Kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu đúng cách – cách bảo quản thảo dược

Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây thuốc, vì vậy việc thu hái phải đúng thời vụ (đúng mùa), nghĩa là đúng thời điểm

Bạn đang xem: cách bảo quản thảo dược

Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây thuốc, vì vậy việc thu hái phải đúng thời vụ (đúng mùa), nghĩa là đúng thời điểm mà bộ phận dùng làm thuốc chứa nhiều hoạt chất nhất.
Ví dụ: Cây bạc hà, thu hái lúc cây bắt đầu ra hoa, khi ấy hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ menthol trong tinh dầu cao nhất. Nếu thu hái lúc cây chưa ra hoa hàm lượng tinh dầu giảm, lúc hoa tàn hàm lượng tinh dầu và menthol giảm mạnh.

1. Nguyên tắc chung của kỹ thuật thu hái:

  • Thu hái đúng dược liệu, đúng bộ phận dùng, đúng thời vụ.
  • Những bộ phận trên mặt đất nên hái vào lúc khô ráo, khi trời đã khô sương.
    Những bộ phận dưới mặt đất (rễ, thân rễ, rễ củ…) có thể phải tưới nước trước khi thu hoạch làm cho đất mềm, dễ đào hơn vì sau đó còn phải rửa sạch trước khi chế biến.
  • Thao tác thu hái phải khéo léo, nhẹ nhàng, không làm giập nát các bộ phận cần thu hái và các cây còn lại trong vườn.
  • Trong quá trình thu hái cần phải loại bỏ các phần đã hư thối, vàng úa không dùng được, tránh lẫn các tạp chất lạ như: đất cát, cỏ dại… để đỡ tốn công chế biến về sau.

Rễ, rễ củ, thân rễ (Radix, tuber, rhizoma)

Rễ, rễ củ, thân rễ nằm dưới mặt đất thu hái lúc cây đã tàn lụi, sẽ có nhiều hoạt chất hơn. Tùy loại cây mà có thể thu hái vào cuối mùa thu sang đông hay cuối mùa đông. Khi đào phải cẩn thận, không làm đứt, gãy, xây sát và cần phải loại bỏ phần cổ rễ nổi cao trên mặt đất (Nghệ, gừng, sinh địa, đương quy, tam thất…)

Thân gỗ (Lignum)

Thân gỗ thu hái vào mùa thu hoặc đông, khi cây đã rụng lá, lúc đó thân cây chứa nhiều hoạt chất, gỗ chắc và để được lâu. Bóc bỏ vỏ hay chẻ nhỏ ngay sau khi thu hái làm cho dược liệu nhanh khô (Tô mộc…)

Cả cây (Herba)

Cả cây thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cắt lấy phần thân và cành mang lá và hoa, bỏ phần thân cành không còn lá và gốc rễ (Râu mèo, ích mẫu, ngải cứu…)

Vỏ cây (Cortex)

Thu hái vỏ cây vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân khi đó nhựa cây hoạt động mạnh vỏ sẽ có nhiều hoạt chất nhất. Bóc vỏ cây ở thân cành, rễ bánh tẻ vì vỏ của thân cành, rễ gìa có nhiều bần, ít hoạt chất (Quế, hoàng bá, tang bạch bì…)

Lá cây (Folium)

Lá cây thu hái khi cây sắp hay bắt đầu ra hoa là thời kỳ cây quang tổng hợp mạnh nhất, khi đó lá đã phát triển đầy đủ và chứa nhiều hoạt chất nhất, hái sớm hơn chất lượng sẽ giảm và có thể gây hại cho cây, đối với cây sống 2 năm thường hái vào năm thứ hai sẽ được nhiều lá và lá có nhiều hoạt chất hơn (Dương địa hoàng).
Để bảo vệ cây nên hái lá bằng tay, có thể dùng dao, kéo để cắt cành nhỏ rồi bứt lá.
Khi hái lá cây độc như: Cà độc dược, trúc đào,… cần phải đeo găng tay bảo vệ.
Lá hái được phải đựng vào sọt có chứa mắt thưa, tránh ép mạnh làm lá giập nát, hấp hơi, thâm đen.

See also  Cách bảo quản Trân Châu đã luộc và chưa luộc không bị cứng - cách bảo quản hạt trân châu tự làm

Búp cây (Apex)

Hái búp cây vào mùa xuân khi cây nẩy nhiều chồi và lá non của chồi chưa nở bung ra (búp sim, búp ổi…)

Hoa(Flos)

Thu hái hoa khi hoa sắp nở hoặc bắt đầu nở, nếu để hoa nở và thụ phấn cánh hoa sẽ dễ rụng làm giảm chất lượng (Kim ngân hoa, hòe hoa, cúc hoa…).

