Một trong số những cách tạo vị ngọt siêu tốc cho các món ăn đó chính là sử dụng hạt nêm. Tuy nhiên hiểu đúng về hạt nêm để lựa chọn đúng, dùng đúng và kết hợp đúng chính là bạn đã biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình rồi đấy. Cùng tìm hiểu một số kiến thức về hạt nêm mà bạn cần chú ý trước khi sử dụng đến chúng nhé!
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách sử dụng hạt nêm Knorr
- Bột nêm là gì
- Hạt nêm làm từ gì
- Hạt nêm là gì
- Hạt nêm tiếng Anh la gì
- hạt nêm aji-ngon
- Hạt nêm Knorr
- Knorr là gì

hạt nêm
Hạt nêm là gì?
Hạt nêm là một loại gia vị dùng để nêm nếm trong quá trình chế biến món ăn góp phần tạo nên vị ngon, ngọt của món ăn. Hạt nêm không cung cấp chất dinh dưỡng như các thực phẩm dùng để nấu món ăn. Một số người cho rằng hạt nêm đóng góp giá trị dinh dưỡng chủ yếu cho món ăn là chưa hợp lý.
Hạt nêm có độc hại không ?
Bột ngọt và hạt nêm là hai sản phẩm khá quen thuộc với người nội trợ và thường xuyên có mặt trong các gian bếp. Đây là các chất phụ gia giúp cho món ăn ngon hơn, lại thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên có khá nhiều tranh cãi xung quanh việc nên sử dụng bột ngọt hay hạt nêm. Sử dụng quá nhiều bột ngọt hay hạt nêm trong nấu ăn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe làm nhiều người nội trợ thắc mắc.
Bột ngọt – Phụ gia an toàn trong chế biến thực phẩm
Bột ngọt là một trong những gia vị được sử dụng trong chế biến món ăn hơn 100 năm. Có hai loại bột ngọt, bột ngọt tự nhiên và bột ngọt sản xuất. Bột ngọt tự nhiên có sẵn trong các thực phẩm như thịt, cá, sữa và trong rau quả. Bột ngọt sản xuất được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc. Người ta thường dùng các loại nguyên liệu như mía, khoai mì, sắn… để chế biến bột ngọt.
Bột ngọt là gì ?
Một sự thật thú vị có thể bạn chưa biết rằng: không những không gây tăng huyết áp, bột ngọt còn có thể được sử dụng như một phương cách hiệu quả để giúp giảm tiêu thụ muối/ natri trong khẩu phần ăn, đưa đến những khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe.

Hạt nêm có độc hại không ?
Hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu, trong đó thành phần thường gặp là bột ngọt (chất điều vị 621) và hai chất điều vị 627, 631. Có nhiều thông tin cho rằng chất điều vị 627 và 631 được gọi là chất siêu bột ngọt.
Tuy nhiên, Chất điều vị 627 và 631 (guanylate/G và inosinate/I) có vị umami (vị ngon, vị ngọt thịt) yếu so với bột ngọt. Chỉ khi được sử dụng chung với bột ngọt theo tỷ lệ phù hợp mới có thể làm gia tăng vị umami. Cách gọi hai chất điều vị này bằng “siêu bột ngọt” là hoàn toàn không chính xác.
Siêu bột ngọt đặc biệt phổ biến trong hạt nêm (hoặc bột gia vị), thường sử dụng trong các loại nước chấm, tất cả món ăn chế biến sẵn (như mì ăn liền, các loại bánh snack, …).
Có một nhận định phổ biến được truyền miệng rất nhiều rằng: Những người bị dị ứng, phải kiêng bột ngọt cũng cần cẩn thận khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai (3 tháng đầu), trẻ sơ sinh cần lưu ý điều này.
Cooky.vn đã tổng hợp một số ý kiến nghiên cứu về vấn đề này, cùng điểm qua nhé:
- Hội Nhi khoa Mỹ (2001) đã kết luận: ““Việc cung cấp bột ngọt cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú được báo cáo là không gây ra triệu chứng đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ”.
- Ủy ban Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hiệp Quốc (FAO) đã đưa ra kết luận cuối cùng: “quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có bất kỳ mối nguy nào trên trẻ em được chỉ ra”.
Như vậy, theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hãy sử dụng bột ngọt với liều lượng phù hợp nhất nhé!
Dựa trên các nghiên cứu chuyên sâu trong thời gian dài, liều dùng hàng ngày (acceptable daily intake) là lượng một chất có thể được tiêu thụ mỗi ngày, dùng lâu dài mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liều dùng hàng ngày không xác định được hiểu là, không có quy định mỗi người hàng ngày được dùng bao nhiêu gam bột ngọt. Mỗi người có thể sử dụng bột ngọt với liều lượng khác nhau cho từng món ăn tùy theo khẩu vị và sở thích của mình.
Kết lại, bất kỳ loại gia vị nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu của riêng nó. Cần phải hiểu rõ về tính chất của chúng một cách khoa học mới giúp chúng ta có thể vừa nấu ăn ngon lại đảm bảo sức khỏe gia đình. Sử dụng các loại gia vị một cách thông minh, với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng quá và có cái nhìn khoa học sẽ làm các bạn yên tâm hơn trong chính bữa ăn của mình.
II. Một số kiến thức về hạt nêm mà bạn cần biết
1. Hạt nêm không gây hại cho sức khỏe
Theo giáo sư Phạm Văn Khôi – viện Hóa Học Việt Nam, hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu và có thành phần không thể thiếu chính là mì chánh, chất điều vị 627, 631. Theo các tài liệu khoa học thì hai chất điều vị này có độ ngọt gấp 10-15 lần mì chính thông thường. Nếu dùng lâu thì chất này có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, mì chính có thể gây bủn rủn chân tay, chóng mặt, buồn nôn. Nhưng hiện nay cả 3 chất điều vị 627, 631, 621 đều có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Theo lời giải thích của giáo sư thì mì chính và bột nêm đều giúp tạo vị ngọt dễ chịu và ít độc hại nếu sử dụng ở mức độ vừa phải.
2. Hạt nêm không tốt hơn mì chính
Rất nhiều người quan niệm hạt nêm tốt hơn mì chính và tỏ ra kì thị mì chính. Tuy nhiên, GS Khôi chia sẻ, trong hạt nêm ngoài một số thành phần như muối, đường, còn có cả mì chính và chất siêu ngọt (chất này cũng thuộc nhóm bột ngọt, làm tăng hiệu quả khi sử dụng). Vì vậy, những người bị dị ứng, kiêng mì chính thì cũng phải thận trọng khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trẻ sơ sinh cần lưu ý.
3. Không có nhiều dinh dưỡng
GS Khôi nhấn mạnh: “Hạt nêm cũng như mì chính chỉ tạo độ ngon ngọt nhân tạo cho món ăn, không phải 100% từ thịt hay xương như quảng cáo. Chúng cũng không chứa nhiều dinh dưỡng”.
Bột thịt trong hạt nêm thường được nghiền từ thịt sấy khô, không phải chiết xuất từ thịt heo hay xương ống như quảng cáo. Nếu sử dụng thịt, cá nguyên chất, khi cô đặc rất dễ bị ôi thiu, không để được lâu.
Những kiến thức về hạt nêm mà bạn cần chú ý: Hạt nêm hoàn toàn không chứa 100% thịt và xương như quảng cáo. Ảnh minh họa
4. Không nên ăn nhiều hạt nêm
Do tính tiện dụng của hạt nêm nên nhiều bà nội trợ đã sử dụng thường xuyên. Tuy hạt nêm được kiểm nghiệm là không gây hại nhưng không nên lạm dụng mà nên sử dụng có giới hạn nhất định. Sử dụng nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó lường. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình, các bà nội trợ nên bổ sung lượng thực phẩm đa dạng, đầy đủ và cân đối. Tốt nhất là hạn chế dùng bột ngọt, hạt nêm và thay bằng các loại thực phẩm có độ ngọt tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng hạt nêm cho trẻ ăn dặm.
5. Hạt nêm không thể thay thế cho muối iot
Trong hạt nêm không có muối iot. Nếu dùng nhiều gia vị này sẽ làm cho lượng iot cần thiết cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, nếu muốn dùng hạt nêm, bạn nên kết hợp với muối iot để bổ xung lượng iot cần thiết cho cơ thể.
III. Cách sử dụng hạt nêm khoa học, đúng cách
Trong hạt nêm thường đã có các vị cơ bản như vị mặn, vị ngọt… nên khi dùng hạt nêm để nêm nếm thì không nhất thiết phải nêm thêm các loại gia vị khác và tùy theo khẩu vị của mỗi người, mỗi gia đình mà sử dụng lượng hạt nêm phù hợp, không nên ăn mặn.
Bên cạnh đó, khi nấu ăn cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm để có bữa ăn đa dạng, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu của cơ thể; bảo quản, chế biến và sử dụng các món ăn một cách khoa học và hiệu quả bởi mỗi thành viên trong gia đình có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và phụ thuộc vào tuổi, giới, mức độ lao động… của mỗi người. Các bà nội trợ cần biết cách lựa chọn không chỉ với hạt nêm mà còn đối với cả các loại thực phẩm và gia vị khác để bữa ăn vừa hợp khẩu vị vừa đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Nên ăn hạt nêm hay mì chính?
1. Hạt nêm và mì chính có gì khác nhau?
Mì chính
Mì chính hay còn gọi là bột ngọt, là sản phẩm được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc (khoai mì, sắn…).
Mì chính chỉ là 1 gia vị có tác dụng điều vị, không có giá trị dinh dưỡng, được chứng nhận an toàn trong điều kiện sử dụng nấu ăn thông thường và không lạm dụng. Nó có thể biến đổi thành chất gây hại ở nhiệt độ 300 độ C (nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ đạt đến khoảng 260 độ C).
Hạt nêm
Hạt nêm chứa nhiều nguyên liệu trong thành phần, trong đó thành phần không thể thiếu là mì chính (chất điều vị 621) và 2 chất điều vị 627 và 631 (còn gọi là chất siêu bột ngọt với độ ngọt gấp 10 – 15 lần bột ngọt thông thường).
Vị ngọt của hạt nêm chủ yếu là từ các chất điều vị này chứ không đến từ “xương hầm và thịt” như thường được quảng cáo (nếu có thì là bột thịt chứ không phải được cô đặc từ nước hầm xương và thịt vì như thế thành phẩm sẽ rất mau hư, khó bảo quản ở nhiệt độ thường).
Cả 3 chất điều vị 621, 627 và 631 đều nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, nhưng nếu dùng quá nhiều thì cũng không thực sự tốt cho sức khỏe, có thể gây những tác dụng phụ khó lường.
2. Nên ăn hạt nêm hay mì chính?
Xét về yếu tố dinh dưỡng thì mì chính và hạt nêm đều không cần thiết để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Và nên biết, hạt nêm thực sự không tốt hơn mì chính, vì bản thân nó cũng chứa bột ngọt (mì chính) trong thành phần, và cả các chất siêu bột ngọt.
Mặc dù có nhiều thông tin chuyên môn chứng nhận cả mì chính và hạt nêm đều không gây hại cho sức khỏe nếu chỉ dùng như gia vị nêm nếm thông thường (dùng ở lượng nhỏ), nhưng vẫn luôn có những nghi vấn về tính an toàn của chúng với sức khỏe.
Nếu để an toàn tuyệt đối, tốt nhất người tiêu dùng nên hạn chế cả 2 loại. Còn nếu hạt nêm và mì chính thực sự không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày (vì sở thích, thói quen và để món ăn đậm đà thơm ngon hơn) và phải chọn 1 trong 2 thì cân nhắc:
– So với hạt nêm thì mì chính có vẻ “tự nhiên” hơn nhiều khi xem xét thành phần nguyên liệu. Hạt nêm với thành phần “phức tạp” hơn thì người tiêu dùng càng khó nắm bắt và kiểm soát hơn về tính an toàn.
– Khi dùng hạt nêm, ngoài tạo vị ngọt cho món nấu thì nó còn cộng thêm vị mặn. Dùng nhiều hạt nêm có thể khiến người dùng bỏ qua thói quen nêm nếm thêm muối ăn, từ đó lâu dần rất dễ dẫn đến thiếu hụt i-ốt.
– Những người bị dị ứng với mì chính thì cũng không ăn được hạt nêm. (Cần lưu ý đặc biệt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trẻ sơ sinh).
Vì vậy, nếu muốn sử dụng mì chính hay hạt nêm trong bữa ăn hàng ngày, người dùng hãy cân nhắc những thông tin được nêu trên.
Lời kết
Hi vọng thông qua một số kiến thức về hạt nêm ở trên, bạn đã hiểu được những điều căn bản nhất về hạt nêm, để có thể rút ra phương pháp sử dụng hạt nêm một cách đúng cách, an toàn và hiệu quả nhất. Hãy luôn là người nội trợ thông minh trước thị trường thực phẩm đáng báo động như hiện nay nhé. Cuối tuần, Emvaobep xin chúc bạn và gia đình vui vẻ, hạnh phúc!
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách sử dụng hạt nêm Knorr
- Bột nêm là gì
- Hạt nêm làm từ gì
- Hạt nêm là gì
- Hạt nêm tiếng Anh la gì
- hạt nêm aji-ngon
- Hạt nêm Knorr
- Knorr là gì