Đuông dừa là gì? Cách nuôi, chăm sóc và chế biến Đuông dừa đúng cách – cách bảo quản đuông dừa

Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu nhộng của bọ Kiến Vương, thường sinh sống trong cổ hũ, thân cây dừa, cau, chà là… Đây được coi là một đặc sản rất bổ dưỡng.
Đuông dừa là một loài côn trùng sống chủ yếu ở thân cây dừa, cau, cọ, chà là… Đây được coi là một loại côn trùng có hại cho cây công nghiệp. Tuy nhiên, chúng lại là đặc sản ngon và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về đặc điểm, nơi sống cũng như các món ăn từ Đuông dừa nhé!

đuông dừa

đuông dừa

Đuông dừa là con gì?

Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu nhộng của bọ Kiến Vương, thường sinh sống trong cổ hũ, thân ngọn cây dừa, cau, chà là… Khi Kiến Vương mẹ giao phối xong, chúng sẽ đục trên ngọn cây dừa rồi đẻ trứng vào đó. Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng ăn khoét thân cây dừa để lấy chất dinh dưỡng. Loài ấu trùng này rất có hại cho các cây mà chúng cư trú. Tuy nhiên, đây lại là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.

Đuông dừa có tác hại gì?

Đuông dừa là một loài ấu trùng có hại cho các loại cây mà chúng sinh sống. Chúng rất háu ăn và có thể đục thủng các thân cây dừa dẫn đến tình trạng cây suy kiệt và chết.

Với những cây dừa bị đuông dừa tấn công, phần ngọn sẽ chết, lá dừa khô héo. Áp tai vào thân dừa, bạn có thể nghe thấy tiềng xào xạo là do các ấu trùng đang ăn tạp bên trong. Đuông dừa có thể gây hại cho cây dừa quanh năm, nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Cách nuôi Đuông dừa nhân tạo

Những năm gần đây, Đuông dừa đang là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Chúng là món ăn ưa chuộng ở Đồng bằng sông Cửu Long và đã lan rộng ra cả nước. Nếu ai đã ăn Đuông dừa một lần thì sẽ không thể nào quên được hương vị bùi, ngái và ngậy béo của chúng.

Được coi là một đặc sản mang đậm hương vị Nam Bộ, do đó nhu cầu cung cấp cho thị trường ngày càng lớn. Việc khai thác Đuông dừa trong tự nhiên không đủ cho nhu cầu của thị trường. Do đó, nhiều người đã nhân giống và nuôi tại nhà. Đây được coi là hướng đi phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.

See also  Cách nhận biết mật ong thật, giả và cách bảo quản mật ong đúng cách - cách bảo quản mật ong khi đi máy bay

Việc nuôi Đuông dừa mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc nuôi nhân tạo, bà con gặp phải không ít khó khăn về kỹ thuật. Do đó, camnangnuoitrong đã làm bài viết này để hỗ trợ bà con trong việc kỹ thuật nuôi và chăm sóc Đuông dừa hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Chuồng trại nuôi Đuông dừa

Chuồng trại không cần quá cầu kỳ khi nuôi Đuông dừa. Chỉ cần một số xô, chậu, chai lọ… hoặc bà con có thể xây bể nuôi với quy mô lớn.

Lưu ý: Chuồng nuôi không cần quá rộng nhưng phải cao ráo, sạch sẽ, tránh được kiến, chó, mèo, chuột…

 Thức ăn cho Đuông dừa

Trong môi trường tự nhiên, thức ăn chính của chúng là thân cây dừa, cau, chà là…. Do đó, khi nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo, bà con cũng nên tạo ra môi trường và thức ăn gần giống với chúng trong tự nhiên.

Khi nuôi, bà con nên cho các miếng xơ dừa, cau vào chuồng nuôi để làm thức ăn và chỗ trú ẩn cho Đuông dừa. Bên cạnh đó, bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn như cám gà, cám chim… để đạt năng suất cao nhất.

Cách chăm sóc Đuông dừa

Để Đuông dừa sinh trưởng và phát triển ổn định. Bà con nên cung cấp đầy đủ thức ăn, đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu. Do trong môi trường tự nhiên chúng sống trong điều kiện ẩm ướt. Do đó cứ 3-4 ngày bà con nên tiến hành phun sương để giữ độ ẩm cho môi trường sống của chúng.

Lưu ý: Che chắn cẩn thận, tránh trường hợp chó, mèo, chuột ăn ấu trùng.

Nhân giống Đuông dừa

Để chúng phát triển nhanh về số lượng, bà con tiến hành các biện phát nhân giống. Thời gian và cách thức nhân giống Đuông dừa như sau:

Khi Đuông dừa to bằng ngón tay trỏ, bà con tiến hành chọn lọc những con to, khỏe cho vào chai lọ nhựa. Chai lọ nhựa được đục các lỗ nhỏ để lưu thông không khí thuận lợi. Để chúng trong lọ khoảng 7 đến 15 ngày chúng sẽ lột xác thành kiến vương.

Khi đã lột xác thành kiến vương, bà con nên bắt chúng sang một chậu có chứa xơ và cùi dừa. Chúng có thể đẻ liên tục từ 15 đến 20 ngày rồi sẽ chết.

Sau 10 – 12 ngày, trứng kiến vương sẽ nở thành Đuông dừa. Lúc đầu nhìn chúng lúc nhúc và ngọ ngoạy như con giòi. Bà con cần cho một chút cám nhỏ, xơ và cùi dừa băm nhỏ vào cho Đuông dừa con. Cứ như vậy, chăm bẵm một thời gian ngắn sau chúng sẽ phát triển rất nhanh. Khi được 15-20 ngày, bà con nên tách chúng sang thành nhiều chuồng khác nhau hoặc cho sang một chuồng lớn hơn. Đảm bảo diện tích không quá chật hẹp để chúng phát triển tốt nhất.

Đầu ra cho Đuông dừa

Đuông dừa hiện nay được coi là một món đặc sản được rất nhiều người yêu thích. Do đó, đầu ra cho loài côn trùng này là các quán nhậu, các cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho cá cảnh, chim cảnh….

See also  Cách bảo quản serum tế bào gốc của bạn đã thực sự chuẩn chưa? - cách bảo quản tế bào gốc laksmira

Cách chế biến đuông dừa thành một số món ăn ngon bổ dưỡng

Sau khi đã sơ chế xong đuông dừa bạn có thể bắt đầu tiến hành chế biến chúng thành một số món ăn nổi tiếng của người dân miền Tây với đuông dừa như sau:

1. Cách chế biến đuông dừa nướng muối ớt. 

*

Món ăn này rất dễ thực hiện đó các bạn, chỉ cần xiên đuông dừa sau đó tẩm ướp các loại gia vị gồm muối và ớt vào đầu của thanh tre, sau đó nướng trên lửa của bếp than hồng đến khi đuông dừa chín, có mùi thơm và đuông dừa chuyển sang màu nâu là được. Mỗi xiên bạn chỉ cần xiên khoảng 10 con thôi nhé. Hãy ăn đuông dừa nướng muối ớt cùng với một số loại rau sống như rau dieps cá, lá tía tô, lá húng quế, rau xà lách để có thể cảm nha nhận được hương thơm của đuông dừa nướng, đừng quên món nước mắm chấm thần thánh nhé!

2. Cách chế biến đuông dừa hấp xôi

*

Món xôi sẽ thơm ngậy hơn khi bạn cho thêm đuông dừa vào hấp cùng đó. Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần cho 5 đến 10 con đuông dừa đã được rửa sạch và sơ chế vào trong nồi sôi đang hấp là được.Hãy ăn cùng món xôi đuông dừa cùng với thịt kho trứng hoặc thịt gà rang nhé, đảm bảo sẽ ngất ngây với món ăn này đó.

3. Cách chế biến đuông dừa chiên bột

Đã có rất nhiều bạn trẻ yêu thích món đuông dừa chiên bột này đó.

Mùi thơm của bơ kết hợp với độ béo ngậy của đuông dừa chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Sau khi đã sơ chế và làm sạch đuông dừa bạn hãy nhét hạt đậu phộng vào trong bụng của đuông dừa, nên nhét 2 đến 3 hạt cùng với đó là các loại gia vị như muối, tiêu xay, hạt nêm sao cho vừa khẩu vị. Tiếp đó là lăn bột mì cùng với đuông dừa và lòng đỏ trứng gà. Sau đó cho bơ vào chảo và chiên ngập. Thưởng thức món đuông dừa chiên bột cùng với rau sống và nước mắm sẽ rất tuyệt vời đó. 

4. Cách chế biến đuông dừa rang mặn

Đối với những người không đủ can đảm để thực hiện món ăn đuông dừa chấm mắm thì chắc chắn đây sẽ là món ăn về đuông dừa giướ bạn dễ dàng thưởng thức hơn rất nhiều. Sau khi đã rửa sạch và sơ chế đuông dừa bạn hãy cho đuông dừa cùng với các gia vị nguyên liệu bao gồm bột ngọt, đường và muối cho vào chảo và bật bếp rang khô. Thực hiện đảo đều cho đến khi đuông dừa có mùi thơm và màu nâu vàng. 

*

5. Cách chế biến đuông dừa sống chấm nước mắm

Đuông dừa chấm mắm là một trong những món ăn nổi tiếng đối với người dân miền Tây và một khi khách du lịch đã đến đây thì đều muốn thực hiện thử thách với món ăn độc lạ này đó. Người dân nơi đây cho rằng đuông dừa ăn ngon nhất bổ dưỡng nhất chính là ăn khi chúng còn sống. Nếu muốn thấy được vị béo ngậy của đuông dừa thì cách ăn thông dụng nhất đó chính là món đuông dừa sống chấm mắm. Cách chế biến đuông dừa chấm mắm rất đơn giản, sau khi bạn đã sơ chế đuông dừa xong, bạn chỉ việc thả chúng vào bát nước mắm được pha với những gia vị như tỏi ớt là được ( tùy theo khẩu vị của bạn mà bạn có thể pha nước mắm tùy theo ý thích của mình.)Hương vị của đuông dừa gần giống với hương vị của phô mai tươi hòa quyện với kem sống, khi ăn chấm với độ mặn của nước mắm ngon, đuông dừa còn sống nên nước chấm sẽ càng thấm vào trong đuông dừa, vì thế khi ăn bạn sẽ thấy được hương vị độc lạ. Nếu có đủ can đảm hãy thử thưởng thức món ăn này nhé, và nếu bạn đã quen với món ăn này đảm bảo bạn sẽ rất thích đấy.

See also  Cách bảo quản trứng gà - cách bảo quản trứng trong tủ lạnh

6. Cách chế biến đuông dừa thành món cháo bổ dưỡng

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thưởng thức món cháo đuông dừa này đó. Cách chế biến đuông dừa với món cháo cũng không quá cầu kỳ, sau khi bạn đã thực hiện xong công việc sơ chế đuông dừa thì chỉ việc cho thịt lợn, cùng với đuông dừa và các gia vị như hành phi, gừng, nước cốt dừa , cùng với hạt tiêu xay vào nồi cháo. Đun cháo trong vòng nửa tiếng đến tầm khoảng hơn 40 phút sau đó nêm nếm thêm mắm muối sao cho vừa khẩu vị và tắt bếp.

7. Cách chế biến đuông dừa thành món gỏi mát lành

Chỉ cần với những nguyên liệu đơn giản và dễ tìm như: ngò rí, hành lá, tôm luộc, ớt chuông thái lát mỏng, các loại rau là có thể thực hiện được rồi. Sau khi sơ chế xong đuông dừa bạn hãy chiên vàng chúng lên, sau đó trộn chung với các nguyên liệu ở trên cùng với nước mắm ngon. Chỉ vài bước đơn giản là bạn đã có món gỏi độc đáo mà thơm ngon này rồi. hãy thực hiện món ăn này vào những ngày hè nóng nực nhé. 

8. Cách chế biến đuông dừa với nước dừa

*

 Nước dừa sẽ sẽ tạo nên hương thơm béo ngậy của đuông dừa, bạn chỉ cần cho đuông dừa vào nồi nước dừa và luộc chín là được. Hãy ăn kèm đuông dừa luộc nước dừa với rau sống cùng với bánh tráng và rau thơm nhé, chắc chắn bạn sẽ thích món ăn đặc biệt này đó

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Đuông dừa. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con có được cái nhìn tổng quan về loài côn trùng này. Giúp bà con có thêm một sự lựa chọn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Chúc bà con thành công!

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Giá 1kg đuông dừa
  • Giá đuông dừa Hà Nội
  • Mua đuông dừa
  • Con đuông dừa sống ở đâu
  • Hình ảnh con đuông dừa
  • Con đuông dừa giá
  • Tác hại của đuông dừa
  • Đuông dừa la gì
 
 
 
 
 
 
 
See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply