Mách bạn các cách bảo quản bánh mì giòn lâu và bảo quản bánh hỏi để được lâu trong vài ngày

Nếu bạn còn băn khoăn không biết phải bảo quản bánh mì và bánh hỏi như thế nào giòn lâu trong vài ngày thì hãy click xem bài viết của Cokovietnam để tham khảo và áp dụng ngay nhé!

cách bảo quản bánh hỏi qua đêm

cách bảo quản bánh hỏi qua đêm

Việc bảo quản bánh mì sao cho giòn ngon luôn là điều khiến các bà nội trợ quan tâm, giúp tiết kiệm một khoảng chi tiêu cho gia đình và làm được những bữa ăn ngon cho ngày hôm sau. Nào cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH vào bếp và xem ngay các cách bảo quản bánh mì giòn ngon, bảo quản trong vài ngày!

Các cách bảo quản bánh mì giòn lâu, để được trong vài ngày

Cách 1: Sử dụng túi giấy hoặc giấy báo

Đầu tiên, chúng ta sẽ đến với cách bảo quản bánh mì đơn giản dành cho bạn nếu muốn bảo quản bánh mì ăn liền cho ngày hôm sau thì cách sử dụng túi giấy hoặc giấy báo là một cách hiệu quả.

Bánh mì mới mua thông thường sẽ giữ được độ giòn ngon trong 8 – 9 tiếng nên trong khoảng thời gian này bạn có thể dùng túi giấy hoặc giấy báo bọc chúng lại.

Vì trong giấy có cơ chế thấm hút mạnh nên chỉ cần bọc chúng lại và bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát như trên bàn, trên bếp,… Là qua ngày hôm sau bạn có thể thưởng thưởng thức được những ổ bánh mì giòn ngon cho cả nhà thưởng thức.

Lưu ý cách này chỉ có thể giữ được độ giòn của bánh mì qua một đêm và thêm nửa ngày hôm sau thôi nên nếu bạn muốn bảo quản bánh mì lâu hơn hãy đến với các cách tiếp theo ở bên dưới nhé!

Cách 2: Dùng giấy bạc hoặc túi zip

Có thể bạn không biết, giấy bạc và túi zip luôn là những trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ, giúp họ bảo quản bánh mì giòn ngon, không quá khô mà vẫn giữ được một độ ẩm nhất định như bánh mì mới mua về.

Ngoài ra nếu bạn bọc bánh mì bằng giấy bạc, thì việc làm nóng lại bánh mì cũng sẽ trở nên cực đơn giản, chỉ cần bỏ vào lò nướng hoặc nướng trên bếp trong khoảng 5 – 7 phút là một ổ bánh mì thơm ngon vừa mới ra lò đang đợi bạn thưởng thức.

Nếu bảo quản trong túi zip thì bạn phải cắt bánh mì thành các lát mỏng vừa ăn sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng thoáng mát, sang ngày hôm sau bạn có thể lấy ra và làm các món như bánh mì hấp thịt băm thơm ngon hoặc bánh mì nướng tôm phô mai béo ngậy giàu dinh dưỡng cho cả nhà thưởng thức vào bữa sáng rồi nhé!

Cách 3: Bọc kín để trong ngăn đá (ngăn đông) của tủ lạnh

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với cách bảo quản bánh mì lâu lên đến 1 tuần và sau khi rã đông và nướng lên 1 chút thì bánh mì lại trở lại chính xác như trạng thái ban đầu mà cách làm cũng cực đơn giản. Cùng xem cách làm nhé!

Bước 1: Bọc kín và bỏ vào ngăn đá

Cho bánh mì vào trong 1 túi zip sau đó ép từ từ hết không khí trong túi ra, đóng chặt miệng túi lại và cho vào trong ngăn đông tủ lạnh, bảo quản đến khi nào cần sử dụng thì bạn lấy ra rã đông.

Nhưng để đạt được độ ngon mong muốn thì bạn nên chia nhỏ phần bánh mì mình và cả gia đình có thể ăn trong 1 lần vào 1 túi zip để tránh trường hợp lấy ra đông đi đông lại nhiều lần khiến bánh mì bị mất đi hương vị và không còn ngon miệng nữa.

Trường hợp ổ bánh mì của bạn quá to không vừa với túi zip thì bạn có thể cắt nhỏ bánh mì để bảo quản dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bước 2: Rã đông bánh mì

Có 2 cách rã đông bánh mì. Đối với bánh mì được cắt thành các lát mỏng bạn bỏ chúng vào lò vi sóng, rồi bật lên nhiệt độ cao khoảng 15 – 25 giây để chúng mềm ra và nóng lại.

Nếu nhà bạn có lò nướng, bạn có thể rã đông bánh mì bằng cách nướng lại chúng trong 5 phút ở nhiệt độ 152 độ C.

Đối với bánh mì nguyên ổ thì bạn cần thời gian lâu hơn để rã đông vào khoảng 20 – 30 phút trong lò vi sóng để rã đông hoàn toàn và mềm giòn trở lại.

Cách 4: Dùng nước và than hồng

Đây là cách để bạn phục hồi lại bánh mì khi đã bị mềm ỉu quay lại trạng thái giòn ngon ban đầu với các bước làm đơn giản.

Đầu tiên bạn nhúng nhanh toàn bộ bánh mì vào nước sau đó đặt lên bếp than hồng nướng lại khảng 8 – 9 phút.

Nếu nhà không có bếp than hồng bạn có thể cho bánh mì vào lò vi sóng nướng ở nhiệt độ 125 độ C trong vòng 5 phút là bánh mì giòn ngon trở lại ngay lập tức.

Cách 5: Bảo quản bằng rau cần tây

Chỉ cần vài cọng cần tây thôi là bạn đã có thể bảo quản những ổ bánh mì vừa mua của bạn vừa giòn ngon, vừa tiện lợi để tận dụng chế biến thành các món ăn ngon vào hôm sau nữa đó!

Để bảo quản bánh mì bằng cách này trước tiên bạn phải đem rau cần tây đi bỏ gốc, rửa sạch và để thật ráo. Bạn bỏ bánh mì thêm 1 vài cọng rau cần vào một chiếc túi kín có thể là túi zip sau đó kéo chặt miệng túi lại. Sáng mai bạn có thể lấy ra thưởng thức rồi!

See also  CÁCH SỬ DỤNG NẾN THƠM ĐÚNG CÁCH và AN TOÀN - cách bảo quản nến thơm

Lưu ý cách này chỉ có thể áp dụng khi bánh mì đã nguội và vẫn giữ được độ giòn thôi nhé! Ngoài ra nếu bạn không làm sạch và để rau cần khô ráo trước khi cho vào túi sẽ khiến bánh mì bị mốc và không ăn được.

Cách 6: Bảo quản bằng khoai tây hoặc táo

Thêm một cách bảo quản bánh mì Coko muốn đem đến mách nhỏ cho bạn đây. Cách bảo quan này cũng khá đơn giản và bạn có thể tận dụng khi nhà có dư ít khoai tâytáo.

Cách này cũng tương tự với cách bảo quản bằng cần tây bạn chỉ cần bỏ bánh mì vào một chiếc túi kín, sau đó cho vài lát khoai tây mỏng hay táo tươi cắt mỏng vào.

Sau đó thắt chặt miệng túi lại và bảo quản ở nơi thoáng mát thì bạn sẽ có những ổ bánh mì giòn như khi mới mua.

Cách 7: Bảo quản bánh mì bằng đường

Đường là một nguyên liệu quá quen thuộc hầu như không thể thiếu trong gian bếp gia đình nên cách bảo quản bánh mì này sẽ rất hữu dụng mà bất cứ gia đình nào cũng có thể dễ dàng làm được.

Bánh mì chỉ cần cho vào 1 cái túi sau đó cho tiếp 2 – 3 viên đường hoặc 1 – 2 muỗng canh đường vào, buộc thật kín miệng túi lại tránh để kiến và khiến quá trình bảo quản gặp vấn đề, không hiệu quả.

Ở bước này bạn có thể dùng đường nâu, đường cát đều được, hạn chế sử dụng đường thốt nốt hoặc đường phèn vì kết cấu của 2 loại đường này khác với đường cát và đường nâu nên có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng hút ẩm.

Cách 8: Nướng lại bánh mì

Nếu bạn quên bảo quản ngay bánh mì khi nó còn giòn mà đợi đến khi bánh mì mềm rồi mới nhớ ra thì đừng lo bạn chỉ cần nướng bánh lại trên than, lò nướng hoặc lò vi sóng là có thể thưởng thức ngay rồi!

Đảm bảo bánh mì của bạn sẽ khôi phục lại độ giòn ngon, nóng hổi thơm phức như ban đầu luôn!

Cách 9: Làm bánh mì giòn lại bằng cách hấp

Có thể cách thức bảo quản bánh mì này có vẻ lạ và hơi nghịch lý nhưng hiệu quả lại khiến bạn phải bất ngờ.

Trước tiên, bạn phải bọc bánh mì bị mềm vào một túi giấy kín hoặc bọc bánh lại bằng giấy, sau đó đặt chúng vào một cái chén, cắm điện và bấm nút nấu cơm lên.

Vừa nấu vừa canh chừng đến khi bánh mì phồng lên thì bạn có thể tắt nút và thưởng thức ngay rồi!

Cách 10: Sử dụng chất bảo quản đối với các loại bánh mì trên thị trường

Đây được xem là cách bảo quản bánh mì được nhiều công ty sản xuất áp dụng để cung cấp bánh mì đến cho người tiêu dùng thưởng thức những sản phẩm bánh mì thơm ngon.

Loại chất bảo quản chuyên dụng cho bánh mì thường được sử dụng nhiều nhất là Calcium Propionate. Đây là một chất phụ gia thực phẩm được sử dụng giúp ngăn chặn vi khuẩn được sản xuất ra trong bánh.

Lưu ý khi bảo quản bánh mì

Để vỏ bánh mì được giòn ngon không bị mềm thì bạn nên dùng giấy bạc thay vì túi ni lông.

Để bánh mì giòn ngon hơn bạn nên dùng lò nướng thay cho than hồng để dễ kiểm soát nhiệt độ, tốt nhất nên làm nóng lò nướng trước 10 – 12 phút nhé!

Để giữ bánh mì giòn lâu nhất bạn nên xác định số lượng bánh mì sẽ ăn không hết ngay sau khi mới nướng xong và bảo quản ngay!

Cách bảo quản bánh mì hoa cúc

Bánh mì hoa cúc có cấu trúc mềm mại nên khi mua về nếu ăn không hết bạn chỉ cần sử dụng túi kín đựng bánh mỳ hoa cúc và để nơi thông thoáng.

Nhưng bạn nên ăn nhanh cho hết vì nếu đã quá 3 ngày kể từ khi mở bao bì sẽ khiến bánh không còn ngon nữa!

 Bánh hỏi là bánh gì?

Bánh hỏi là một món ăn đặc sản của nhiều tỉnh thành như: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định. Đây là món ăn thường được sử dụng vào những dịp cưới hỏi, lễ cúng đình chùa hay cúng giỗ.

Với những nguyên liệu chính như bột gạo, nước lọc và phương pháp chế biến kỳ công, tỉ mỉ. Bánh hỏi đem đến hương vị thơm ngon với kết cấu dai mềm, tự nhiên.

Loại bánh này thường được ăn cùng với thịt heo quay, thịt nướng, lòng heo hay chỉ đơn giản là kết hợp với một ít mỡ hành, hành phi cũng đều đem lại hương vị cuốn hút một cách lạ kỳ.

Thành phần dinh dưỡng của món Bánh Hỏi

Bánh Hỏi không chỉ là một món ăn bình dân hàng ngày mà còn được dùng như một món ăn sang trọng để thiết đãi khách tại các bữa tiệc quan trọng. Bánh Hỏi được coi là biến thể của bún tươi, cung cấp một lượng tinh bột khá lớn cho con người.

banh-hoi-co-ham-luong-gia-tri-tnh-bot-kha-cao

Bánh Hỏi có hàm lượng giá trị tinh bột khá cao

Hàm lượng tinh bột trong Bánh Hỏi có vai trò khá quan trọng đối với quá trình tiêu hóa của con người. Bởi lúc này, tinh bột sẽ bị thủy phân thành đường Glucose, cung cấp năng lượng calo cho hoạt động sống của cơ thể.

Đặc biệt, trong Bánh Hỏi cũng có chứa hàm lượng Vitamin B cùng các khoáng chất thiết yếu (đặc biệt Fe và Ca) bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Những nguyên liệu dùng để làm Bánh Hỏi

Là một loại đặc sản của miền Trung, món Bánh Hỏi được tạo thành từ nguyên liệu khá đơn giản bởi bột gạo, lá hẹ và nước lọc. Tuy nhiên, để có thể làm được một món Bánh Hỏi ngon chúng ta cũng cần biết cách lựa chọn loại gạo phù hợp và đảm bảo chất lượng.

nguyen-lieu-de-lam-banh-hoi-rat-don-gian-chi-gom-gao-te

Nguyên liệu để làm Bánh Hỏi rất đơn giản chỉ gồm gạo tẻ

Các chỉ tiêu được đưa ra khi lựa chọn gạo là Bánh Hỏi bao gồm:

+ Gạo thơm (gạo tẻ ngon), không bị ẩm mốc hay sâu mọt

+ Tỷ lệ tạp chất đạt dưới 0,1%

Dụng cụ cần có để làm Bánh Hỏi

Để chế biến được món Bánh Hỏi, bạn cần chuẩn bị một bộ khuôn bằng khối inox hay ống đồng. Thông thường kích thước của khuôn có đường kính khoảng  7- 8 cm (cỡ lớn có thể đến 20 cm) và chiều cao khoảng 50 cm.

chung-ta-can-chuan-bi-khuon-truoc-khi-lam-banh-hoi

Chúng ta sẽ cần chuẩn bị khuôn trước khi làm Bánh Hỏi

Phần miệng của ống thường được thiết kế loe ra để có thể tựa vào bàn gỗ. Đáy ống sẽ có 1 giá dày khoảng vài cm với nhiều lỗ nhỏ (như đầu kim). Các đầu lỗ này rất quan trọng, nếu lỗ quá to sợi bánh lớn ăn sẽ không ngon, lỗ quá nhỏ bột sẽ không lọt qua được.

Ngoài ra, những dụng cụ bạn cần chuẩn bị thêm như: Xoong, chảo, dao, đũa … Hãy chuẩn bị thật kỹ càng để không bị gián đoạn, ảnh hưởng khi bắt đầu quy trình làm bánh.

Quy trình làm Bánh Hỏi chi tiết từ A – Z đơn giản tại nhà

Là một món ăn phổ biến tại Việt Nam, nếu như bạn đã từng thưởng thức món Bánh Hỏi này thì sẽ không thể bỏ qua cách làm bánh. Dưới đây là chi tiết cách làm Bánh Hỏi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Lựa chọn và xử lý nguyên liệu gạo đầu vào

Nguyên liệu gạo trước khi đưa vào cần phải được lựa chọn, sàng lọc kỹ để loại bỏ các tạp chất như cát, sỏi. Tiến hành vo gạo, đãi bằng nước sạch vài lần để đảm bảo nguyên liệu đầu vào được tốt nhất.

See also  Cách bảo quản giò chả được lâu trong dịp Tết - cách bảo quản giò me

viec-lua-chon-nguyen-lieu-dau-vao-kha-quan-trong-nen-ban-can-chu-y

Việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào khá quan trọng nên bạn cần chú ý

Ngâm gạo trong nước sạch

Sau khi được làm sạch qua khâu sơ chế, bạn tiến hành ngâm gạo vào nước sạch trong thời gian khoảng 10 tiếng (1 đêm). Bước này mục đích chính để làm gạo sẽ mềm ra do hút được một lượng nước nhất định. Điều này sẽ giúp cho bột gạo khi xay sẽ dẻo và mềm hơn.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng lượng nước bạn sử dụng để ngâm gạo cần ngập toàn bộ khối gạo nhé. Mỗi một khâu trong quy trình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng Bánh Hỏi sau này.

Xay bột gạo (nghiền ướt)

Sau khi ngâm gạo xong, bạn tiến hành vớt gạo ra và bước vào khâu nghiền ướt. Quá trình xay gạo có thể dùng tay như sau: cho một muỗng gạo và một muỗng nước sạch vào cối nghiền cho tới khi tạo thành dịch bột trắng.

qua-trinh-xay-bot-gao-can-duoc-thuc-hien-ky-cang-de-bot-gao-that-nhuyen

Quá trình xay bột gạo cần được thực hiện kỹ càng để bột gạo thật nhuyễn

Chúng ta có thể tăng công suất nghiền và rút ngắn thời gian bằng cách cơ giới hóa với máy nghiền 2 thớt kiểu đứng hay nằm. Gạo sẽ được nghiền nhuyễn cùng với lượng nước chảy qua lưới lọc 2400 lỗ/ cm2 để tạo ra một loại bột mịn dễ tạo hình và tăng độ dẻo dai cho sợi bún sau này.

Loại bỏ nước và hồ hóa

Việc làm ráo nước khá quan trọng, chúng ta sẽ thực hiện trong các bể hay thúng tre có thiết kế kèm lót vải lọc. Mục đích để chuyển dung dịch bột gạo loãng xang dạng bột ẩm để có thể nắm lại được thành dạng cục.

Quá trình hồ hóa là việc sử dụng nhiệt để xử lý tinh bột nhằm tạo nên hiện tượng hồ hóa tinh bột. Mục đích làm tinh bột hút nước, giãn nở và tăng thể tích gấp nhiều lần ban đầu. Bạn sẽ tiến hành cho bột gạo đã được làm khô vào nồi nước đang sôi (chú ý lượng nước tương đương lượng bột gạo cho vào).

buoc-ho-hoa-tinh-bot-la-mot-trong-nhung-buoc-rat-quan-trong-ma-ban-khong-the-bo-qua

Bước hồ hóa tinh bột là một trong những bước rất quan trọng bạn không thể bỏ qua

Trong quá trình nấu bạn cần phải khuấy đều và liên tục để đảm bảo cho khối bột chín đều. Khi thấy bột trở nên dẻo, đặc và hơi trong thì nghĩa là bột vừa chín tới.

Bước làm nguội, nhồi và chia bột

Sau bước nấu bột đến khi vừa chín bạn hãy để bột nấu nguội dần để có thể nhồi và chia bột. Việc nhồi bột sẽ giúp cho khối bột được mềm và dẻo dai hơn khá nhiều.

Quá trình ép và tạo hình Bánh Hỏi

Chúng ta tiến hành cho bột vào khuôn đã chuẩn bị từ trước. Các khuôn thường sẽ có hình ống, hình chữ nhật hay dạng trụ tròn. Sau đó, bạn dùng một khối gỗ có kích thước và hình dạng vừa với khuôn để ép cho bột gạo chảy ra.

viec-ep-va-tao-hinh-dang-cho-banh-hoi-can-co-2-nguoi-thuc-hien

Việc ép và tạo hình dạng cho Bánh Hỏi cần có 2 người thực hiện

Sức ép cần dùng sẽ khá lớn bởi bột đặc mà các lỗ của khuôn lại nhỏ. Thông thường sẽ cần tới hai người trong quá trình ép Bánh Hỏi, một người ép và một người cắt bánh. Các sợi bánh chui qua các lỗ sẽ được cắt thành từng đoạn đều nhau (khoảng 10cm) và được đem đi hấp cách thủy.

Quá trình tạo hình Bánh Hỏi sẽ phụ thuộc vào tính chất của sợi bột. Chính bởi thế, khâu hồ hóa tinh bột rất quan trọng mà chúng ta không được lơ là.

Hấp Bánh Hỏi – công đoạn cuối cùng

Tiến hành đun sôi nước và cho các sợi bột vào hấp cách thủy khoảng 3 phút. Qua công đoạn này, chúng ta sẽ cho ra một sản phẩm Bánh Hỏi hoàn chỉnh.

Cách thưởng thức món Bánh Hỏi ngon nhất

Mỗi một món ăn đều sẽ có cách thưởng thức khác nhau với những hương liệu đi kèm. Đặc biệt, khi sử dụng món Bánh Hỏi, nếu không biết cách thưởng thức chúng ta sẽ không cảm nhận được hết vị ngon của chúng. Vậy khi ăn Bánh Hỏi sẽ dùng nguyên liệu đi kèm là gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn ngay sau đây.

de-thuong-thuc-banh-hoi-ngon-nhat-chung-ta-can-dung-den-la-he-an-kem

Để thưởng thức Bánh Hỏi ngon nhất chúng ta cần dùng đến lá hẹ ăn kèm

Nguyên liệu đi kèm nhất thiết phải có với Bánh Hỏi là lá hẹ. Lá hẹ chúng ta sẽ đem thái nhỏ và xào với dầu ăn cho thơm. Sau đó dùng dầu ăn này phết qua lên những tấm Bánh Hỏi trước khi thưởng thức, bởi hương vị chính của Bánh Hỏi là từ lá hẹ khử dầu được tạo thành. Nó giúp cho bánh vừa ngon, vừa thơm mà không cần phải ăn kèm một loại rau gia vị nào.

Ngoài ra, ăn Bánh Hỏi cũng cần thêm một chút nước mắm pha với tỏi, ớt, chanh, đường … để tăng độ đậm đà cho món ăn.

Bánh hỏi ăn với gì ngon?

Bánh hỏi heo quay

Bánh hỏi heo quay là một sự kết hợp hoàn hảo, đem đến hương vị đậm đà, cuốn hút. Những lát bánh hỏi ấm nóng, mỏng manh được cuộn tròn rồi rưới thêm 1 ít mỡ hành bóng bẩy.

Khéo léo đặt 1 lát thịt dày dặn lên cuốn bánh hỏi rồi chấm với 1 ít nước mắm chua ngọt. Bạn sẽ cảm nhận được sự hoàn quyện giữa vị mặn ngọt đồng điệu, rất kích thích vị giác.

Bánh hỏi heo quay

Bánh hỏi thịt nướng

Không những kết hợp với heo quay, bánh hỏi khi kết hợp với thịt nướng cũng chứa đựng hương vị thơm ngon tuyệt đỉnh. Món ăn gồm có: những lát bánh hỏi trắng phau với lớp mỡ hành bóng bẩy.

Kế bên là thịt nướng đậm vị, thơm nồng. Tất nhiên là không thể thiếu sự góp mặt của nước mắm chua ngọt, rau sống và dưa chua.

Bánh hỏi nem nướng

Bên cạnh bánh hỏi thịt nướng, heo quay, bánh hỏi nem nướng dường như cũng chẳng hề kém cạnh về hương vị và sức hấp dẫn. Lớp bánh trắng mềm, được quết lên một ít mỡ hành, hành phi.

Đặt cạnh là những thanh nem nướng vàng, được xếp ngay ngắn cùng với rau thơm, dưa chua. Chỉ đơn giản vậy thôi mà ngon đến khó tả.

Bánh hỏi nem nướng

Bánh hỏi thịt luộc

Nếu bạn không thích ăn bánh hỏi với thịt mỡ, thì nên thử qua món bánh hỏi thịt luộc xem sao. Trông có vẻ đơn điệu thế thôi, nhưng lại chứa đựng hương vị thơm ngon hết sẩy!

Những lát thịt heo luộc ngọt nước, mềm mịn, kết hợp với lát bánh hỏi ấm nóng, phết thêm lớp mỡ hành bóng bẩy. Món ăn khiến bạn ăn hoài mà không thấy chán!

Bánh hỏi thịt luộc

Bánh hỏi lòng heo

Một trong những cách thưởng thức bánh hỏi ngon nhất, là ăn kèm với lòng heo và rau sống. Lòng phải là loại lòng tươi ngon, được làm sạch kỹ, mới cho ra được vị beo béo, ngọt nước.

Bánh hỏi không cuốn lại mà tách ra từng miếng, rồi thoa đều với mỡ hành trông rất bắt mắt. Kế bên là dĩa rau thơm với khế chua và một chén nước mắm mặn nguyên chất. Món này rất thích hợp để làm điểm tâm vào mỗi buổi sáng!

Bánh hỏi cháo lòng

Bánh hỏi cháo lòng là một món đặc sản có nguồn gốc từ miền Trung, được cả người dân bản địa và du khách thập phương yêu thích. Món ăn gồm có: một dĩa lòng xắt nhỏ, beo béo với đủ loại tim, gan, cật, phèo non,…

Một dĩa bánh hỏi với những lớp bánh mỏng vừa phải, xếp chồng lên nhau, dai dai nhẹ và rất thơm mùi gạo. Một dĩa rau thơm xanh mướt và một tô cháo nóng hổi, sóng sánh, đậm đà.

See also  10 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn, luôn tươi ngon - cách bảo quản cá thu trong tủ lạnh

Không giống như những món bánh hỏi khác, nước chấm của bánh hỏi cháo lòng phải là nước mắm nguyên chất thêm ớt cắt lát. Mắm ngon chính là thứ tạo nên linh hồn cho món ăn hoàn hảo này.

Bánh hỏi cháo lòng

Bánh hỏi chả giò

Với một chút biến tấu trong nguyên liệu, bánh hỏi chả giò/ chả lụa mang đến cho người thưởng thức hương vị độc đáo, mới lạ hơn. Chả giò đậm đà, chả lụa dai dai cuộn trong lớp bánh hỏi ngon ngọt, có độ mềm vừa phải.

Với món ăn này, bạn có thể tuỳ thích chọn lựa thêm thực phẩm dùng kèm. Chẳng hạn như: cà chua, rau thơm hoặc dưa chua. Sự kết hợp nào cũng đem đến hương vị trọn vẹn.

Bánh hỏi chả giò

Bánh hỏi thịt khìa

Những ngày thời tiết se lạnh mà được thưởng thức một dĩa bánh hỏi thịt khìa thì còn gì bằng! Thịt heo ngọt nước, được khìa với nước dừa nên rất đậm vị. Bánh hỏi trắng phau, rưới thêm một ít mỡ hàng ngon đến khó tả.

Bánh hỏi thịt khìa

Hướng dẫn bảo quản món Bánh Hỏi được lâu và đảm bảo nhất

Trong quá trình sử dụng Bánh Hỏi, khi dùng không hết chúng ta hoàn toàn có thể bảo quản món bánh này. Bạn tiến hành xếp bánh vào một chiếc giỏ bằng tre (được lót thêm lá chuối), không được bịt kín bằng giấy nilon. Sau đó để bánh hỏi vào trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ bánh 1 – 2 ngày.

Một số món ăn được chế biến với Bánh Hỏi

Bánh Hỏi ngoài việc dùng ăn riêng như một món ăn hàng ngày thì chúng ta cũng có thể tạo món ăn khác cùng với loại bánh này. Dưới đây là một số món ăn đi kèm Bánh Hỏi chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc.

Món Bánh Hỏi thịt nướng

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 1Kg Bánh Hỏi, 500 gram thịt nạc dăm, rau thơm, xà lách, hành tỏi, sả.

banh-hoi-thit-nuong-hien-nay-duoc-kha-nhieu-nguoi-ua-chuong

Bánh Hỏi thịt nướng hiện nay được khá nhiều người ưa chuộng

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

+ Rửa sạch thịt, thái mỏng vừa đủ

+ Làm sạch hành, tỏi và băm nhỏ

+ Xà lách, rau thơm tiến hành nhặt sạch phần bị hư, rửa sạch

+ Pha nước gia vị: mắm chấm + đường + nước cốt chanh + nước lọc + ớt

Bước 3: Thịt đem ướp với tỏi, hành tím, sả băm và trộn đều để khoảng 1h. Sau đó, xiên thịt vào que và đưa vào lò nướng khoảng 20oC. Khi được khoảng 10 phút bạn mở nắp lò và rưới thêm nước sốt vào xiên thịt. Nướng tiếp 10 phút là bạn có thể lấy ra được.

Bước 4: Bánh Hỏi mua về chúng ta cắt thành từng tấm nhỏ rồi đem cuộn lại và bạn đã có thể thưởng thức món bánh hỏi cùng thịt nướng rất ngon miệng.

Bánh Hỏi cuộn nấm

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Bánh Hỏi, 300 gram nấm bào ngư, cà rốt dưa leo, rau thơm, nước mắm, chanh, đường, ớt …

+ Bước 1: Rửa sạch nấm bào ngư và tiến hành xào cùng hạt nêm, dầu ăn, nước tương. Chú ý chỉ xào tới khi nấm ráo và lửa vừa tới nhé.

banh-hoi-cuon-nam-kha-de-lam-ma-chung-ta-co-the-thuc-hien-tai-nha

Bánh Hỏi cuộn nấm khá dễ làm mà chúng ta có thể thực hiện tại nhà

+ Bước 2: Cắt dưa leo, cà rốt theo hình dài tương đương với chiều ngang của Bánh Hỏi.

+ Bước 3: Dùng Bánh Hỏi cuốn rau thơm, dưa leo, nấm … và chấm nước mắm chua ngọt đã được pha chế.

Bánh hỏi bao nhiêu calo?

Bánh hỏi không

Theo các chuyên gia, bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo thêm với mỡ hành nên sẽ cung cấp lượng calo tương đối cao. Theo đó, 100gr bánh hỏi chứa khoảng 96 calo.

Bánh hỏi không

Bánh hỏi gạo lứt

Khác với bánh hỏi thông thường, bánh hỏi gạo lứt được làm từ nguyên liệu chính là gạo lứt nên rất thích hợp với những người đang trong quá trình giảm cân.

Không những chứa lượng calo thấp (chỉ khoảng 74 calo/ 100gr), loại bánh này còn giúp bạn có cảm giác no lâu hơn. Từ đó hạn chế việc nạp thêm thức ăn và giảm cân hiệu quả.

Bánh hỏi gạo lứt

Bánh hỏi heo quay

1 phần bánh hỏi heo quay đầy đủ gồm có: bánh hỏi, thịt heo quay, rau sống và nước mắm. Như vậy, với những nguyên liệu giàu chất đạm như trên thì 1 phần bánh sẽ cung cấp đến 365 calo.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bánh hỏi heo quay

Bánh hỏi thịt nướng

1 phần bánh hỏi thịt nướng gồm có: bánh hỏi, thịt nạc heo nướng, 1 ít rau sống và nước mắm. Với sự kết hợp của những nguyên liệu này, 1 dĩa bánh sẽ cung cấp cho bạn 340 calo.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bánh hỏi thịt nướng

Bánh hỏi cháo lòng

Với những nguyên liệu thơm ngon như: lòng heo, bánh hỏi, cháo lòng, rau sống và nước mắm, món bánh hỏi cháo lòng đem đến khoảng 422 calo.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bánh hỏi cháo lòng

 Ăn bánh hỏi có béo không?

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần nạp khoảng 2000 calo, tương đương với 667 calo/ mỗi bữa ăn để có đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Nếu lượng calo nạp vào cao hơn mức calo cho phép trong 1 ngày, thì sẽ gây ra nguy cơ béo phì rất cao.

Được biết, 1 đĩa bánh hỏi thịt heo truyền thống chứa khoảng 340 calo. Tuy nhiên, đối với cơ thể người trưởng thành thì phải ăn đến 2 đĩa bánh hỏi (tức 680 calo) mới đủ no. Như vậy, bánh hỏi được xếp vào loại đồ ăn gây béo.

Vì thế, bạn chỉ nên ăn bánh hỏi khoảng 2 – 3 lần/ tuần hoặc có thể thay thế bằng bánh hỏi gạo lứt, bên cạnh đó bạn cần phải xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao để giữ được vóc dáng thon thả như mong muốn nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Ăn bánh hỏi có béo không?

Bánh hỏi để được bao lâu?

Đối với bánh hỏi tươi

Với bánh hỏi tươi, bạn nên chuẩn bị một chiếc giỏ tre, lót 1 lớp lá chuối lên trên rồi xếp bánh hỏi vào, đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này, bánh hỏi sẽ bảo quản được từ 1 – 2 ngày.

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bánh hỏi để được bao lâu?

Đối với bánh hỏi khô

Với bánh hỏi khô, bạn nên bịt kín bao bì đựng bánh hoặc đem để vào hộp đựng thực phẩm (đậy kín nắp).

Sau đó đặt bánh ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Với cách làm này, bánh sẽ giữ được thời hạn sử dụng đúng như thời gian ghi trên bao bì (khoảng 12 tháng).

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Bánh hỏi khô mua ở đâu?

Bạn có thể mua bánh hỏi khô ở các cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử uy tín trên thị trường với giá dao động khoảng từ 16.000 – 20.000 đồng/ 300gr.

Bánh hỏi khô mua ở đâu

 Cách bảo quản bột bánh hỏi qua đêm

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như bánh ướt để được bao lâu hay bánh ướt để qua đêm được không? Câu trả lời là có. Bánh ướt vẫn bảo quản được qua đêm nếu như bạn biết xử lý đúng cách. Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu bằng việc bảo quản qua đêm bột bánh ướt trước nhé. Khi bạn lỡ pha quá nhiều bột bánh ướt thì đừng lo mà hãy làm theo cách dưới đây.

– Khi bạn đã lỡ pha bột gạo, bột năng và nước vào với nhau rồi thì bạn chỉ cần cho vào tủ lạnh và bảo quản trong ngăn mát. Bạn hãy lấy một màng bọc thực phẩm và bọc kín bát bột lại. Sáng hôm sau, bạn lấy bột bánh ra, cho 1 muỗng dầu ăn vào và trộn đều lại là có thể sử dụng được ngay nhé.

 

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

*

 

Cách bảo quản bột bánh ướt qua đêm.

– Nếu không bạn hãy đổ bớt phần nước trong bên trên bát bột đi rồi thêm một lượng nước mới bằng lượng nước đã đổ trước đó. Tiếp đến bạn cho 1 chút dầu ăn, muối vào và trộn đều lên rồi đổ bánh như thường.

Với 2 cách làm trên bạn có thể bảo quản bột bánh ướt qua đêm mà không sợ bột bị chua. Khi làm bánh ướt, bánh vẫn sẽ trắng mềm, dẻo thêm.

Vậy là chúng ta đã xem qua các cách bảo quản bánh mì giòn lâu trong vài ngày rồi. Hy vọng thông tin được Cokovietnam chia sẻ ở trên hữu ích cho bạn khi vào bếp. Chúc bạn thực hiện các cách trên thành công và nhớ thường xuyên ghé thăm chuyên mục Mẹo vào bếp để bỏ túi thêm nhiều mẹo hay khác nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách bảo quản bánh hỏi trong tủ lạnh
  • Cách bảo quản bánh hỏi lâu
  • Bánh hỏi để tủ lạnh
  • Cách bảo quản bánh hỏi qua đêm
  • Tại sao gọi là bánh hỏi
  • Cách làm bánh hỏi
  • Cách chế biến bánh hỏi khô
  • Bánh hỏi miền Bắc gọi là gì
 
 
 
 
 
 
 
See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply