Mẹ đã biết bảo quản sữa bột đúng cách cho con yêu chưa? Nơi mua sữa bột uy tín – Mẹ bầu em bé – cách bảo quản sữa bột đã pha

Sau khi pha bé uống không hết hoặc đột xuất có lý do bé không uống ngay được, vậy phải làm thế nào để có cách bảo quản sữa. Trong bài viết dưới đây, mebauembe sẽ chia sẻ thông tin về cách bảo quản sữa bột đảm bảo chất lượng khi sữa bột đã pha và khi hộp sữa bột đã mở nắp.

cách bảo quản sữa bột đã pha rồi

cách bảo quản sữa bột đã pha rồi

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức là một sản phẩm làm từ sữa từ động vật. Sản phẩm này đã được xử lý thông qua dây chuyền sản xuất để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời, quá trình xử lý này cũng có thể giúp bảo quản sữa được lâu dài và tiện trong việc vận chuyển.

Tùy vào từng đối tượng, sữa sẽ có những công thức khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính của sữa công thức vẫn là protein, carbohydrate, chất béo, canxi, chất khoáng,…

Trên thị trường có 3 loại sữa công thức cơ bản:

  • Sữa công thức pha sẵn
  • Sữa cô đặc
  • Sữa công thức dạng bột

Các bước pha sữa công thức chuẩn nhất

Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha xong cũng phụ thuộc vào việc mẹ có pha sữa đúng chuẩn chưa. Dưới đây là các bước hướng dẫn pha sữa công thức chuẩn nhất:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé. Sau đó, mẹ tiệt trùng bình sữa và núm vú.
  • Đun sôi nước, để nước ấm khoảng 40 – 50ºC và rót lượng nước cần dùng vào bình.
  • Múc sữa bột trong hộp bằng thìa có sẵn (số thìa tính bằng thìa gạt).
  • Cho sữa vào bình đã có nước theo đúng liều lượng nhà sản xuất đã hướng dẫn.
  • Lắc đều cho sữa tan hết, cho phần núm vú cao su vào, xoáy chặt.
  • Kiểm tra nhiệt đột sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay. Làm như thế để không lây bệnh cho bé mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp hay chưa.

Mách cách bảo quản sữa bột đã pha

Sữa bột sau khi pha nếu các  bạn không biết cách bảo quản hoặc để bên ngoài quá lâu sẽ ảnh hưởng rất nghiệm trọng khi cho trẻ uống. Bởi vì úc này các loại vi khuẩn sẽ phát sinh khi sữa đã pha lâu, đặc biệt hàm lượng vi khuẩn Cronobacter có thể gây ảnh hưởng tới đường tiết niệu, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não cho bé. Vì thế, các mẹ cần nắm được cách bảo quản sữa và sử dụng sữa sau khi bảo quản cho bé yêu:

1. Lựa chọn bình sữa chất lượng

Khi mua bình sữa cho bé, bạn nên chọn mua sản phẩm của những thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng, không chứa BPA. Một số điều khá cần lưu ý khi chọn mua bình sữa cho bé:

  • Bình sữa phải có chất lượng tốt nhất, kiểm tra xem bình có bị nứt hoặc có bị làm giả không.
  • Bình được làm từ những chất liệu có thể sử dụng được trong lò vi sóng, có nắp đậy dính chặt vào bình. Điều này rất cần thiết, vì sữa sẽ không bị đổ ra ngoài nếu bạn để nghiêng bình sữa.
  • Bình bú của bé phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Do đó, bạn hãy chọn loại bình dễ chà rửa để việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.
See also  Làm Siro: 12 Cách làm Siro trái cây ngon, đơn giản tại nhà - cách làm siro chanh dây bảo quản được lâu

2. Khử trùng bình sữa

Dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian để khử trùng bình sữa trước khi cho bé bú:

  • Đổ đầy nước vào một chiếc nồi sạch, đun nước sôi rồi vặn lửa nhỏ lại.
  • Cho các bộ phận của bình sữa đã tách rời vào nồi nước đã đun sôi và để ít nhất 5 phút.
  • Ngoài cách đun sôi, bạn cũng có thể khử trùng bình sữa của bé bằng lò vi sóng. Cho tất cả các bộ phận của bình sữa vào một cái hộp đựng ngập nước và quay trong lò vi sóng khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi khử trùng, rửa sạch bình và núm vú bằng nước ấm.

3. Pha sữa cho bé

Thông thường, trên hộp sữa sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách pha sữa, bao nhiêu muỗng sữa pha với bao nhiêu nước.

  • Pha bột sữa với nước ấm hay nước để nguội theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp. Không pha sữa bằng nước lạnh vì sữa sẽ không tan.
  • Với một số loại sữa dễ tan, bạn chỉ cần đậy nắp và lắc đều, sữa có thể tan hết. Tuy nhiên, có loại khó tan, bạn cần dùng thìa để khuấy.
  • Hãy pha sữa đúng theo công thức ghi trên vỏ hộp để tránh tình trạng sữa quá lỏng hoặc quá đặc.
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mặt trong cổ tay của bạn. Đảm bảo rằng sữa không quá nóng cũng không quá lạnh. Sữa ấm là tốt nhất cho bé.

4. Vệ sinh bình sữa

Nếu bạn thường xuyên cho bé uống sữa công thức thì việc vệ sinh bình sữa là hết sức quan trọng:

  • Rửa sạch và khử trùng bình sữa, núm vú sau mỗi lần cho bé bú.
  • Bỏ những bình sữa đã cũ và thay bằng bình mới.

5. Lời khuyên khi áp dụng cách bảo quản sữa bột đã pha trong tủ lạnh

Bạn không nên để sữa thừa ở điều kiện bình thường sau 15 phút. Nếu bé bú không hết, bạn nên để sữa vào tủ lạnh để bảo quản. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Sữa nên được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi pha.
2. Bỏ sữa cũ còn lại trong bình.
3. Bỏ sữa đã để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hoặc hơn.
4. Bạn có thể pha sẵn sữa và bảo quản trong tủ lạnh khoảng 24 giờ.
5. Bỏ sữa đã pha hơn 24 giờ dù được bảo quản trong tủ lạnh.
6. Hãy kiểm tra sữa trước khi cho bé bú để xem sữa có bị hư hỏng hay không dù sữa được bảo quản trong tủ lạnh chưa tới 24 giờ.

Mách mẹ cách bảo quản sữa bột đã mở nắp 

Bảo quản sữa bột đã mở nắp như thế nào? Các bạn cùng theo dõi nhé! Với hộp sữa bột đã mở nắp, chỉ nên bảo quản ở chỗ khô, mát, tuyệt đối không cho vào ngăn mát tủ lạnh. Bởi vì: 

  • Nhiệt độ nóng quá  hoặc lạnh đều có thể làm suy giảm thành phần và dinh dưỡng có trong hộp sữa công thức. Do đó, ngay cả với những hộp sữa bột mua về nhưng chưa mở nắp, bạn cũng nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, không có ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt như bếp gas…
  • Thông thường, một hộp sữa trẻ có thể sử dụng kéo dài từ 15 – 25 ngày,tối đa là 1 tháng điều này tùy thuộc vào trọng lượng của hộp và khả năng hấp thụ của trẻ nhỏ. Do đó, mỗi người làm cha, làm mẹ cũng cần có những kiến thức cơ bản về cách bảo quản sữa bột sau khi đã mở nắp luôn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn và kéo dài thời gian sử dụng lâu hơn.
  • Nhiệt độ thích hợp để các bạn bảo quản hộp sữa là nhiệt độ trong phòng, dưới 30ºC.  Các mẹ nhớ là không bao giờ được mang phơi hộp sữa dưới ánh nắng cũng như tuyệt đối không để sữa bột trong ngăn đá (tủ đông).
  • Cũng không được đặt sữa bột ở nơi ẩm ướt vì độ ẩm sẽ làm sữa bị vón cục.
See also  Bảo quản theo cách này, rau củ quả luôn được tươi lâu trong những ngày Tết - cách bảo quản lạc củ tươi

Bảo quản sữa bột đúng cách như thế nào các mẹ đã biết chưa?

 Sau đây là những lưu ý để các mẹ khi chăm con bảo quản sữa bột đúng cách:

1.Các bạn nên lau sạch phần vỏ và nắp hộp trước khi mở hộp sữa :

Cách này giúp loại bỏ bụi bẩn, chất lỏng bám trên nắp hộp sữa.

2. Khi pha sữa bạn nên rửa tay sách và lau khô:

 Trước khi pha sữa cho con, bạn nên rửa tay với xà phòng và nước ấm trong vòng ít nhất 30 giây. Lau khô tay sau đó bằng khăn bông khô, sạch.

3. Nên thực hiện pha sữ theo hướng dẫn trên nắp hộp:

Tùy nhãn sữa, nhà sản xuất hướng dẫn cách pha sữa cẩn thận hoặc có khác nhau. Pha thiếu nước sẽ làm hại thận bé và gây mất nước, trong khi pha thừa nước sẽ khiến bé bị thiếu kalo và dinh dưỡng, làm bé chậm lớn. Vì thế, hãy ghi nhớ cách pha sữa dựa trên số thìa sữa và số ml khắc trên bình sữa của con.

4. Các bạn nhớ chỉ dùng nước đun sôi và pha ấm với nước đun sôi để nguội để pha sữa cho bé:

Độ ấm của sữa rất quan trọng, nhất là với những tháng đầu đời của bé. Bởi vì nóng quá sẽ nguy hiểm cho bé, còn nguội quá sẽ khiến bé không chịu bú.

Nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trong sữa. Vì thế, với sữa bình ấm, cần cho bé bú ngay. Nếu bé nhà bạn không bú hết thì sau 1 giờ đồng hồ bạn nên bỏ sữa thừa đi. Bởi vì vi khuẩn từ miệng bé đã làm ô nhiễm sữa trong bình. Nếu bú lại sữa thừa sau 1 tiếng, bé rất dễ bị nhiễm bệnh.

Cách nhận biết các triệu chứng sức khỏe bé khi dùng bình sữa

  • Các dấu hiệu sức khỏe có liên quan tới sữa bình gồm tiêu chảy và nôn trớ. Nếu bạn thấy con có những triệu chứng này, ghi là do sữa bình, bạn cần đưa bé đi khám ngay. Bệnh có liên quan tới sữa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là những bé nhũ nhi vì nó dẫn tới mất nước, giảm chức năng thận, thậm chí tử vong.
  • Đôi khi, sữa bột dành cho bé có thể bị nhiễm khuẩn, chứa chất có hại do lỗi của nhà sản xuất. Vì thế, bạn nên thường xuyên theo dõi tin tức để biết có loại sữa nào bị thu hồi hoặc tạm ngưng sản xuất do lỗi từ nhà sản xuất hay không.
  • Mẹo nhỏ các mẹ có thể mua hộp sữa trọng lượng vừa phải không mua trọng lượng lớn sẽ dễ hơn khi bảo quản sữa khi đã mở nắp

Sữa công thức pha xong để được bao lâu?

Đối với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đói, bé sẽ được bú trực tiếp từ nguồn sữa của mẹ, đây là dòng sữa nóng. Đối với trẻ sơ sinh, sau khi pha sữa theo tỉ lệ chuẩn cũng cần để trẻ bú ngay. Chỉ nên sử dụng bình ủ cho trẻ khi cần ra ngoài.

Khi pha sữa, bạn nên pha 1⁄2 nước sôi và 1⁄2 nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho bé bú ngay, khi sữa còn ấm. Cách pha sữa đã có trên hướng dẫn ở vỏ hộp. Sữa công thức pha xong để được tối đa 2 giờ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24h. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

Chính vì thế, mẹ cần theo dõi con ở từng giai đoạn để biết được nhu cầu của con, tránh pha dư sữa. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ là nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

Sữa bột khi đã mở nắp bảo quản được bao nhiêu thời gian?

 ra chỉ được nên dùng hết trong tháng để đảm bảo về chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên tuân thủ các nguyên tắc bảo quản sau đây:

  • Khi pha sữa, tránh để hơi nước nóng bốc lên hộp sữa, làm hư hại đến lượng sữa còn lại trong hộp. Đậy kín nắp, không mở nắp nhiều lần.
  • Không để sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không để gần bếp, tủ lạnh.
  • Trước mỗi lần sử dụng sữa, bạn nên chú ý đến màu sắc, mùi thơm, hương vị để nhận thấy sự khác thường trong hộp sữa và ngưng sử dụng nếu thấy tình trạng bất thường.
  • Nên mua sữa ở những hãng uy tín và kiểm tra sữa chất lượng bằng cách cho một thìa sữa vào cốc nước nguội. Sữa chính hãng sẽ nổi lơ lửng và không tan nếu chưa được khuấy, ngược lại, sữa không chính hãng sẽ nhanh chóng chìm xuống và tan ra dù chưa được khuấy.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Khi hộp sữa đã mở nắp trong vòng thời gian từ 20 – 30 ngày kể từ lúc bắt đầu mở hộp sữa ra sử dụng. Nếu để lâu quá sữa bột sẽ hút ẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, nguy hiểm có thể sẽ bị nấm mốc gây ngộ độc cho bé.
See also  Cách bảo quản nhãn để được lâu: bảo quản nhãn tươi, nhãn nhục khô - cách bảo quản nghệ tươi để lâu

Cách hâm sữa công thức

Với sữa công thức được bảo quản lạnh mẹ không nhất thiết phải hâm nóng sữa mới cho bé sử dụng mà chỉ để sữa ra bên ngoài nhiệt độ phòng trước khi chi trẻ dùng khoảng 1 giờ.

Nếu muốn làm ấm lại sữa nhanh chóng bạn có thể sử dụng máy hâm sữa, hoặc đặt bình sữa vào trong một tô nước nóng. Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng hâm sữa.

Làm ấm sữa mẹ nhớ kiểm tra lại nhiệt độ sữa trước khi cho trẻ bú tránh làm phỏng trẻ.

Sử dụng máy hâm sữa, hoặc đặt bình sữa vào trong một tô nước nóng để hâm sữa

Nơi mua sữa bột chính hãng, uy tín

Như vậy bài viết này  là những thông tin hướng dẫn cần thiết cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ về kinh nghiệm sử dụng, cất giữ và có cách bảo quản sữa bột pha hoặc hộp sữa đã mở nắp sao cho luôn an toàn, đúng cách và tốt nhất cho trẻ.

Những lưu ý khi bảo quản sữa công thức

1. Sữa công thức để được bao lâu sau khi pha: Không bắt buộc phải làm nóng sữa

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh đã bảo quản trong tủ lạnh không bắt buộc phải làm nóng. Mẹ chỉ cần cho sữa ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để đạt tới nhiệt độ phòng. Hoặc mẹ làm ấm lên bằng cách đặt trong một bình nước nóng hay máy hâm sữa. Nhưng mẹ tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.

2. Kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi bé uống

Sau khi làm nóng sữa, mẹ phải kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú. Điều này để chắc chắn là sữa không quá nóng sẽ có nguy cơ làm phỏng miệng và lưỡi của con.

3. Dán nhãn ghi rõ ngày/ giờ pha sữa

Sau khi bảo quản sữa, mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu. Việc làm này cũng giúp mẹ ghi nhớ thời gian cụ thể khi pha sữa tránh để trẻ sơ sinh uống sữa đã pha quá lâu.

Tóm lại, sữa công thức để được bao lâu sau khi pha? Mẹ cần ghi nhớ hai điều sau khi pha sữa để tốt cho sức khỏe của trẻ. Khoảng thời gian tối đa để sữa ở ngoài là 2 giờ đồng hồ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh và chỉ giữ được trong 24 giờ.

Hy vọng với bài viết sữa công thức để được bao lâu sau khi pha của Cokovietnam sẽ giúp ích cho mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con thì truy cập vào Cokovietnam ngay nhé.

Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Sữa pha sẵn ủ nóng de được bao lâu
  • Sữa bột pha sẵn có hâm nóng được không
  • Sữa công thức bé bú không hết để được bao lâu
  • Sữa công thức bé uống không hết để được bao lâu
  • Sữa công thức để được bao lâu khi mở hộp
  • Cách bảo quản sữa công thức khi mở nắp
  • Sữa hộp pha sẵn mở ra để được bao lâu
  • Có nên pha sữa để sẵn trong bình giữ nhiệt
 
 
 
 
 
 
 

 

See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply