Siro gạo với vị ngọt thanh tự nhiên, được dùng thay cho đường để đảm bảo sức khỏe và hệ tiêu hóa. Cùng vào bếp với Cokovietnam thực hiện ngay siro gạo thơm ngon bổ dưỡng làm gia vị thêm vào nhiều món ăn cho gia đình mình nhé!

siro gạo
Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng
1. Siro gạo lứt chứa ít chất dinh dưỡng
Mặc dù gạo lứt rất bổ dưỡng nhưng ở dạng siro lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Siro gạo lứt được sản xuất bằng cách cho gạo đã nấu chín vào các enzyme phá vỡ tinh bột thành các loại đường nhỏ hơn, sau đó lọc ra các tạp chất. Siro gạo lứt chứa ba loại đường maltotriose (52%), maltose (45%) và glucose (3%), trong đó maltotriose gồm ba phân tử glucose. Bên cạnh đó, siro gạo cũng có một lượng nhỏ khoáng chất như canxi và kali.
2. Có khả năng gây bệnh tiểu đường
Trong siro gạo lứt có chứa đường glucose và fructose. Fructose tuy không làm tăng lượng đường trong máu bằng glucose nhưng glucose có thể được chuyển hóa bởi mọi tế bào trong cơ thể, còn fructose chỉ có thể được chuyển hóa với lượng vừa phải bởi gan. Do đó, glucose không có tác động tiêu cực đến chức năng gan.
Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng lượng đường fructose quá mức có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản của bệnh tiểu đường tuýp 2. Lượng đường fructose cao có liên quan đến tình trạng kháng insulin, gan nhiễm mỡ và tăng mức chất béo trung tính.
3. Làm tăng đường huyết
Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo mức độ nhanh chóng của thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thực phẩm có GI cao có thể gây béo phì. Khi bạn ăn thực phẩm có GI cao, lượng đường trong máu và insulin tăng vọt dẫn đến đói và thèm ăn.
Theo cơ sở dữ liệu GI của Đại học Sydney, siro gạo lứt có chỉ số đường huyết rất cao: 98. Chỉ số này cao hơn nhiều so với đường ăn có GI 60 – 70 và cao hơn hầu hết các chất làm ngọt khác trên thị trường. Nếu bạn dùng siro gạo có thể dễ dàng dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.
4. Siro gạo lứt có chứa asen
Asen là một hóa chất độc hại thường được tìm thấy với lượng rất nhỏ trong một số loại thực phẩm, bao gồm cả siro gạo và gạo. Một nghiên cứu đã xét nghiệm hàm lượng asen trong siro gạo lứt, cũng như các sản phẩm được làm ngọt bằng siro gạo, bao gồm cả sản phẩm cho trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy có nồng độ của asen trong các sản phẩm siro gạo gấp 20 lần tổng nồng độ asen của các sản phẩm thông thường.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố rằng hàm lượng asen trong sản phẩm siro gạo lứt này quá thấp để gây hại. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm cho trẻ sơ sinh được làm ngọt bằng siro gạo lứt.
Tuy chưa có nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của siro gạo lứt, nhưng GI cao, ít chất dinh dưỡng và nguy cơ ô nhiễm asen là những nhược điểm của siro gạo lứt mà bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng những thực phẩm bằng các chất làm ngọt tự nhiên, ít calo, không làm tăng lượng đường trong máu để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Cách làm siro gạo nâu thơm ngon đơn giản dễ làm
Nguyên liệu làm Siro gạo nâu Cho 4 người
Gạo trắng 1 kg Bột mạch nha lúa mạch 250 gr
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Siro gạo nâu
-
Nấu cơm
Cho gạo vào nồi, vo gạo nhiều lần với nước lạnh cho đến khi nước trong.
Sau đó cho khoảng 1.2 lít nước vào nồi dùng tay dàn đều gạo xuống dưới mức nước. Đậy nắp lại và nấu ở lửa vừa cho đến khi gạo nổi bọt và bắt đầu sôi.
Bạn mở nắp nồi ra và dùng vá khuấy đều để đảm bảo cơm không dính vào đáy nồi.
Bạn đậy nắp lại và giảm nhỏ lửa, đun thêm 10 phút nữa để gạo nở và chín hoàn toàn. Cơm chín, bạn tắt bếp, dùng vá gỗ xới cơm tơi lên.
Mách bạn: Bạn có thể nấu cơm bằng nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian nha. -
Lên men bột lúa mạch
Cho 2 lít nước vào nồi cơm, dùng vá khuấy đều cơm. Nhiệt độ nồi cơm lúc này còn khoảng 70 độ C. Bạn cho 250gr bột mạch nha lúa mạch vào, trộn đều rồi đậy nắp lại ủ men khoảng 1 giờ.
Sau 1 giờ bạn mở nắp nồi dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơm, nhiệt độ lúc này khoảng 60 độ C.
Bạn bắc nồi lên bếp lại, mở lửa nhỏ để làm ấm cơm và dùng vá khuấy đều để cơm được nóng đều, khi nhiệt độ đạt khoảng 65 -75 độ C bạn tắt bếp, đậy nắp lại và tiếp tục ủ cơm thêm 1 giờ.
Quá trình để cơm lên men cần duy trì nhiệt độ cơm từ 65 -75 độ C trong vòng 6 tiếng vì vậy bạn sẽ lặp lại quá trình này thêm 5 lần nữa.
Khi quá trình lên men hoàn tất, hỗn hợp sẽ loãng hơn rất nhiều và có vị ngọt, cơm sẽ có độ sệt.
-
Lọc hỗn hợp nước gạo
Dùng 1 cái nồi sạch, đặt 1 cái rây lớn lên nồi. Sau đó dùng 1 tấm vải mùng lót lên rây.
Bạn khuấy đều hỗn hợp cơm sau đó múc vào tấm vải mùng, khuấy nhẹ để lọc nước cơm được nhanh hơn.
Tiếp đó, bạn túm các góc của tấm vải mùng lại nhấc hỗn hợp lên và vặt chặt để vắt hết phần nước còn lại.
-
Nấu siro
Phần nước cơm đã lọc xong, bạn cho vào nồi và đun ở lửa vừa khoảng 60 phút.
Sau đó bạn hạ lửa nhỏ và dùng vá khuấy đều thêm khoảng 20 phút cho đến khi sánh lại, bạn tắt bếp và để nguội hỗn hợp.
Mách bạn:- Khi nước cơm đã chuyển sang dạng sệt, bạn nên tắt bếp, không nấu nữa. Vì nấu lâu quá siro sẽ trở nên đặc lại, khi để nguội sẽ bị cứng giống kẹo.
- Nếu như bạn lỡ đun làm siro sánh đặc quá thì có thể pha loãng hỗn hợp với 1 ít nước và đun sôi lại, canh chỉnh độ sệt cho phù hợp và tắt bếp.
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
-
Thành phẩm
Siro gạo khi để nguội sẽ có độ sánh sệt vừa phải, không quá lỏng, cũng không quá đặc. Siro gạo với vị ngọt thanh tự nhiên mà còn rất bổ dưỡng.
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Cách bảo quản siro gạo
Bạn để siro nguội hoàn toàn. Sau đó cho siro vào lọ thủy tinh và bảo trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này bạn có thể bảo quản siro đến 3 tháng.
Siro gạo nâu thực sự rất dễ dàng thực hiện. Với công thức mà Cokovietnam mang tới, hi vọng bạn có thể tự tay làm siro gạo thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình mình nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: https://cokovietnam.vn/
Cokovietnam.vn cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Siro gạo hữu cơ Đức
- Tôm ngâm tương
- Gạo lứt giảm cân
- Cách làm tôm ngâm tương
- Gạo lứt cháy tỏi có giảm cân không
- Cơm chiên gạo lứt giảm cân