Giá sứa biển bao nhiêu tiền 1kg? Cập nhật giá mua bán sứa biển hôm nay

Sứa biển – một loài động vật có hình dáng khá đặc biệt và vẻ đẹp tuyệt vời, nó được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn trong ẩm thực. Sứa có tính mát, thường được làm thành món nộm cho dễ ăn, chống ngán. Liệu rằng bạn đã biết hết đặc điểm và công dụng của loài sứa biển này? Giá sứa biển cũng là một điều được nhiều bạn quan tâm, và chúng ta có thể tìm mua sứa biển ở đâu? Hãy cùng khám phá những thông tin dưới đây nhé!

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Sứa bao nhiêu tiền 1kg
  • Giá sứa làm nộm
  • Mua sứa biển ở đâu Hà Nội
  • Sứa cảnh bao nhiều tiền
  • Sứa biển
  • Sứa an liền mua ở đâu
  • Sứa biển làm món gì
  • Cách làm nộm sứa
 
 
 
 
 
 
sứa bao nhiêu tiền 1kg

sứa bao nhiêu tiền 1kg

Tìm hiểu chung về sứa biển

Trước hết, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những thông tin khái quát về sứa biển như đặc điểm, nơi sống, tác dụng, … để bạn có được cái nhìn ban đầu về chúng.

sứa biển

Hình ảnh sứa biển

1. Đặc điểm của con sứa biển

Sứa ( tên tiếng Anh Jellyfish)  là động vật không xương sống, thân mềm, thuộc ngành ruột khoang. Khoảng 95% cơ thể của nó là nước, nên chúng nhìn như trong suốt.

Cơ thể sứa hình dù, đối xứng tỏa tròn, trong suốt. Chúng là động vật ruột khoang nên các cơ quan hoàn thiện chưa chính thức.

Mạng lưới thần kinh và giác quan của sứa tập trung thành 8 điểm ứng với 8 ropalia. Trên mỗi ropalia có 3 thùy, 2 thùy bên là thùy xúc giác, thùy giữa là thùy khứu giác có điểm mắt, bình nang nằm phía dưới.

Cơ quan sinh dục gồm 4 tuyến sinh dục hình móng ngựa, màu vàng nhạt nằm dưới đáy xoang vị.

“Miệng” sứa nằm ở giữa cơ thể, đảm nhận chức năng tiêu hóa. Chúng thường có đường kính từ 2 đến 40cm. Nhưng loài lớn nhất, Sứa sư tử có thể đạt tới 37 mét, với xúc tu dài tới 60m.

con sứa biển

Có loài sứa dài đến 60m

Xúc tu của sứa được hình thành bởi các Cnidoblasts, bên trong là các Nematocysts. Đây là bộ phận tiết ra chất độc làm tê liệt con mồi khi sứa bắt mồi hoặc gặp phải kẻ thù.

Trung bình tuổi thọ của chúng là khoảng vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên cũng có loài được xác nhận là sống đến hơn 30 năm.

Theo kết quả nghiên cứu thì sứa sống trong môi trường nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn trong môi trường tự nhiên.

Sỡ dĩ có điều này là bởi sự chăm sóc từ con người và chúng cũng tránh thoát được các kẻ thù trong môi trường sống hoang dã.

See also  Cách làm cá thu kho thịt ba chỉ thơm nồng vị ngon đưa cơm không ngớt

Sứa di chuyển theo nguyên tắc phản lực do các vòng cơ dãn ra hút nước vào. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước ra qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Kiểu bơi của sứa rất đặc trưng bởi vai trò của tấm dù là rất quan trọng.

2. Sứa biển sống ở đâu?

Sứa sinh sống trong các đại dương, vùng biển nước mặn, xuất hiện từ tầng mặt cho đến tầng sâu. Có một loài sống ở vùng nước ngọt đó là sứa hoa đào.

sứa sống ở đâu

Sứa thường sống ở vùng nước mặn

3. Sứa biển có tác dụng gì?

Sứa biển là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật biển và con người. Theo các thầy thuốc Đông y cho rằng: Sứa biển có vị mặn, tính ôn hòa, có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng phong thấp.

Đặc biệt thích hợp dùng trong các trường hợp ho, hen suyễn, nhiều đờm, viêm khí phế quản, viêm họng, táo bón, đầy bụng, phù nề, viêm sưng. Chính vì vậy mà nó là loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

Các loài sứa biển

Trên thực tế, họ sứa biển vô cùng đa dạng về loài, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 6 loài sứa nổi bật nhất hiện nay.

1. Sứa đỏ

Là một loài sứa có nguồn gốc từ vùng nước ôn đới ấm áp của khu vực Thái Bình Dương. Đây là một loại hải sản được sử dụng làm thực phẩm phổ biến ở Đông Nam Á.

sứa đỏ

Cũng như nhiều loài sứa khác, giai đoạn sứa đỏ trưởng thành không có xúc tu ở bên lề của phần “chân”phồng ra.

Thay vào đó, bên dưới nó có tám cánh tay phân nhánh cao, kết hợp ở gốc và có nhiều khe hở miệng thứ cấp. “chân” cứng và dày với bề mặt nhẵn. Loài sứa này có màu đỏ đặc trưng

2. Sứa lửa

Sứa lửa được tìm thấy ở khắp các khu vực đại dương trên thế giới (ngoại trừ 2 vùng cực). Nhìn bên ngoài chúng có hình dáng giống như một chiếc hộp (vì vậy nên có tên gọi là sứa hộp), kích thước cơ thể khá lớn với đường kính tối đa 30cm.

sứa lửa

Chất độc của sứa lửa có thể gây nguy hiểm cho con người

Cơ thể của chúng có tới 60 chiếc xúc tu với tổng chiều dài thân là hơn 4,5m. Với kích thước như vậy, mỗi xúc tu trên cơ thể chúng có tới  5.000 tế bào gai độc nên toàn bộ cơ thể chúng chứa một lượng nọc độc rất lớn.

Lượng độc của chúng tiết ra có khả năng gây tê liệt thần kinh, gây co giật, đau đớn. Với liều lượng như vậy, loài sứa này có khả năng  độc chết 60 người chỉ trong vài phút.

3. Sứa trắng

Có nguồn gốc từ vùng nước nhiệt đới ấm áp ở phía tây Thái Bình Dương, từ Châu Đại Dương qua Đông Á.

Nằm trong phân lớp Discomedusae, có màu trắng hoặc trắng sữa, trong suốt, xúc tu thường ngắn hoặc không có. Thay vào đó là chúng có những cái “chân” cứng và dày.

sứa trắng

4. Sứa bất tử

Đây được coi là một trong số ít loài trên thế giới có khả năng trường sinh bất lão. Sứa bất tử có tên tiếng anh là Turritopsis nutricula, chúng vô cùng nhỏ bé (chỉ khoảng 4,5mm). Điểm đặc biệt của chúng là có thể quay ngược thời gian sinh trưởng và phát triển lại từ đầu.

See also  Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn cho cả nhà thêm vui

sứa bất tử

Sứa bất tử là một trong số các loài vật hiếm hoi có khả năng trường sinh bất lão

5. Sứa bờm sư tử

Sứa bờm sư tử là loài sứa có kích thước lớn trên thế giới hiện nay, chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng phía bắc của Bắc cực và Đại Tây Dương. Sứa biển có kích thước rất lớn, lên tới 37m.

sứa bờm sư tử

Tuy vậy, nhưng loài này khá hiền lành và không có độc, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về chúng.

Ăn sứa biển có tốt không?

Ăn sứa biển có tốt không? Ăn sứa biển có công dụng gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi lựa chọn sứa làm món ăn. Sau đây là một vài lợi ích tuyệt vời đến từ sứa mà bạn có thể chưa biết.

  • Sứa tốt cho người bệnh đang cần bồi bổ sức khỏe, da xanh, thiếu máu, nhợt nhạt
  • Tốt cho người bị bệnh đái tháo đường
  • Người hay bị mệt mỏi nên dùng sứa 3 lần/tuần để thấy hiệu quả bất ngờ
  • Sứa có thể chữa dị ứng, mẩn đỏ, ngứa.
  • Sứa giúp lưu thông khí huyết, bổ máu
  • Đặc biệt, sứa rất hữu ích với ai bị bệnh mất ngủ, khó ngủ
  • Phụ nữ sau sinh bị mất sữa, tắc tia sữa có thể mua sứa về nấu cùng chân giò để tăng sữa.

Giá sứa biển bao nhiêu tiền 1kg?

Hiện nay trên thị trường, giá sứa biển khá là rẻ, chỉ khoảng 70.000 vnđ – 90.000 vnđ/kg tùy theo từng thời điểm.

Bạn có thể tìm thấy sứa biển rất dễ dàng trong siêu thị, vinmart hoặc các cửa hàng chuyên cung cấp hải sản. Những nơi này khá là uy tín để chọn lựa, vì vậy bạn hãy tới đây để mua, không nên tùy tiện mua ở những điểm nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và sức khỏe.

giá sứa biển

Sứa biển làm món gì ngon?

Có rất nhiều cách chế biến sứa, tuy nhiên nộm sứa vẫn là món ngon phổ biến và dễ làm nhất. Một vài món ngon từ sứa bạn có thể tham khảo như: canh sứa, sứa xào hải sản, nộm sứa ngó sen, nộm sứa xoài xanh, nộm sứa chân gà…

Lưu ý khi ăn sứa biển

  • Khi mua sứa về, bạn cần rửa và ngâm trong nước muối 3 lần để đảm bảo loại bỏ được hết các vi khuẩn, độc tố có trong sứa. Mỗi lần ngâm khoảng 15-20 phút. Ngâm cho đến khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc màu vàng nhạt thì mới đem đi làm món ăn.
  • Người bị dị ứng hải sản không nên ăn sứa biển.
  • Đối với loại sứa đã ép khô bạn cũng lần làm sạch và ngâm nước muối nhé.
  • Không ăn sứa trong mùa sinh sản của chúng, vì thời gian này cơ thể sứa chứa rất nhiều độc và vi khuẩn, nếu bạn không cẩn thận sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc sứa.
  • Trẻ em dưới 8 tuổi không cho ăn sứa, sẽ bị tiêu chảy vì hệ tiêu hóa còn kém.
  • Tuyệt đối không tự bắt sứa ngoài biển về ăn, tránh bắt nhầm sứa độc, chỉ nên mua sứa ở ngoài quầy thực phẩm.
See also  Cách làm lươn xào lá lốt với tuyệt chiêu cực đơn giản

giá sứa biển

Sứa biển cắn điều trị như thế nào?

Sứa thường sử dụng xúc tu để chích vào con mồi. Vấn đề bị sứa chích khá phổ biến khi bạn đi biển, trong nhiều trường hợp vô tình chạm hoặc dẫm phải con sứa thì bạn cũng sẽ bị nó chích.

Sứa biển cắn

Cần phải cẩn trọng khi bị sứa biển cắn

Đa số các loài sứa không gây nguy hiểm cho con người khi bị chích phải. Tuy nhiên cũng có một số loài chứa ngòi độc, có khả năng gây chết người, tiêu biểu là loài sứa hộp Australia

Khi bị sứa chích, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu là nóng rát, đau nhức, ngứa, sưng; trên da sẽ xuất hiện các vệt đỏ.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì có thể sẽ có cảm giác đau bụng, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn và ói mửa, co thắt, khó thở, buồn ngủ, ngất xỉu,..

Nếu bạn bị sứa biển chích phải hoặc gặp các trường hợp này cần phải tiến hành sơ cứu ngay tại chỗ:

  • Trước hết, cần phải dùng nước giấm sạch rửa thật kỹ khu vực bị chích và có ảnh hưởng.
  • Tiếp đó, cần cẩn thận dùng cây nhíp nhổ hết các xúc tu có thể nhìn thấy, động tác nhẹ nhàng và cẩn thận. 
  • Cuối cùng, tiến hành ngâm chỗ da bị chích  vào trong nước nóng, có nhiệt độ khoảng 43-45°C để giảm sự đau nhức cho vết thương và đảm bảo không bị vi sinh vật xâm nhập. Quá trình này cần phải thực hiện trong khoảng từ 20-45 phút.

Lưu ý: Không nên nạo các vòi sứa, rửa vết cắn bằng nước biển, nước ngọt, rượu hoặc băng chặt vết chích lại. Sau khi sơ cứu, nếu nạn nhân xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ kiểm tra và cứu chữa kịp thời.

Lời kết

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết thêm nhiều thông tin hơn về loài sứa biển này, từ đặc điểm, công dụng cho tới giá sứa biển. Đây là loài động vật khá đặc biệt từ hình dáng cho tới vị đặc trưng riêng. Nếu bạn chưa từng ăn món sứa biển này thì hãy thử ngay đi nhé, bởi vì nó không chỉ ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, sứa cũng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, vì vậy sẽ không làm bạn bị ngán khi sử dụng thường xuyên đâu. Gợi ý những món ăn ngon sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng. Bạn không phải vắt óc căng thẳng nghĩ xem “Hôm nay ăn gì” hay “Tối nay ăn gì”.

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Sứa bao nhiêu tiền 1kg
  • Giá sứa làm nộm
  • Mua sứa biển ở đâu Hà Nội
  • Sứa cảnh bao nhiều tiền
  • Sứa biển
  • Sứa an liền mua ở đâu
  • Sứa biển làm món gì
  • Cách làm nộm sứa

See more articles in the category: Ẩm thực

Leave a Reply