Hái hoa bằng tay, nhẹ nhàng. Khi thu hái thường không hái cuống, trừ khi có quy định cụ thể.
Xếp hoa thành lớp thưa, không xếp quá nhiều hoa, không lèn chặt, tránh phơi nắng, tránh xáo trộn mạnh và tránh vận chuyển nhiều.

Qủa (Fructus)

Quả mọng:

Quả mọng thu hái khi bắt đầu chín lúc đó dịch quả ít nhầy hơn. Hái quả lúc trời mát, tránh hái lúc nắng gắt quả sẽ chóng hỏng, tránh để các quả mọng chèn ép vào nhau làm quả bị thâm, dễ thối. Quả sạch, không nên rửa nước, nếu quả không sạch cần rửa nước thì phải rửa nhanh, sau khi rửa phải thấm khô, để riêng, dùng ngay, không nên để lâu vì vỏ quả đã bị thấm nước, mất độ bóng và dễ thối. Đồ đựng quả mọng cần có độ cứng, lót cho êm, để chỗ mát.

Quả khô:

Quả khô thu hái trước khi quả khô hẳn (sung úy tử,…).

Hạt (Semen)

Hạt thu hái khi quả già hay đang chín, có khi phải lấy hạt sớm hơn để tránh quả nứt làm rơi mất hạt (Thảo quyết minh, bá tử nhân, keo đậu…).

2. Chế biến sơ bộ dược liệu

Chọn lựa

Chọn lựa nhằm loại bỏ các tạp chất (rơm rác, đất cát, dược liệu khác, các bộ phận khác của cây lẫn vào), dược liệu vụn nát, dược liệu nhiễm mốc mọt… để đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định.

Làm sạch

RỬA: Các bộ phận như rễ, rễ củ, thân rễ nằm dưới mặt đất sau khi thu hái cần phải rửa sạch, thì phải rửa nhanh không nên ngâm dược liệu quá lâu. Hoa, búp, cành nhỏ chỉ cần lọc lựa, sàng sẩy, hoặc rửa nhanh, vì sau khi rửa sẽ phải phơi lâu hơn làm giảm chất lượng và tốn thời gian.

Sàng sẩy

Sàng sảy kết hợp với lọc lựa để loại bỏ tạp chất lẫn vào dược liệu.

Cạo, gọt hay bóc vỏ ngoài

Cạo bỏ vỏ ngoài (sắn dây), gọt sạch vỏ (củ mài), bóc bỏ vỏ (thiên môn).

Băm, bào, thái

Băm thành từng khúc hay đoạn ngắn (ích mẫu, lạc tiên), bào thái thành phiến (đương quy) làm cho tiện lợi khi chế biến và sử dụng.

Ngâm tẩm

Dùng nước thường, nước vo gạo đặc để ngâm nhằm làm giảm độc tính của dược liệu trước khi chế biến (mã tiền, hoàng nàn) hoặc ngâm để làm cho mềm dễ thái mỏng khi chế biến (xạ can). Tẩm giấm, rượu (rượu gừng, rượu sa nhân), nước đồng tiện… để thay đổi tính vị tác dụng của vị thuốc (hương phụ, thục địa, cam thảo…)

Các dược liệu rắn, cứng cần được ủ trong vài giờ hay vài ngày cho mềm, để dễ bào thái mỏng, cũng có khi ủ cho dược liệu lên men trước khi chế biến (sinh địa, vỏ quế…).

CHƯNG, ĐỒ

Chưng, đồ cho chín (thiên môn, nghệ…) hoặc nhúng vào nước sôi để diệt men (long nhãn) trước khi phơi sấy khô.

ĐÓNG GÓI

Đóng gói để bảo vệ dược liệu khỏi bị hư hỏng trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Bao gói dược liệu cần dùng các loại bao bì có kích thước, khối lượng, hình dạng thích hợp. Trên bao bì phải có nhãn để tiện cho việc kiểm tra, theo dõi và sử dụng.

3. Ổn định dược liệu

Dược liệu có nguồn gốc thảo mộc thường chứa rất nhiều enzym (men) như các enzym thủy phân, enzym oxy hóa, enzym trùng hợp hóa… Sau khi thu hái khi có độ ẩm thích hợp các enzym sẽ hoạt động mạnh ở nhiệt độ 25 – 50oC, có thể làm hư hỏng các hoạt động các hoạt chất. Vì vậy trong một số trường hợp, người ta phải tiến hành ổn định dược liệu bằng cách phá hủy enzym. Để phá hủy enzym, có thể áp dụng 3 cách sau:

See also  Hột xoàn 1 ly, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Giá Bao Nhiêu Tiền hôm nay 2022 - cách bảo quản và vệ sinh hột xoàn

Dùng cồn sôi: Thực chất là chiết xuất dược liệu bằng cồn cao độ đang sôi. Sản phẩm thu được là một dung dịch cồn hoặc cao cồn (nếu thu hồi lại cồn).

Dùng nhiệt ẩm: Dùng hơi cồn hay hơi nước để xông dược liệu (long nhãn…).

Dùng nhiệt khô: Sấy ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải diệt enzym mà có những trường hợp phải tạo điều kiện cho enzym hoạt động để làm tăng hàm lượng các hoạt chất mong muốn (vỏ quế, sinh địa, dương địa hoàng…).

4. Làm khô dược liệu

Làm khô dược liệu là đưa độ ẩm của dược liệu về mức an toàn để bảo quản được lâu, không bị nấm mốc, vi khuẩn và các tác hại của men (enzym) có sẵn trong cây… (Độ ẩm an toàn của hạt là 8-10%, của hoa, lá, vỏ cây là 10-12%, rễ và dược liệu có đường là 12-15%).

Làm khô dược liệu là một quy trình kỹ thuật quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới hình dạng bên ngoài, mà còn cả tới phẩm chất, thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của dược liệu.
Làm khô phải tiến hành sớm ngay sau khi thu hái, nếu để lâu dược liệu sẽ bị hấp hơi, dễ thâm đen và giảm phẩm chất.

Nhiệt độ và sự thông hơi là hai yếu tố cần quan tâm trong việc làm khô dược liệu. Khi làm khô phải tăng nhiệt độ từ từ cho nước bên trong kịp thoát ra trước khi lớp ngoài của dược liệu khô cứng. Nhiệt độ làm khô phải thích hợp với từng bộ phận dược liệu như: Dược liệu chứa tinh dầu (bạc hà, kinh giới…) ở 30-40oC, dược liệu mỏng mảnh (hoa, lá…) ở 40-50%, dược liệu cứng nhắc (thân hành, củ, rễ…) có thể tới 60-70oC. Sự thông thoáng tốt làm cho hơi nước thoát ra nhanh hơn giúp dược liệu mau khô và chất lượng tốt.

Có hai phương pháp làm khô chính là phơi và sấy:

PHƠI

Phơi là làm khô dược liệu trong điều kiện tự nhiên. Có thể phơi dược liệu dưới ánh nắng mặt trời hay trong bóng râm (âm can). Phơi đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém… nhưng phụ thuộc vào thời tiết, dễ nhiễm bụi bậm, ruồi nhặng…, một số hoạt chất có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại nếu phơi dưới ánh sáng mặt trời…

PHƠI NẮNG

Phần lớn các dược liệu có thể phơi dưới ánh sáng mặt trời, nhất là các dược liệu chứa nhiều nước như: thân, rễ, củ, hạt, vỏ cây… Để phơi nhanh khô cần phải chia nhỏ dược liệu. Ví dụ: củ, quả nhỏ thì để nguyên, củ, quả to phải bổ đôi, bổ tư ra để phơi. Khi phơi phải trải mỏng dược liệu trên sân phơi, trên các tấm liếp hoặc trên giàn. Thường xuyên xới đảo cho nhanh khô và cần chú ý có biện pháp che đậy thích hợp tránh bụi bẩn, côn trùng, ruồi nhặng.

PHƠI TRONG BÓNG RÂM

Phơi trong bóng râm để bảo vệ màu sắc, hương thơm. Thường áp dụng đối với các dược liệu chứa tinh dầu (bạc hà, quế…), dược liệu dễ biến màu, mất mùi như các loại hoa (cúc hoa, kim ngân hoa…)

SẤY

Sấy là phương pháp làm khô dược liệu bằng nhiệt lượng nhân tạo. Khác với phơi, sấy được thực hiện trong các lò sấy, buồng sấy kín nhưng có lỗ thông hơi. Sấy tuy tốn kém nhưng không bị động bởi thời tiết, hợp vệ sinh, giúp dược liệu nhanh khô hơn và các hoạt chất trong dược liệu ít bị ảnh hưởng…
Có nhiều kiểu lò sấy, buồng sấy từ quy mô thủ công đến công nghiệp với nhiệt độ sấy có thể điều chỉnh được. Dược liệu cần được chia nhỏ đến kích thước thích hợp, trải mỏng trên các khay và phải thường xuyên xới đảo trong khi sấy.

Điều chỉnh nhiệt độ sấy thích hợp đối với từng dược liệu, theo nguyên tắc nhiệt độ được nâng lên dần dần từ thấp đến cao.

  • Giai đoạn đầu sấy ở 40-50oC.
  • Giai đoạn giữa sấy ở 50-60 oC.
  • Giai đoạn cuối sấy ở 60-70 oC.
See also  Cách bảo quản ớt bột - cách bảo quản ớt bột

Có thể sấy thường hoặc sấy dưới áp suất giảm trong các tủ sấy chân không, nhưng phương pháp sấy dưới áp suất giảm chỉ được áp dụng đối với các cao thuốc hoặc dược liệu quý hiếm mà nhiệt độ sấy cao có thể làm hư hỏng hoạt chất.
Cũng có thể làm khô dược liệu bằng phương pháp sấy đông khô (sấy lạnh), bằng cách làm lạnh nhanh dược liệu ở nhiệt độ thấp (-80oC) để nước chứa trong dược liệu kết tinh thành các tinh thể nhỏ và sau đó các tinh thể nước đá sẽ thăng hoa trong chân không. Phương pháp này giúp các hoạt chất trong dược liệu được bảo vệ gần như nguyên vẹn, không bị biến đổi.

5. Bảo quản dược liệu

Trong quá trình tồn trữ để dùng lâu dài, dược liệu phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Độ ẩm, nhiệt độ, nấm mốc, côn trùng… Thực hành bảo quản tốt (GSP) nhằm giữ cho hình thức và phẩm chất của dược liệu không bị giảm sút trong quá trình tồn trữ.

Độ ẩm không khí là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu, nước ta có độ ẩm trung bình là 85% đó là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, côn trùng phá hoại. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản dược liệu là 60-65%. Để khắc phục độ ẩm cao kho phải khô ráo, mát, thoáng gió… chủ động hạ thấp độ ẩm. Kiểm tra kỹ độ ẩm an toàn của dược liệu, trước khi nhập kho và định kỳ trong khi lưu trữ tại kho nếu dược liệu quá ẩm phải xử lý ngay. Nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bì kín, có thể dùng các chất hút ẩm (vôi sống, than củi, silica gel…) để chống ẩm mốc.
Các dược liệu chứa nhiều tinh bột (Bạch chỉ, hoài sơn, liên nhục, bạch truật…) có độ thủy phần an toàn thấp cần phải xông sinh định kỳ để tránh nấm mốc, mối mọt.

5.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ cao làm bay hơi tinh dầu, làm chất béo dễ bị ôi khét, chất đường bị lên men, nhiệt độ kết hợp với độ ẩm làm cho các hoạt chất trong dược liệu dễ bị thủy phân và tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bọ phát triển nhanh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25 oC. Để khắc phục nhiệt độ cao cần phải xây dựng kho chứa dược liệu phải chủ động khống chế được nhiệt độ khi trời quá nóng và dễ dàng tiến hành đảo kho theo định kỳ.

5.2. Nấm mốc

Nhiệt độ kết hợp với độ ẩm làm nấm mốc phát sinh trên dược liệu. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ và các độc tố làm hư hỏng dược liệu. Cần phải thường xuyên kiểm tra, đảo kho, phơi sấy định kỳ, nếu phát hiện có nấm mốc cần phải tách riêng, xử trí ngay như: chải mốc, lau bằng khăn thấm nước hoặc thấm cồn, rửa, phơi sấy lại, rọi tia gamma… và có kế hoạch sử dụng sớm, nếu nhiễm nặng thì phải loại bỏ.

5.3. Côn trùng

Các loài sâu bọ, mối mọt, chuột… luôn rình rập cắn phá làm giảm phẩm chất và khối lượng dược liệu. Cần phải thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có sâu bọ, mối mọt phải xử trí ngay (phơi sấy lại, xông cloropicrin, phun thuốc chống mối…).

5.4. Bao bì đóng gói

Bao bì đóng gói phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành, bao bì phải sạch, khô và chắc chắn. Nếu lượng dược liệu ít thì đóng bao, để nơi cao ráo trên các giá kệ, nếu nhiều phải có kho riêng, dược liệu cần được đóng gói cẩn thận, xếp trên kệ, để xa tường và cách xa trần kho.


Xem thêm những bài viết liên quan đến chủ đề cách bảo quản thảo dược

Bing help

  • Tác giả: support.microsoft.com
  • Đánh giá: 4 ⭐ ( 6683 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục: cách bảo quản

See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply