Mách mẹ bí kíp nấu cháo cua biển cho bé giữ nguyên dinh dưỡng – cách bảo quản thịt cua biển cho bé ăn dặm

 

Cháo cua là món ăn dặm vừa ngon lại bổ dưỡng cho bé phát triển toàn diện nhất là răng, xương, hệ tiêu hóa và não bộ. Tuy nhiên mẹ đã biết cách nấu cháo cua như thế nào để vừa ngon, giữ trọn dinh dưỡng lại không bị tanh chưa?

Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay cách nấu 6 món cháo cua cho bé ăn dặm siêu ngon sau nhé!

cháo cua cho bé

cháo cua cho bé

Khi nào mẹ có thể cho bé ăn dặm với cháo cua?

Cua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là canxi – dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển răng và xương ở trẻ. Bên cạnh đó, ăn cua giúp bé tăng cân nhanh nhờ hàm lượng protein dồi dào. Ngoài ra, cua còn giàu acid béo và omega-3 tốt cho não bộ của trẻ. Chưa kể thực phẩm này còn giúp bé tăng hệ miễn dịch, ngừa bệnh tật và phát triển thị lực…

Theo các chuyên gia, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cháo cua từ 7 tháng tuổi, tuy nhiên nên bắt đầu với liều lượng ít. Ví dụ từ 7-12 tháng, mẹ nên cho bé ăn từ 20-30g thịt cua/bữa, từ 1-3 tuổi tăng lên thành 30-40g thịt cua/bữa và từ trên 4 tuổi bé có thể ăn 50-60g thịt cua/bữa.

Dinh dưỡng từ món cháo cua cho bé ăn dặm

Cua là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ ăn dặm. Do đó, các món cháo cua biển hay cháo cua đồng luôn được nhiều mẹ lựa chọn, bổ sung vào danh sách các món cháo ăn dặm cho trẻ. Dưới đây là những dưỡng chất có trong thịt cua mà theo các chuyên gia, chúng tốt và giúp tăng cường sức khỏe, thể trạng của trẻ:

Chất đạm

Hàm lượng đạm trong thịt cua không hề thua kém so với các loại thịt khác. Tuy nhiên, nó lại chứa ít hoặc thậm chí không chứa các chất béo bão hòa, vì vậy ăn thịt cua giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tim mạch… Ngoài ra, thịt cua giàu đạm nhưng không chứa các mô liên kết chặt chẽ nên rất dễ tiêu hóa.

Axit béo omega

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy omega 3 mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chất này giúp tăng cường trí tuệ, cải thiện giấc ngủ, giảm các biểu hiện tăng động ở trẻ, giảm triệu chứng trầm cảm…

Chất khoáng

Thịt cua chứa rất nhiều chất khoáng thiết yếu tốt cho cơ thể như canxi, natri, kali, sắt, kẽm, đồng… Do vậy, thêm thịt cua vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp quá trình chuyển hóa của bé diễn ra tốt hơn, xương cơ phát triển chắc chắn và mạnh khỏe.

See also  Cách bảo quản hoa đậu biếc bằng cách phơi khô đơn giản

Vitamin B12

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 2,4mg vitamin B12 cho trẻ mỗi ngày. Trong khi đó, 75gr thịt cua đã chứa đến 9,78mg vitamin B12. Chất này sẽ giúp các tế bào máu phát triển bình thường, chống thiếu máu, tăng cường trí não, hỗ trợ tiêu hóa, chống oxy hóa…

Bí quyết giúp mẹ biết cách nấu cháo cua cho bé không bị tanh 

Cua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá, tuy nhiên, mẹ cần nắm một số típ sau để biết cách nấu cháo cua cho bé không bị tanh:

Cách chọn cua

Cua tươi sống luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì độ ngọt, độ săn chắc của thịt và an toàn vệ sinh so với cua đông lạnh. Mẹ hãy lưu ý một số đặc điểm sau để chọn được cua tươi ngon:

  • Khi kiểm tra cua, mẹ có thể quan sát vỏ cua có cứng cáp không, lớp vỏ cua không nên quá mềm và xốp, vỏ cua có màu xám, các bộ phận còn nguyên. 
  • Nếu mẹ muốn cho bé ăn gạch cua thì nên chọn cua cái, nếu mẹ muốn cho bé ăn nhiều thịt cua hơn thì nên chọn cua đực. 

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

chọn cua tươi nấu cháo cua cho bé ăn dặm

Nên chọn mua cua tươi sống thay vì cua đông lạnh khi nấu cháo cua cho bé ăn dặm mẹ nhé!

Sơ chế cua

Mẹo nhỏ để cua không bị rụng càng khi luộc chín là mẹ hãy làm cua chết thật nhanh trước khi cho vào nồi. Cách làm như sau: 

  • Đầu tiên, đông lạnh cua để cua “bất động” hoặc dùng dao đâm vào yếm cua (là phần hình tam giác ở phía dưới cua) và giữ cho đến khi cua không còn giãy giụa. Mẹ hãy cẩn thận ở bước làm này để tránh bị cua kẹp tay đấy nhé!
  • Sau đó, rửa lại cua cho sạch bùn đất còn dính lại trong càng, yếm, thân cua bằng bàn chải dưới vòi nước chảy mạnh. Đây là giai đoạn rất quan trọng để loại bỏ các mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Sau đó tách bỏ phần yếm và lông cua.
  • Tiếp theo, rửa và sắt nhỏ củ gừng và sả. Cho các nguyên liệu này dưới đáy nồi, xếp cua lên trên đó và cho nước dừa và xấp ngang mặt cua rồi thêm chút gia vị vào nồi, đậy nắp nồi lại và bắt đầu luộc cua trên lửa vừa. 

Khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ sáng nghĩa là cua đã chín. Lúc này mẹ không nên để nồi khô sạch nước sẽ gây ra khét thịt cua cũng như làm rụng càng cua. Sau khi thịt cua chín, lấy cua ra, để cho bớt nóng và tách thịt cua ra khỏi vỏ. Vậy là mẹ đã sơ chế xong phần thịt cua rồi đấy. 

Hướng dẫn mẹ nấu 6 món cháo cua ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Cháo cua là sự kết hợp giữa thịt cua, gạo và các loại rau củ quả. Việc lựa chọn rau củ quả cũng đóng vai trò quan trọng, mẹ nên ưu tiên các loại rau giàu dinh dưỡng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé phát triển khỏe mạnh.

Dưới đây là 6 món cháo cua không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng mẹ có thể tham khảo.

Cháo cua cà rốt

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Nguyên liệu:

  • 100g thịt cua sinh thái
  • 1 củ cà rốt
  • ½ trái ngô
  • 1 nhánh rau mùi
  • 1 củ hành khô
  • Lượng vừa phải gạo tẻ
  • Gia vị
See also  MẸO CHỌN VÀ BẢO QUẢN BƯỞI BẢO ĐẸP, ĐỂ THOÁI MÁI KHÔNG LO HÉO, MỐC - cách bảo quản vỏ bưởi không bị mốc

Cách nấu cháo như sau:

Ngô bẻ lấy hạt, xay lấy nước. Sau đó dùng nước, cho gạo vào nấu thành cháo, mẹ có thể để thêm ít cà rốt miếng to để cháo ngọt hơn. Sau khi cháo chín, bạn vớt cà rốt ra nghiền nhuyễn cho bé dễ ăn, cho thêm thịt cua xé tơi, thêm ít dầu ăn, 1 ít hành củ băm nhỏ phi vàng là hoàn thành.

Cháo cua rau bồ ngót

Nguyên liệu:

  • 1 chén cháo trắng
  • 1 nắm rau bồ ngót
  • 50g thịt cua
  • 1 thìa dầu oliu
  • Gia vị

Cách nấu cháo như sau:

Thịt cua xé nhỏ. Rau bồ ngót rửa sạch, cắt nhỏ. Cho cháo vào nồi đun sôi, thêm ít nước dùng gà nếu cháo đặc quá, đun sôi thì cho thịt cua, rau bồ ngót vào nấu chín, thêm ít dầu oliu vào cháo, khuấy đều, có thể thêm gia vị nếu bé ăn được rồi tắt bếp.

Cháo cua khoai mỡ

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Nguyên liệu:

  • 30g thịt cua
  • 10g mỡ heo
  • 10g thịt nạc heo
  • 100g khoai mỡ
  • Gia vị, hành, ngò

Cách nấu cháo như sau:

Mỡ heo cắt nhỏ, thịt nạc heo cắt mỏng, cho vào tô với thịt cua xay mịn. Nêm thêm ít gia vị trộn đều, dùng muỗng quết lại một chút, để tầm 15 phút cho thấm gia vị.

Khoai mỡ gọt vỏ, nạo nhuyễn. Cho 200ml nước vào nồi, nấu sôi. Vo phần chả cua thành từng viên nhỏ thả vào nước sôi, đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào nồi, nấu thành cháo sệt thì tắt bếp, cho thêm hành lá, ngò vào nếu bé thích.

Cháo cua bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 100g thịt cua
  • 25g bí đỏ
  • 25 hạt sen tươi
  • Một ít gạo tẻ
  • Gia vị

Cách nấu cháo như sau:

Gạo vo sạch, cho nước vào nồi ninh nhừ thành cháo. Bí đỏ gọt vỏ, thái nhỏ, hấp chín cho mềm, nghiền nhuyễn hoặc mẹ cũng có thể cho vào cùng cháo nấu nhừ.

Hạt sen bỏ hạt sâu, bỏ tim sen, luộc hoặc hấp với bí rồi nghiền nhuyễn. Thịt cua xé mịn, xào qua với ít dầu oliu, nêm thêm ít muối. Cuối cùng cho bí đỏ, hạt sen, cua vào nồi cháo nấu sôi, thêm 1 thìa dầu oliu vào nữa là hoàn thành.

Cháo cua rau mồng tơi

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Nguyên liệu gồm có:

  • 20g rau mồng tơi băm nhỏ
  • 50g thịt cua
  • 1 chén cháo đặc
  • 5g bơ lạt
  • Nước dùng gà
  • Gia vị

Cách nấu cháo như sau: 

Thịt cua xé tơi. Cho chảo lên bếp, chảo nóng thì cho bơ vào đun chảy, cho thịt cua vào đảo nhanh tay. Tiếp đó cho cháo và nước dùng gà vào nồi, đảo đều rồi cho rau vào, nêm xíu nước mắm rồi đợi đến khi cháo sôi thì tắt bếp. 

Cháo cua rau dền

Nguyên liệu:

  • 3 muỗng canh bột gạo hoặc cháo đặc
  • 50g thịt cua
  • 20g rau dền băm nhuyễn
  • 1 thìa dầu oliu

Cách nấu cháo như sau:

Đun sôi nước, cho thịt cua đã băm nhuyễn và rau dền vào nấu chín. Sau đó cho hỗn hợp bột gạo hoặc cháo đặc vào khuấy đều, nêm ít muối, dầu oliu. Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi còn ấm.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Mẹo thực hiện thành công

  • Để cháo được mềm và ngon hơn, bạn nên dành thời gian khoảng 1 – 2 tiếng để ngâm gạo trước khi nấu nhé. Trước khi ngâm gạo, bạn cần vo sạch gạo để sạch sạn và chất bẩn bám trên gạo.
  • Ngoài cách ngâm gạo, bạn có thể vo gạo rồi để ráo, sau đó cho lên chảo và rang đều tay ở lửa nhỏ đến khi hạt gạo chuyển vàng thì bắt đầu nấu. Hạt gạo rang sẽ giúp món cháo bung đều, đẹp mắt và thơm ngon hơn.
  • Để cháo thành phẩm có độ mềm hoàn hảo và không quá sệt, không quá loãng, bạn có thể canh tỉ lệ nước 1:4 hoặc canh theo sở thích và khẩu vị gia đình nhé.
  • Trong suốt quá trình nấu, bạn lưu ý đảo cháo đều tay ít nhất 10 phút 1 lần và đun trên lửa vừa, nếu không gạo sẽ lắng xuống đáy nồi và làm cháo bị khét.
  • Bạn có thể sử dụng gạo nếp trộn lẫn gạo tẻ để món cháo khi nấu xong sẽ mềm, ngon và không ngán khi ăn.
See also  Bảo Quản Bánh Chưng, Bánh Tét: Lý Do Và Cách Bảo Quản Ngày Tết - cách bảo quản bánh chưng tết

Cách sơ chế cua biển sạch, không tanh

  • Bạn không nên cho cua vào trong nước ngay khi mua về, điều này sẽ khiến chúng dễ chết do bị “sốc nhiệt”. Nếu cua chết trươc khi chế biến sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến phần thịt cua và chất lượng của thành phẩm sau khi chế biến.
  • Sau khi đem cua từ nơi bán về nhà, bạn nên để cua ở những nơi thoáng mát, có thể dễ dàng rưới nước để cua không bị “chết khô” do thiếu nước.
  • Tuyệt đối không được cắt bỏ dây buộc cua khi cua còn sống. Cua biển có kích thước khá lớn và rất hung hăng. Nếu chúng được “tự do” khi còn sống sẽ khiến bạn khó thao tác và rất dễ bị thương.
  • Tốt nhất, bạn nên dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cua (hủy tủy) để cua không cử động rồi mới tháo bỏ phần dây. Bạn cũng có thể cho cua (còn buộc dây) vào nước đá để chúng tê các chi đi rồi mới tiến hành sơ chế.

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Lưu ý khi cho bé ăn cháo cua

  • Khi bé được 7 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm bằng cháo cua với liều lượng phù hợp độ tuổi: 20 – 30g/bữa (7 – 12 tháng), 30 – 40g/bữa (1 – 3 tuổi), 50 – 60g/bữa (trên 4 tuổi).
  • Khi ăn cua lần đầu, nên cho bé ăn từ từ và theo dõi xem bé có bị dị ứng hải sản hay không. Nếu không thì mới tăng dần lượng cua lên.
  • Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt cua vì hàm lượng protein trong cua rất cao (hơn hẳn thịt, cá), do đó ăn quá nhiều sẽ không tốt.
  • Không cho bé ăn cháo cua đồng vào buổi tối vì khó hấp thu.
  • Khi nấu cháo cho bé dưới 1 tuổi, không nên nêm gia vị.

Đơn giản, dễ thực hiện mà lại mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào nhờ 6 món cháo cua biển thơm ngon. Chúc bạn thành công nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cháo cua nấu với gì cho bé
  • Cháo cua biển cho bé tăng cân
  • Nấu cháo cua biển cho bé với rau gì
  • Cháo cua cho bé 9 tháng
  • Cháo cua cho bé ăn dặm
  • Nấu cháo cua đồng với rau gì cho bé
  • Nấu cháo cua cho be 1 tuổi
  • Cháo cua cho be 7 tháng
 
 
 
 
 
 
 

 

See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply