Soạn bài Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm | 2022 Cokovietnam

Download.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu Soạn văn 8: Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Tài liệu được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây sẽ dành cho các em học sinh lớp 8, với mong muốn giúp học sinh có thêm tài liệu để chuẩn bị bài cho môn Ngữ văn.

Soạn văn 8: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm

Soạn văn Kể chuyện theo ngôi kể

I. Hướng dẫn chuẩn bị

1. Ôn tập về ngôi kể

Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a.

– Kể theo ngôi thứ nhất là: người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể nói trực tiếp cảm tưởng và suy nghĩ của mình.

Kể theo ngôi thứ ba là: các nhân vật được gọi bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi; người kể có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra xung quanh nhân vật.

See also  Cảm nhận Nói với con của Y Phương (12 mẫu) | 2022 Cokovietnam

b. Ví dụ về ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba trong một số tác phẩm văn học:

– Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão hạc…

– Kể theo ngôi thứ ba: Tức nước vỡ bờ, Đánh nhau với cối xay gió…

c. Việc thay đổi ngôi kể là để phù hợp với nội dung kể từ đó tạo cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn.

2. Chuẩn bị luyện nói

Đọc đoạn trích trong SGK và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)

Gợi ý:

Cần thay đổi một số như sau:

– Cách xưng hô: Các từ chỉ “chị Dậu” thay bằng “tôi”, “Anh Dậu” thay bằng “chồng tôi, thầy tôi…” (chú ý một số từ trong lời thoại).

– Các lời thoại có thể chuyển thành lời kể.

– Đan xen các câu miêu tả, biểu cảm về cảm xúc của chị Dậu (nhân vật tôi).

II. Luyện tập

Câu 1. Kể lại câu chuyện ở phần I. 2 theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe

Gợi ý:

Nghe đến đây, tôi vội vàng đặt con bé con xuống đất rồi chạy đến đỡ lấy tay hắn để van xin cho chồng mình. Nhưng tên cai lệ lại vừa chửi mắng vừa đánh tôi. Dù rất đau nhưng khi thấy hắn toan trói chồng mình, tôi tức quá không thể chịu được, liền liều mạng lớn tiếng cự lại:

– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

See also  TOP 14 dàn ý Tả đồ chơi lớp 4 hay nhất | 2022 Cokovietnam

Cai lệ nghe thấy thế tiến đến tát vào mặt tôi một cái, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh để trói chồng tôi. Tức lắm, tôi nghiến răng trừng mắt và bảo hắn:

– Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm dọa nạt vợ chồng tôi.

Đúng lúc đó thì người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, huơ gậy chực đánh tôi. Nhưng nhanh như cắt, tôi đã nắm ngay được cái gậy của hắn. Cả hai giằng co nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Không hiểu sao lúc này tôi lại không cảm thấy sợ hãi gì cả. Hai đứa trẻ con nhà tôi bỗng kêu khóc om sòm. Đang lúc tức giận lại nghe tiếng con khóc khiến tôi càng nóng hơn. Tôi liền túm lấy tóc của hắn, lẳng cho một cái khiến hắn ngã nhào ra thềm. Thật là thấy hả hê phải biết!

Câu 2. Kể lại một chuyến về thăm quê của em.

Gợi ý:

* Mở bài: Lí do về thăm quê, về quê với ạ (nghỉ hè, bố mẹ cho về quê chơi hoặc về thăm bà ngoại hay ông ngoại…)

* Thân bài:

– Cảm xúc của em trước khi được về quê: háo hức, mong đợi và vui vẻ…

– Quang cảnh của quê hương:

  • Cánh đồng lúa chín vàng, cây cối xanh tốt, đường phố sạch đẹp…
  • Không khí trong lành, mát mẻ và yên bình khác hẳn với thành phố tấp nập.
  • Mọi người ở quê đều thân thiện và nhiệt tình.
See also  Soạn bài Rút gọn câu (trang 14) | 2022 Cokovietnam

– Hoạt động của bản thân khi ở quê:

  • Về thăm ông bà ngoại
  • Cùng với đám trẻ con trong xóm đi thả diều, câu cá…
  • Được đi thăm thú chợ quê, thưởng thức những món ăn đặc sản của quê hương.

* Kết bài:

– Tình cảm dành cho quê hương: yêu mến, tự hào…

– Đây là một chuyến đi rất ý nghĩa, hy vọng có thể về quê nhiều hơn.

See more articles in the category: Văn học

Leave a Reply