vòi nước chảy (tối đa 10 giây) và cắm lại vị trí cũ. Một khi đã cắm lại răng vào vị trí thì giữ yên răng đúng vị trí.
     •  Nếu không làm được hay vì những lý do khác mà không thể cắm lại răng vào ổ răng (ví dụ như bệnh nhân bất tỉnh), cho răng vào một ly sữa hay vào một môi trường bảo quản thích hợp và mang theo cùng với bệnh nhân đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, có thể bảo quản răng trong miệng bằng cách giữ răng bên trong môi hoặc má (trừ bệnh nhi còn quá nhỏ, Trẻ có thể nuốt luôn răng đã rơi)
     •  Đến ngay cơ sở y tế.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Điều trị răng vĩnh viển rơi khỏi ổ răng

     Lựa chọn điều trị liên quan đến sự trưởng thành của chân răng (răng đã đóng chóp hay chưa) và tình trạng của các tế bào dây chằng nha chu. Tình trạng của các tế bào phụ thuộc vào môi trường bảo quản và thời gian răng tồn tại bên ngoài miệng. Thời gian để răng khô đặc biệt quan trọng cho sự sống của các tế bào. Nếu răng để khô trong 60 phút hoặc hơn, các tế bào dây chằng nha chu bị chết. Vì lý do này, thời gian để răng khô trước khi cắm lại hoặc cho vào môi trường bảo quản là rất quan trọng (đánh giá qua hỏi bệnh sử của bệnh nhân).
     1. Xử trí răng đã bị bật khỏi ổ răng
     Rửa sạch răng bằng nước muối sinh lí
     Kiểm tra và đánh giá tình trạng dây chằng quanh răng và xương ổ răng
     Đặt răng vào môi trường dinh dưỡng hoặc nước muối sinh lí
     2. Kiểm soát huyệt ổ răng
     Bơm rửa và làm sạch huyệt ổ răng
     Đánh giá và kiểm soát tình trạng huyệt ổ răng
     3. Cấy răng trở lại vị trí ban đầu
     Dùng dụng cụ thích hợp lấy răng bị bật nhổ ra khỏi dung dịch nuôi dưỡng và đặt vào huyệt ổ răng theo giải phẫu ban đầu.
Kiểm tra khớp cắn, đảm bảo răng không chạm mặt phẳng cắn.
Cố định răng.
Sau khi xử lý ổ răng, đặt răng vào ổ răng rồi cố định ngay càng sớm càng tốt. Tùy điều kiện có thể sử dụng phương pháp cố định nẹp hay composite vào các răng lân cận. Thời gian cố định từ 10 – 14 ngày. Có thể chụp phim để xác định răng đã đúng vị trí hay chưa trước khi cố định. Cố định bằng chỉ thép có ưu điểm điểm vững hơn cố định bằng composite, tuy nhiên khó vệ sinh răng miệng và đôi khi tạo thành túi nha chu. Ngoài ra cần lưu ý khi cố định bằng chỉ thép phải buộc trên cingulum để tránh tình trạng gây trồi răng.
Sau khi cố định lưu ý việc kiểm tra vướng cộm ở các tư thế vận động hàm và mài chỉnh các điểm vướng cộm.
Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng sau khi cắm lại để tối ưu hóa quá trình lành thương và hạn chế các chấn thương sau đó.
     – Tránh tham gia những môn thể thao đối kháng.
     – Ăn uống thực phẩm mềm cho đến 2 tuần. Sau đó thì ăn uống lại bình thường.
     – Chải răng bằng loại bàn chải mềm sau mỗi bữa ăn.
     – Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Theo dõi và xử trí tai biến

Trong phẫu thuật
     Chảy máu: cầm máu
 Sau phẫu thuật
     Răng lung lay: cố định lại
     Sang chấn khớp cắn: chỉnh sửa khớp cắn
     Nhiễm trùng: kháng sinh

Trên đây là một số thông tin hữa ích về cách bảo quản răng sữa tại nhà mà ba mẹ có thể tham khảo. Nếu như đầy đủ kinh tế thì việc bảo quản răng sữa cho con thật sự có rất nhiều lợi ích bởi công nghệ tế bào gốc ngày nay rất phát triển. 

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách bảo quan răng khôn đã nhổ
  • Có nên giữ lại răng sau khi nhổ
  • Cách bảo quản răng sữa tại nhà
  • Nhổ răng vứt lên mái nhà
  • Cách bảo quan răng khôn đá nhổ
  • Bảo quản răng sữa ở Việt Nam
  • Làm gì với chiếc răng sữa của con
  • Răng sữa nhổ xong làm gì
 
 
 
 
 
 
 
See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply