Mẹo bảo quản sữa mẹ an toàn và lâu nhất – cách bảo quản sữa mẹ an toàn

Mẹo bảo quản sữa mẹ an toàn và lâu nhất. Những mẹo nhỏ mách bạn để có thể dự trữ sữa cho bé được lâu và an toàn nhất Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng

Bạn đang xem: cách bảo quản sữa mẹ an toàn

Mẹo bảo quản sữa mẹ an toàn và lâu nhất. Những mẹo nhỏ mách bạn để có thể dự trữ sữa cho bé được lâu và an toàn nhất


Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Làm ấm sữa bằng cách đặt bình vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa, không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

Cơ quan có đến 3 người nghỉ thai sản nên vừa sinh con được hơn 3 tháng là chị Trà, quận 2, TP HCM phải đi làm trở lại. Muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nên chị Trà chọn cách vắt sữa rồi bảo quản trong tủ lạnh nhờ bà nội ở nhà cho bé bú trong ngày.

“Lúc đầu bà nội bé kiên quyết không cho bé dùng sữa bảo quản lạnh vì sợ bé tiêu chảy, đòi cho bé ăn sữa công thức. Mình đã tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ nên cố thuyết phục bà, trộm vía sau một thời gian dùng bé tiêu hóa tốt, ít ốm vặt nên bà mới thôi cằn nhằn”, chị Trà tâm sự.

Công việc chính của chị Hòa, quận Bình Tân, TP HCM là ở nhà nội trợ và chăm con nhưng chị vẫn phải thường xuyên vắt sữa cho con bú. Mỗi ngày chị vắt 4-5 lần, mỗi lần khoảng 300ml.

“Bé chê ti mẹ ngắn nên không chịu bú. Lúc đầu mình cũng băn khoăn không biết làm sao, định cho bé bú sữa ngoài nhưng bầu vú nhiều sữa cứ cương tức. Sau nhờ cách vắt rồi cho vào túi đựng chuyên dụng để bảo quản lạnh nên bé vẫn được bú sữa mẹ đến tận 2 tuổi”, chị Hòa cho biết.
 

tu-lanh2-1370846745_500x0.jpg
 

Nhiều bà mẹ chọn cách vắt sữa bảo quản lạnh để duy trì cho con bú sữa mẹ khi đi làm xa. Ảnh: parents.
 

See also  4 cách làm dầu gấc cho bé nguyên chất, cách bảo quản dầu gấc tại nhà, uống dầu gấc dưỡng da dưỡng môi - cách bảo quản dầu gấc

Theo các bác sĩ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, mẹ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con, cho con bú vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp mẹ giúp mẹ dễ chịu, đỡ bị hiện tượng cương bầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Mẹ cần nắm vững những cách thức vắt sữa, bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ.
 

Chuẩn bị trước khi vắt sữa

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.

Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.

Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.

Hút sữa bằng máy đúng cách

Hút sữa mẹ đúng cách: Đầu tiên để máy ở nấc nhỏ đến khi sữa về thì tăng dần từ từ đến mức mà đầu ti có thể chịu đựng được. Có người sữa về chậm hoặc người mẹ hôm đó mệt thì 4-5 phút sữa mới về. Người mẹ nên massage đầu ti bằng cách vê nhẹ đầu ti cho đến khi sữa bắt đầu về thì việc hút sữa sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Hút mỗi bên 3-5 phút cho đến khi hết sữa. Sau đó nghỉ 5 phút hút lại mỗi bên 1 lần nữa. Lớp sữa lần hút thứ 2 đặc, màu vàng chứa nhiều chất bổ giúp bé tăng cân.

Các bước vắt sữa bằng tay

– Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.

– Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.

– Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.

– Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.

Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.

Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

See also  Print- mẹo bảo quản quần tất bền đẹp cực hay - cách bảo quản tất giấy bền

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

– Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
 

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

– Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Trước khi cho bé uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu bé uống không hết thì bỏ đi, không cho bé sử dụng lại.

– không nên hâm sữa bằng lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ và tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn.

– Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Do đó, khi làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này. Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa.

– Một số mẹ có hàm lượng lipase (một loại men tiêu hóa chất béo) trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng, nhiều bé không muốn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở 80 đến 82 độ C để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.

Nhiều loại sữa công thức có bán trên thị trường không thể có đầy đủ những chất dinh dưỡng như ở trong sữa mẹ. Vì thế sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tốt nhất dành cho các bé. Cho dù có bận rộn như thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng luôn phải cho bé uống sữa mẹ đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bé sau này và nhất là 6 tháng đầu đời.

See also  [Review] Sìn Sú là gì? Có hại không? Tác dụng, Cách sử dụng và bảo quản - cách bảo quản su su

(St)

Cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?

Những loại thức ăn làm mất sữa mẹ
Kinh nghiệm dùng máy hút sữa cực chuẩn cho mẹ
Thực phẩm làm giảm tiết sữa mẹ cần lưu ý


Xem thêm những bài viết liên quan đến chủ đề cách bảo quản sữa mẹ an toàn

Cách bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng và an toàn?

  • Tác giả: youmed.vn
  • Đánh giá: 5 ⭐ ( 9175 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Đôi khi bạn cần phải xa trẻ vì công việc và không thể cho trẻ bú. Trong những tình huống này, bạn có thể vắt sữa và bảo quản sữa an toàn để cho trẻ bú.

#1 Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút

  • Tác giả: vzone.vn
  • Đánh giá: 5 ⭐ ( 1699 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Sữa mẹ thông thường, Màu trắng ngà, mùi thơm dễ chịu, không chua. Khi mở bình sữa hoặc túi trữ sữa ra thấy có mùi tanh, chua, khó chịu, không có mùi thơm thì

Mẹo bảo quản, dự trữ sữa mẹ an toàn bằng tủ lạnh, tủ đông

  • Tác giả: www.dienmayxanh.com
  • Đánh giá: 5 ⭐ ( 9344 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không mất đi giá trị dinh dưỡng, quan trọng là phải thực hiện đúng các công đoạn bảo quản. Tham khảo bài viết để hiểu hơn.

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ an toàn, khoa học.

  • Tác giả: www.beurer.vn
  • Đánh giá: 3 ⭐ ( 1548 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Nhiệt độ cao và vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng, enzyme , điều này khiến cho quá trình bảo quản sữa mẹ không được đảm bảo!

Bing help

  • Tác giả: support.microsoft.com
  • Đánh giá: 4 ⭐ ( 3341 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm:

Cách bảo quản sữa mẹ an toàn

  • Tác giả: www.vinmec.com
  • Đánh giá: 3 ⭐ ( 7403 lượt đánh giá )
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Hút sữa là cách để duy trì lượng sữa của mẹ và đảm bảo bé vẫn được uống sữa mẹ khi mẹ không có mặt bên cạnh cả ngày. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần phải biết cách bảo quản sữa sau khi được hút ra. Dưới đây là cách thức bảo quản sữa mẹ để bé vẫn có được một nguồn sữa mẹ dồi dào và đảm bảo chất lượng.

Xem thêm các bài viết khác thuộc chuyên mục: cách bảo quản

See more articles in the category: Cách bảo quản

Leave a Reply