Với những người miền Nam thì quả thốt nốt vô cùng quen thuộc, nhưng đối với người miền Bắc thì không nhiều người biết tới quả này. Vậy quả thốt nốt là quả gì?…

cách bảo quản thốt nốt tươi
Với những người miền Nam thì quả thốt nốt vô cùng quen thuộc, nhưng đối với người miền Bắc thì không nhiều người biết tới quả này. Vậy quả thốt nốt là quả gì, có tác dụng gì, ăn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Quả thốt nốt là quả gì? Nguồn gốc cây thốt nốt
Quả thốt nốt là quả gì?
Thốt nốt thuộc cây thân thẳng, thoạt nhìn trông giống cây cọ ở trung du Bắc Bộ nước ta hay gần giống với cây dừa, cao đến 30m và có tuổi thọ trung bình đến 20 – 30 năm, thậm chí là 100 năm… 1 cây thốt nốt cho từ 50 – 60 quả/vụ.
Quả thốt nốt kết thành từng chùm, to tròn cỡ quả dừa xiêm, vỏ màu tím sậm. Ruột có những ngăn múi (khoảng 3 – 5 múi), được phủ bên ngoài một lớp vỏ lụa mỏng, bên trong có cơm dày màu trắng, mềm dẻo giống như cơm trái dừa nước nhưng thơm ngon hơn, có vị bùi và béo khi còn non. Quả thốt nốt chín già ăn cứng hơn, phần thịt có màu vàng và mùi thơm như mít chín.
Nguồn gốc cây thốt nốt
Thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, nên bạn có thể bắt gặp thốt nốt ở nhiều nước bạn bè láng giềng như Campuchia, Lào, Indonesia,… Tại Việt Nam, thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh,… Thốt nốt có thể chịu hạn, ngập nước nhưng không thể chịu rét.
Thành phần dinh dưỡng trong quả thốt nốt
Quả thốt nốt không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong thốt nốt có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin C, B1, B2, B3, sắt, phốt pho, canxi và potassium.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Quả thốt nốt có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, kiện tỳ, giải nhiệt, dịch nhựa thốt nốt lên men có tác dụng bổ dưỡng. Trong Tây Y hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện quả thốt nốt mang một số tác dụng quan trọng sau:
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Hàm lượng kẽm và selen trong quả thốt nốt có vai trò ngăn chặn, chống lại những tổn thương của các tế bào do bị ảnh hưởng của các gốc tự do, phòng chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thường xuyên ăn quả thốt nốt cũng có tác dụng phòng tránh mắc các bệnh như ho, cảm cúm, cảm lạnh…
Phòng ngừa thiếu máu
Hàm lượng chất sắt và vitamin B trong quả thốt nốt tương đối lớn nên rất tốt cho người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
Giảm tình trạng đau nửa đầu
Các hoạt chất trong quả thốt nốt được nghiên cứu và đánh giá giúp giảm đau nửa đầu nhanh chóng. Nếu không có sẵn trái thốt nốt để ăn, bạn có thể mua đường thốt nốt sử dụng cũng mang lại tác dụng giảm đau rất tốt.
Giúp chắc khỏe xương khớp
Trong quả thốt nốt chứa hàm lượng canxi, chất khoáng, phốt pho tương đối nhiều – đây đều là các chất mang tác dụng làm chắc xương khớp và chắc răng.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Quả thốt nốt có chứa một loại chất xơ gọi là inulin. Loại chất xơ này có thể giúp kiểm soát vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa tốt và cải thiện tốc độ hấp thu khoáng chất cho cơ thể.
Ăn thốt nốt có khả năng làm sạch ruột hiệu quả bằng cách kích hoạt các enzym tiêu hóa nên nó cũng được dùng vào việc ngừa táo bón. Hơn nữa, tác dụng của quả thốt nốt còn là đảo thải độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.
Làm đẹp da
Quả thốt nốt chứa chất chống oxy hóa – chống lại các gốc tự do trong cơ thể và trì hoãn các dấu hiệu lão hoá như đốm đen và các nếp nhăn xuất hiện. Ngoài ra quả thốt nốt còn chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ các tế bào chống lão hoá và các vấn đề liên quan đến da.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Quả thốt nốt giá bao nhiêu?
Tùy vào từng vùng mà giá thốt nốt có sự khác biệt. Hiện nay trung bình giá 1 quả thốt nốt dao động từ 20 – 30 nghìn đồng/quả trọng lượng 400 – 800g. Trường hợp thốt nốt đã được tách hết vỏ, chỉ còn lại phần ruột (hạt ) thì giá trung bình từ 100 – 130 nghìn đồng/kg.
Quả thốt nốt ăn như thế nào?
Cách ăn quả thốt nốt rất đơn giản và dễ dàng. Bạn gọt sạch vỏ thốt nốt, tách bỏ lớp vỏ cứng, sau đó đến lớp vỏ lụa mỏng, tách từng múi thốt nốt màu trắng đục. Cắt thốt nốt thành miếng vừa ăn, cho nước thốt nốt vào, thêm đá nếu thích. Thốt nốt dai giòn, hoà cùng nước từ hoa thốt nốt thơm thơm ngòn ngọt, giúp giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng. Nếu không mua được nước thốt nốt thì chỉ cần cho ít đường vào phần trái đã sơ chế, thêm đá và trộn đều cũng ngon không kém. Nước thốt nốt chỉ trữ được trong vòng một ngày nếu để lâu sẽ có mùi chua, do đó mua về cần ăn ngay.
Các cách chế biến từ quả thốt nốt
Quả thốt nốt có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn, đổ uống bổ dưỡng:
Rượu thốt nốt
Chuẩn bị 10 -20 trái thốt nốt rửa sạch, gọt sạch vỏ, bổ đôi. Cho thốt nốt vào chậu làm bằng đất trong vòng 2-3 ngày. Sau thời gian ủ men sẽ cho loại rượu chua thốt nốt đặc trưng. Rượu thốt nốt thành phẩm có nồng độ rượu khoảng 10-12%. Nên uống rượu thốt nốt trong hoặc sau bữa ăn, mỗi lần chỉ nên uống 1 – 2 chén.
Đường thốt nốt
Phần nước được lấy từ cây thốt nốt chính là nước đường lỏng và được chế biến thành từng miếng đường thốt nốt màu vàng chúng ta hay mua về nấu ăn. Trung bình cứ 4 lít nước sẽ làm được 1kg đường. Thường tùy theo nhu cầu của khách hàng mà đường thốt nốt được tạo thành từng viên tròn cứng hoặc dạng đặc sệt trong các hũ nhựa.
Mứt thốt nốt
Bạn lựa chọn những trái thốt nốt không quá non, cũng không được quá già. Nếu sử dụng trái quá già, mứt làm ra sẽ bị cứng và rất khó ăn; nếu lựa trái non sẽ chảy nước, nhão dính.
Sau khi chọn được trái thốt nốt đủ chuẩn, công việc kế đến là tách lấy phần thịt bên trong, rửa sạch, cắt cơm đó thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Phần nguyên liệu được trộn với đường cát, theo tỷ lệ 1kg thốt nốt – 1/2kg đường.
Phần hỗn hợp được đặt lên chảo và sên đều. Đun cho đến khi hỗn hợp sôi thì bắt đầu giảm lửa nhỏ dần, dùng đũa đảo để vừa chín đều màu và không bị cháy. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đảo quá nhiều vì thốt nốt đang khô dần sẽ dễ bị gãy vụn. Trung bình, mỗi mẻ mứt phải sên trong khoảng thời gian từ 2-3 giờ.
Sau khi thành phẩm, thốt nốt sẽ từ màu trắng đục chuyển sang màu vàng đậm rất bắt mắt, mùi thơm đặc trưng. Trung bình cứ 4-5kg cơm thốt nốt tươi sẽ cho ra 1kg mứt.
Chè thốt nốt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 800g cùi thốt nốt
- 200g đậu xanh không vỏ
- 60g bột khoai, 50g bột báng
- 0.5 lít nước cốt dừa
- Nước cốt dừa 500 ml
- 1 thìa nước bột năng (pha bột năng và nước tỷ lệ 2-1)
- 200g đường thốt nốt
- Đường cát, muối…
Cách làm:
Cùi thốt nốt rửa sạch lại với nước và cắt thành các lát mỏng vừa ăn. Đường thốt nốt bạn dùng dao cắt nhỏ để khi nấu đường sẽ tan nhanh hơn.
Cho bột khoai và bột báng ngâm trong nước lạnh khoảng 2 tiếng cho bột khoai và bột báng mềm thì bạn cho bột khoai vào nồi nước sôi trước và nấu đến khi nước sôi lên lần nữa thì bạn cho bột báng vào. Luộc với lửa vừa trong khoảng 4 phút để bột khoai và bột báng mềm và trong suốt thì bạn vớt ra, để ráo.
Ngâm đậu xanh trong nước lạnh khoảng 3 tiếng cho đậu xanh mềm thì bạn vo sạch và cho vào nồi lớn cùng 1300ml nước lọc và 500ml nước dừa. Đậy nắp lại, nấu khoảng 8 phút đến khi nước sôi thì bạn dùng vá vớt bỏ đi lớp bọt trên bề mặt và nấu khoảng 15 phút cho hạt đậu xanh chín mềm, còn nguyên hạt.
Cho 500ml nước cốt dừa, 3 muỗng canh đường cát, 1/2 muỗng cà phê muối vào nồi, vừa nấu vừa khuấy đều với lửa vừa khoảng 3 phút cho nước cốt dừa sôi lên. Bạn cho 1 muỗng canh nước bột năng vào, khuấy đều, nêm nếm lại cho có độ ngọt vừa ăn, nấu thêm 1 phút nữa thì tắt bếp, để nguội.
Sau khi đậu xanh đã được nấu chín thì bạn cho thốt nốt đã được cắt mỏng cùng bột khoai và bột báng vào. Nấu và khuấy đều khoảng 10 phút với lửa vừa cho đến khi nước sôi thì bạn cho đường thốt nốt đã cắt nhỏ cùng 1/2 muỗng cà phê muối vào trộn đều và nấu khoảng 3 phút cho đường tan hết, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Thốt nốt rim đường
Chuẩn bị 1.5 kg cùi thốt nốt, 0.5kg đường thốt nốt chảy. Cùi thốt nốt bạn cắt thành các lát nhỏ vừa ăn. Sau đó cho cùi thốt nốt và đường thốt nốt vào chảo để rim, đến khi đường thốt nốt tan chảy hết thì cho thêm chút xíu muối trắng vào, vặn lửa nhỏ. Rim đến khi nước đường kẹo lại và cùi thốt nốt chuyển sang nâu trong, trung bình thời gian rim khoảng 1 tiếng.
Cách lấy nước thốt nốt
Thời điểm tháng 1 – tháng 3 hằng năm là giai đoạn cây thốt nốt cho ra thứ nước ngọt lịm cùng hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Đây được xem là sản vật thiên nhiên mà đất trời ban tặng cho người dân An Giang.
Công đoạn lấy nước thốt nốt vô cùng vất vả. Đầu tiên, người ta sẽ dùng một cái thang trèo lên ngọn cây thốt nốt.
Sau đó, dùng vỏ chai hoặc vỏ can nhựa làm vật hứng, buộc vào ngọn cây, hứng lấy thứ nước trong mà ngọt chảy ra từ hoa cây thốt nốt.
Nếu đúng mùa vụ thì một ngày người dân có thể thu được từ 80 – 700 lít nước thốt nốt.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Bảo quản quả thốt nốt
Cách bảo quản thốt nốt rim
Khi rim thốt nốt xong, bạn chia thành từng phần nhỏ rồi cho vào hũ hoặc hộp đựng thực phẩm (mỗi hũ khoảng 500gr) và đậy kín nắp.
Sau đó, mang bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm đơn giản này, chúng ta có thể giữ được hương vị ngọt thơm, sắc vàng bắt mắt của thốt nốt rim đến tận 1 tháng.
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Cách bảo quản thốt nốt tươi
Thông thường, hạt thốt nốt tươi trên thị trường đã được tách vỏ sẵn và vẫn còn giữ lại được lớp vỏ lụa. Vì thế khi mua về, bạn chỉ cần cho vào túi nilong buộc kín hoặc hộp đựng thực phẩm rồi mang đi bảo quản trong tủ lạnh.
Thốt nốt tươi có thể giữ được chất lượng, hương vị trong khoảng 7 ngày ở ngăn mát và khoảng 1 tháng ở ngăn đông. Khi dùng, bạn chỉ cần rã đông, gọt bỏ lớp vỏ lụa rồi mang đi chế biến là được.
Với thốt nốt tươi, chúng ta có thể dầm ăn trực tiếp với đá, đường hoặc dùng làm nguyên liệu cho các món chè, rau câu, món bánh,…
Hương vị ngọt thanh, tươi mát cùng độ giòn dai sần sật của thốt nốt chắc chắn sẽ là món ăn lý tưởng vào những ngày tiết trời nóng bức.
Trên đây là thông tin về cách lấy nước thốt nốt, cách bảo quản thốt nốt rim và thốt nốt tươi. Chúc các bạn thực hiện thành công và có những món ăn ngon với thốt nốt nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: https://Cokovietnam.vn/
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách chế biến thốt nốt tươi
- Cách bảo quản nước thốt nốt
- Mua quả thốt nốt tươi ở Hà Nội
- Cách pha đường thốt nốt
- Nước thốt nốt có tác dụng gì
- Cách rim thốt nốt
- Cách làm nước uống thốt nốt
- Nước thốt nốt có vị gì